- NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2016/NĐCP NGÀY 15/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ V/V QUY
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘ
2.2.1. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật của KCN Thái Hòa
a. Thông tin chung về KCN Thái Hòa
− Chủ đầu tư: Công ty CP Phát triển Hạ tầng Sơn Việt
− Trụ sở: ấp Tân Hòa, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hoà, Long An − Điện thoại: 0723.759011 Fax: 0723.759015
− Website: www.thaihoa-ip.vn
KCN Thái Hòa với tổng diện tích khoảng 100 ha, tiếp nhận tất cả các loại hình công nghiệp trừ các ngành công nghiệp có độ ô nhiễm cao, khó xử lý như nhuộm, xi mạ, sản xuất cồn, sản xuất giấy từ phế liệu và tái sinh, tái chế.
b. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Thái Hòa
− Hạ tầng giao thông:
+ Hệ thống trục chính: Đường Đức Hòa 3: Rộng 36m, dài 11 km đi giữa KCN Thái Hòa. Đường Thầy Cai: Rộng 20m, dài 11km đi dọc theo kênh, ngang đầu KCN. + Giao thông nội bộ: KCN được quy hoạch với 4 trục đường chính (A, B, C, D) dài
2.000m, chạy song song kênh đào nhân tạo và 7 đường ngang dài 500m. Đường B-C rộng 44m và các con đường nội bộ rộng 18m, tạo thành hệ thống bàn cờ thuận tiện cho việc giao thông trong KCN. Hệ thống chiếu sáng được bố trí dọc theo các con đường, xen kẽ với các cây cọ dừa tạo cảnh quan đẹp cho KCN.
− Cấp điện: Nguồn điện được cung cấp từ Điện lưới quốc gia do Công ty Điện lực Đức Hoà - Long An cung cấp. Điện được cung cấp từ 3 trạm biến áp bao gồm Trạm biến áp 100 KV Đức Lập có công suất 63x2 MVA (cách KCN 2 Km), Trạm biến áp Đức Huệ có công suất 63 MVA (cách KCN 20 km), Trạm 220/110 KV Đức Hòa II có công suất 63 MVA (cách KCN 7 km) đang chuẩn bị đấu nối.
− Hệ thống cấp nước: Hệ thống nước sạch do công ty Phú Mỹ Vinh cung cấp với công suất 15.000 m3/ngày đêm. Chất lượng nước đảm bảo theo QCVN 01:2009 về Tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Hệ thống cấp nước sẽ tỏa khắp KCN để nhà đầu tư có thể đấu nối sử dụng.
− Thoát nước: hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước thải. Toàn bộ cống thoát nước được đặt dọc theo vỉa hè các trục đường, đảm bảo thu nước mưa từ mặt đường, vỉa hè và công trình.
− Hệ thống XLNT KCN Thái Hòa đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Long An kiểm tra và xác nhận theo Giấy xác nhận số 18/GXN-STNMT về việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án xây dựng KCN Thái Hòa. Cách tính khối lượng nước thải: bằng 80% lưu lượng nước cấp hoặc tính theo chỉ số đồng hồ đo lưu lượng nước thải (Nhà đầu tư tự trang bị). Tiêu chuẩn xử lý đầu ra: Theo QCVN 40:2011 (cột A), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
− Hiện trạng xử lý nước thải: Hiện tại KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đang hoạt động với công suất 2.000 m3/ngày. Quy trình xử lý nước thải của KCN Thái Hòa như sau:
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của KCN Thái Hòa Bể keo tụ, tạo bông bậc 2 Bồn lọc áp lực Bùn dư Bể lắng hoá lý bậc 2 Dòng vào Hố thu gom
Bể tạo keo tụ tạo bông Bể lắng bậc 1 Bể điều hòa Bể Aerotank Hóa chất PAC, Polymer Bùn dư Bùn tuần hoàn Bể lắng sinh học Bể chứa bùn Bể khử trùng Dòng ra Máy ép bùn Bùn khô Polymer Máy sục khí Máy sục khí Chlorine
Nguồn tiếp nhận (Kênh Thầy Cai)
− Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Thái Hòa như sau:
Bảng 2.9. Giới hạn tiếp nhận nước thải đầu vào KCN Thái Hòa
Stt Thông số Đơn vị Giới hạn quy định
1 pH - 5 – 9 2 BOD5 (20oC) mg/l 500 3 COD mg/l 750 4 Chất rắn lơ lửng mg/l 250 5 Asen mg/l 0,5 6 Thủy ngân mg/l 0,01 7 Chì mg/l 1 8 Crom VI mg/l 0,5 9 Crom III mg/l 2 10 Đồng mg/l 5 11 Cadimi mg/l 0,5 12 Kẽm mg/l 5 13 Niken mg/l 2 14 Mangan mg/l 5 15 Sắt mg/l 10 16 Thiếc mg/l 5 17 Tổng Nitơ mg/l 120 18 Tổng Photpho mg/l 50 19 Clo dư mg/l 2 20 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 21 Dầu mỡ ĐTV mg/l 30
22 Photpho hữu cơ mg/l 1
23 Photpho tổng số mg/l 8 24 Tetracloetylen mg/l 0,1 25 Tricloetylen mg/l 0,2 26 Amoniac mg/l 10 27 Florua mg/l 5 28 Phenola mg/l 1 29 Sunlfua mg/l 1 30 Xyanua mg/l 0,2 31 Tổng hoạt động phóng xạ α Bq/l - 32 Tổng hoạt động phóng xạ β Bq/l - 33 Coliform MPN/100ml - 49
(Nguồn: Công ty CP Phát triển Hạ tầng Sơn Việt, 2015)
2.2.2. Hiện trạng hoạt động của KCN Thái Hòa
Hiện nay, KCN Thái Hòa đã hoàn thành giai đoạn 2 trên 4 giai đoạn đầu tư. Sau 10 năm hoạt động, KCN đã thu hút được 38 dự án đầu tư (trong đó 24 dự án đã đi vào hoạt động) tương đương với tỷ lệ lấp đầy khoảng 49%. Tổng diện tích đất đã chuyển nhượng, cho thuê là 36,52 ha, chiếm 49% diện tích đất thuê. Một số ngành nghề đã được đầu tư trong KCN Thái Hoà gồm có: sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản xuất giấy, bao bì giấy từ phế liệu, thức ăn gia súc, dây thừng từ hạt nhựa, túi sách, …
Đối với hiện trạng hoạt động của trạm xử lý nước thải tập trung: Công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Thái Hòa là 2.000 m3/ngày. Lưu lượng nước thải đổ về trạm xử lý hiện nay tối đa khoảng 200 m3/ngày, đạt khoảng 10% công suất. Do đó hệ thống XLNT KCN Thái Hòa hoàn toàn có khả năng tiếp nhận nước thải từ Công ty TNHH TM DV SX LUVINA.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG
Đây là Dự án đầu tư nâng công suất nằm trong KCN Thái Hòa. Hiện tại, nhà máy chưa đi vào hoạt động, hiện đang trong giai đoạn tập kết máy móc thiết bị để chuẩn bị lắp đặt dây chuyền sản xuất. Vì vậy, Báo cáo này chỉ tập trung đánh giá tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và giai đoạnhoạt động của dự án.
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị
A. Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất thực hiện trong thời gian khoảng 2 tuần sẽ tạo ra những nguồn gây ô nhiễm cho môi trường trong khu vực và các vùng lân cận. Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn này được mô tả trong bảng sau:
Bảng 3. 1. Các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị STT Nguồn gây tác động Hoạt động phát sinh 1 Bụi và khí thải
− Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc. − Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy bitume....
2 Nước thải − Hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng. − Nước rửa phương tiện, máy móc
3 Chất thải rắn
− Hoạt động tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu. − Các hoạt động lắp đặt, vệ sinh máy móc, trang thiết bị. − Hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng
4 Chất thải nguy hại
− Các hoạt động lắp đặt, vệ sinh máy móc, trang thiết bị.
− Xe tải vận chuyển nguyên, vật liệu như: vật liệu xây dựng, cát, đá, sơn, xăng dầu.
− Các thùng chứa sơn, xăng dầu.
Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị của Dự án, có thể xác định đối tượng bị tác động và quy mô tác động chính như sau:
Bảng 3. 2. Đối tượng, quy mô bị tác động giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị
Đối tượng bị
tác động Nguồn gây tác động Không gianQuy mô tác độngThời gian
Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
1. Môi trường không khí khu vực dự án
− Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông, từ các máy móc phục vụ cho công tác lắp đặt dây chuyền SX
− Khu vực sinh hoạt công nhân xây dựng. − Khu vực nội vi dự án. − Trong thời gian lắp đặt dây chuyền SX khoảng 2 tuần. 2. Môi trường đất khu vực dự án − Dầu mỡ thải phát sinh chủ yếu từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển. − CTRSH, CTNH. − Toàn bộ diện tích khu vực dự án. − Trong thời gian lắp đặt dây chuyền SX khoảng 2 tuần. 3. Môi trường nước khu vực dự án
− Nước thải sinh hoạt phát sinh do hoạt động của công nhân.
− Nước rửa xe vận chuyển máy móc, thiết bị. − Hệ thống Kênh gần dự án. − Trong thời gian lắp đặt dây chuyền SX khoảng 2 tuần. 4. Công nhân trực tiếp thi công. − Chất thải khí, bụi từ quá trình thi công. − Nước thải gây mùi hôi. − Trong phạm vi khu vực dự án. − Trong thời gian lắp đặt dây chuyền SX khoảng 2 tuần. 5. Các nhà máy trong khu công nghiệp − Chất thải khí, bụi từ quá trình vận chuyển máy móc thiết bị
− Khu vực thi công lắp đặt dây chuyền SX − Trong thời gian lắp đặt dây chuyền SX khoảng 2 tuần. 52
1) Đánh giá tác động do bụi và khí thải
Dự án được thực hiện tại nhà xưởng xây dựng sẵn với diện tích 1.440 m2 . Trên khu đất dự án hiện hữu có các hạng mục công trình như sau: nhà xưởng, hệ thống PCCC tự động, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống cấp nước, nhà vệ sinh công cộng, nhà xe. Do đó, nguồn phát sinh bụi chủ yếu do các phương tiện GTVT vận chuyển máy móc thiết bị lắp đặt dây chuyền sản xuất và lượng bụi phát tán tại chỗ trong quá trình thi công.
Đánh giá tác động do bụi và khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển máy móc thiết bị
Ước tính có khoảng 2 lượt xe/ngày vận chuyển máy móc thiết bị phục vụ lắp đặt dây chuyền sản xuất ra vào dự án. Với chiều dài vận chuyển khoảng 30 km, với tổng khoảng thời gian thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất là 2 tuần.
0,7 0,5 365 1,7 12 48 2,7 4 365 s S W w p L= k × × × × − ÷ ÷ ÷ ÷ ÷ (3-1)
Trong đó: L : hệ số ô nhiễm (kg/lượt xe/km) k : kích thước hạt: 0,2
s : độ dày của lớp bụi phủ bề mặt đường: 8,9% S : tốc độ trung bình của xe: 20 km/h
W : trọng lượng có tải của xe: 3-5 tấn w : số bánh xe: 6 bánh
p : số ngày mưa trong năm: 180 ngày
Trung bình nếu di chuyển 1 km đường thì lượng bụi sinh ra do vận chuyển khoảng 0,162 kg/lượt xe/km.
Mặt khác tải lượng ô nhiễm: Q = L * d
Với L là hệ số ô nhiễm; d là quãng đường vận chuyển khoảng 30 km.
Như vậy, lượng bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển này: 0,162 x 2 x 30 = 9,72 kg bụi/ngày.
Trong khoảng thời gian thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất là 2 tuần, lượng bụi phát sinh trong quá trình này là: 9,72 x 14 = 136 kg.
Bảng 3. 3. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng và máy móc (xe tải động cơ Diesel 3,5 – 16 tấn)
Stt Chất ônhiễm Hệ số ô nhiễm(kg/1.000 km) Tổng chiều dài tính toán(1.000 km) Tải lượng trung bìnhngày (kg/ngày) 01 Bụi 0,9 60 0,054 02 SO2 4,29 S 60 0,013 03 NOx 11,8 60 0,708 04 CO 6 60 0,36 05 VOC 2,6 60 0,156
Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong dầu DO (S=0,05%)
Với tải lượng khí thải tính toán ở trên tương đối thấp, tính trên toàn bộ 60 km/ngày thì mức độ tác động là tương đối thấp. Tuy vậy, với lượng gia tăng lưu lượng xe tải chuyên chở khoảng 2 lượt/ngày thì ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường lân cận khu vực dự án. Tuy nhiên, chủ dự án cũng sẽ có biện pháp bố trí lịch xe chuyên chở hợp lý và có các biện pháp giảm thiểu nguồn thải tới mức thấp nhất có thể.
Bụi có thể làm giảm chức năng hô hấp, các bệnh ngoài da, các bệnh về mắt…, tác động mạnh và chủ yếu nhất là công nhân trực tiếp tham gia xây dựng Dự án. Quá trình vận chuyển làm tăng thêm mật độ giao thông trên các tuyến đường, đồng nghĩa sinh ra một lượng bụi tương đối bám vào cây cối, nhà dân dọc theo tuyến đường và làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây xanh. Tuy nhiên, do thời gian vận chuyển ngắn, và trong quá trình vận chuyển các xe chở nguyên vật liệu được che chắn cẩn thận nên sẽ giảm được tác động do lượng bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển tới dân cư trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu. Đồng thời chủ đầu tư tuân thủ việc phủ bạt xe vận chuyển, rửa xe... nên lượng bụi phát sinh sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Đánh giá tác động của khí thải từ các hoạt động cơ khí
Trong quá trình hàn các kết cấu thép, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện các vật liệu kim loại được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3. 4. Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại
Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)
2,5 3,25 4 5 6 Khói hàn (có chứa các chất ô nhiễm khác) (mg/1 que hàn) 285 508 706 1.100 1.578 CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50 NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70 54
Nguồn: Phạm Ngọc Đăng (2000), Môi trường không khí, NXB KHKT
Tải lượng khí thải từ công đoạn hàn được dự báo là không cao so với các nguồn ô nhiễm khác nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người thợ hàn. Chủ đầu tư cần trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng xấu đến với công nhân lao động.
Sự khuếch tán chất ô nhiễm trong không khí còn tùy thuộc vào thời gian phát thải, nồng độ phát thải và mức độ nhạy cảm của môi trường.
+ Bụi còn phát sinh từ giai đoạn hoàn thiện công trình như mài, chà láng, sơn nước. Các loại bụi này thường là bụi ximăng, có kích thước nhỏ và đi thẳng vào phổi người công nhân gây ra các bệnh về phổi nếu không có các thiết bị bảo hộ lao động.
+ Khí thải còn phát sinh từ các máy gia công hàn cắt kim loại. Khí hàn kim loại rất độc đối với người công nhân nếu hít phải thường xuyên.
+ Các giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị như xây dựng hệ thống cấp điện cũng gây những ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thi công như bụi cát, bụi xi măng, …
Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 3. 5. Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
Stt Chất gây ô nhiễm Tác động
01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
02
Khí axít (SOx, NOx)
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu
- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzon 03
Oxyt cacbon (CO) - Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến thành
cacboxyhemoglobin 04 Khí cacbonic (CO
2) - Gây rối loạn hô hấp phổi