Thiết lập mô hình mô phỏng cho miền đồng bằng sông Cả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH MODFLOW MÔ PHỎNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT HẠ LƯU SÔNG CẢ (Trang 54 - 59)

i,j,k i,j,k-

3.2.2Thiết lập mô hình mô phỏng cho miền đồng bằng sông Cả

a. Thiết lập miền tính toán

Vùng nghiên cứu được giới hạn trên tờ bản đồ VN2000 bởi các tọa độ như sau: X: từ 527870 đến 585569

Y: từ 2051670 đến 2140322

b. Lưới của mô hình

Tọa độ X gốc của khu lập mô hình là 527807, chiều dài theo trục X là 57762m. Tọa độ Y gốc của khu lập mô hình là 2051670, chiều dài theo trục Y là 88652m.

Khu vực miền đồng bằng lưu vực sông Cả được rời rạc hóa thành các ô lưới tính toán để tích phân hệ phương trình cơ bản áp dụng trong mô hình MODFLOW nhằm mô phỏng các tầng chứa nước. Từ điều kiện số liệu về địa hình toàn bộ khu vực nghiên cứu được chia thành mạng lưới các ô với kích thước mỗi ô là 1km x 1km, cụ thể gồm 50 cột và 50 hàng với 2500 ô lưới. Những ô lưới không hoạt động là miền núi, gò đồi.

c. Cấu trúc các lớp của mô hình

Theo điều kiện địa chất thủy văn, tài liệu cột địa tầng các giếng khoan trong các phương án tìm kiếm thăm dò nước dưới đất, các kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn lưu vực nghiên cứu được tổng hợp thành 2 tầng chứa nước là qh và qp và 2 lớp cách nước.

Theo mặt cắt thẳng đứng, từ trên xuống dưới mô hình mô tả 4 tầng chứa và cách nước. Lớp 1 là tầng chứa nước Holocen. Lớp 2 là lớp tấm nước yếu hay còn gọi là lớp cách nước phân bố không liên tục. Lớp 3 là tầng chứa nước Pleistocen. Lớp 4 là lớp đá gốc được gán là lớp không hoạt động.

Cấu trúc địa chất thủy văn cho mô hình 3D được tạo ra từ dữ liệu địa tầng của 31 lỗ khoan quan trắc và 64 điểm cao độ địa hình. Độ cao lớp bề mặt và đáy của từng lớp được nội suy theo phương pháp Kriging bằng phần mềm Surfer.

c d

Hình 3.6 Bản đồ thể hiện đường đồng mức cao trình đáy các lớp

a) Bề mặt địa hình

b) Tầng chứa nước Holocen

c) Lớp cách nước

d) Tầng chứa nước Pleistocen

Cùng với các điểm độ cao, giá trị các đường đồng mức cao độ địa hình trên bản đồ được chuyển thành các điểm có độ cao tương ứng và tạo thành hình ảnh 3 chiều của bề mặt địa hình để nhập vào mô hình.

d. Điều kiện biên

- Biên bổ cập và bốc hơi: lượng mưa và bốc hơi được lấy dựa theo số liệu mưa trung bình tháng nhiều năm. Lượng nước mưa cung cấp thực tế cho tầng chứa nước khoảng 10 – 20% lượng mưa rơi thực tế quan trắc được. Dữ liệu bốc hơi cũng được lấy như trên, giá trị lượng bốc hơi ngầm được giới hạn ở chiều sâu 4m tính từ bề mặt địa hình.

- Biên phía Tây được gán cho tất cả các tầng là biên mực nước không đổi.

- Biên Phía Đông được gán cho tầng 2 và 3 là biên tổng hợp thể hiện mực nước trong mô hình chịu ảnh hưởng của một phần nước biển với độ cao mực nước trung bình là H = 0m.

- Biên phía Nam là biên tường chắn nước được gán cho tất cả các tầng để ngăn cản hướng chảy ngang của nước ngầm.

Hình 3.7 Điều kiện biên của mô hình e. Thông số thủy lực

Lớp 1 có hệ số thấm biến đổi từ 11,68 - 27,76m/ng. Lớp 2 có hệ số thấm rất nhỏ từ 0,001 – 0,01m/ng. Lớp 3 có hệ số thấm biến đổi từ 20 – 50m/ng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH MODFLOW MÔ PHỎNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT HẠ LƯU SÔNG CẢ (Trang 54 - 59)