Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích pleistocen (qp)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH MODFLOW MÔ PHỎNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT HẠ LƯU SÔNG CẢ (Trang 49 - 51)

i,j,k i,j,k-

3.1.3Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích pleistocen (qp)

Khu vực Nghệ An tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp) bố phần lớn thuộc địa bàn thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên, một phần của huyện Nam Đàn và Nghi Lộc. Tầng chứa nước bao gồm: các trầm tích hạt thô của hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13vp1), hệ tầng Hà Nội (Q12hn) và hệ tầng Hoằng Hoá (Q11hh). Khu vực Hà Tĩnh tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp) bao gồm các tập hợp hạt thô có nguồn gốc sông (aQ12-3) hệ tầng Yên Mỹ, sông biển, sông lũ (amQ11-2, apQ11-2) hệ tầng Nghi Xuân.Không lộ ra trên mặt, bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn.Nhiều nơi nằm trực tiếp lên nền đá gốc.Nó phân bố khá rộng rãi trong vùng nhưng không liên tục mà tạo thành những khu, những dải riêng có diện tích khác nhau. Có thể hình dung tầng qp được tạo thành trong những lòng chảo, những thung lũng rộng ở vùng đồng bằng và dọc theo các sông, suối cổ ở địa bàn Hà Tĩnh. Diện lộ của tầng này khoảng 300km2 chủ yếu khu vực Nghệ An.

Thành phần đất đá gặp ở các lỗ khoan phần trên thường là các hạt nhỏ, trung thô, phần dưới là cuội, sỏi, sạn, nhưng cũng có lỗ khoan chủ yếu cát hoặc chỉ gặp cuội, sỏi lẫn cát và không ít lỗ khoan cuội, sỏi có lẫn sét.

Độ sâu bắt gặp nhỏ nhất: 6m (LK 516 vùng Nam Đàn) và độ sâu bắt gặp lớn nhất: 73,2m (LK 4 vùng Cửa Lò - Cửa Hội). Chiều dày tầng thay đổi từ 3,0m (LK 508 vùng Nam Đàn) đến 62,1m (LK 15 vùng Cửa Lò - Cửa Hội) trung bình 27,30m.

Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu xếp vào tầng chứa nước mức độ chứa nước trung bình đến giàu nước.

Nguồn cung cấp: nguồn cung cấp cho tầngn qp là do mưa rơi thấm xuống. Ở vùng Vinh - Cửa Lò do phía trên có tầng cách nước khá dày, lượng mưa có thể

thông qua các "Cửa sổ địa chất thuỷ văn" cung cấp cho tầng. Đó có thể là nước mưa theo các khe nứt của các tầng đá gốc lộ ra thấm xuống, hoặc có thể do tầng cát chứa nước trên mặt phủ trực tiếp lên các đồi đá gốc nằm nông là nguồn cung cấp.

Mặt khác do có quan hệ thuỷ lực với nước Sông Cả (vùng Nam Đàn) cho nên Sông Cả cũng là một nguồn cấp quan trọng của tầng.

Miền thoát: miền thoát của tầng là biển và có thể cả sông Cửa Lò và Sông Cả ở phần gần biển.

Tầng chứa nước qp là tầng chứa nước áp lực, phong phú nước. Tuy nhiên tầng có vùng nhạt, lợ và mặn, cần nghiên cứu từng nơi áp dụng thích hợp cho các mục đích sinh hoạt ăn uống, chăn nuôi gia súc và thuỷ hải sản.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH MODFLOW MÔ PHỎNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT HẠ LƯU SÔNG CẢ (Trang 49 - 51)