- NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2016/NĐCP NGÀY 15/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ V/V QUY
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất
Giảm thiểu sự cố do cháy nổ
Để ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, thiệt hại về con ngưới, kinh tế do sự cố cháy nổ gây ra. Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị Dự án sẽ áp dụng các biện pháp như sau:
- Thiết lập vành đai cách ly cho khu tập kết nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (xăng, dầu DO,...) tại dự án. Theo đó, chỉ có bộ phận chuyên môn được ra vào khu vực này, đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng vật dụng gây phát sinh nhiệt lớn, lửa như: hộp quẹt, hộp diêm, hút thuốc lá, bếp ga…và áp dụng các biện pháp an toàn thiết bị điện (automat bảo vệ ngắn mạch và ngắn mạch chạm đất..) cũng như các biện pháp chống sét cho khu vực kho chứa.
- Trang bị các bình cứu hỏa cầm tay cho khu vực tập kết nhiên liệu tạm thời trên công trường xây dựng, để xử lý nhanh đối với các tình huống cháy nổ xảy ra. Các bình cứu hỏa cầm tay được đặt ở nơi dễ nhìn, dễ lấy.
- Bố trí đội ngũ bảo vệ trực 24/24h tại khu vực tập kết nguyên, nhiên, vật liệu để ngăn chặn mọi tình huống xấu xảy ra.
Giảm thiểu sự cố do tai nạn
1) Biện pháp đối với sự cố tai nạn lao động
Để ngăn ngừa, giảm thiểu những tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, gây thiệt hại về người, về kinh tế. Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị Dự án sẽ áp dụng các biện pháp như sau:
- Tất cả công nhân tham gia trên công trường xây dựng đều được học tập về các quy định về an toàn và vệ sinh lao động. Các công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc được huấn luyện và có chứng chỉ vận hành thiết bị.
- Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và thiết bị tiêu thụ điện (automat bảo vệ ngắn mạch và ngắn mạch chạm đất..), định kỳ kiểm tra mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy, chống sét, automat..) và có biện pháp thay thế kịp thời. - Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, công an PCCC,...
- Các thiết bị, máy móc phải được kiểm tra định kỳ.
- Phổ biến các tài liệu hướng dẫn thao tác vận hành máy móc an toàn.
- Có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ thi công cho những nơi cần làm việc vào ban đêm.
- Phải có rào chắn, các biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã hoặc điện giật. - Cung cấp đầy đủ trang, thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính hàn,... và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng.
- Công nhân phải đeo dây an toàn tại những nơi quy định.
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc của công nhân phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến quy định cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.
- Công nhân lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc, đường đi vững chắc. - Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống.
- Cấm công nhân đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn hay qua cửa sổ của các công trình đang thi công xây dựng.
- Công nhân không được đi dép lê hay đi dày có đế dễ trượt.
- Trước và trong thời gian làm việc nghiêm cấm công nhân uống rượu bia, hút thuốc lá. - Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.
- Lúc trời tối, trời mưa to, giông bão hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên công nhân không được làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, mái nhà từ 2 tầng trở lên.
2) Biện pháp đối với sự cố tai nạn giao thông
Sự cố tai nạn giao thông hoàn toàn phòng ngừa được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải để đảm bảo an toàn giao thông, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho công nhân điều khiển.
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giaiđoạn hoạt động