Giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy phân bón (Trang 96 - 103)

- NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2016/NĐCP NGÀY 15/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ V/V QUY

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.1.2. Giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình hoạt động

A. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

1) Giảm thiểu ô nhiễm không khí

Khi đi vào hoạt động, các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, khí thải do hoạt động sản xuất (công đoạn nghiền, trộn, tạo hạt); bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy để giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:

Khống chế bụi và khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm

Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm có tính chất là phân tán, tác động không liên tục và nồng độ không cao. Để khống chế nguồn ô nhiễm này, một số biện pháp khống chế hiệu quả mà Công ty áp dụng đó là:

– Xây dựng chế độ chạy của xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm hợp lý. Xe khi vào đến khu vực dự án phải chạy chậm với tốc độ cho phép, trong thời gian bốc dỡ nguyên liệu và sản phẩm không nổ máy.

– Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực tập kết nguyên liệu, khu vực kho để hạn chế tối đa bụi phát tán từ mặt đất.

– Trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang chống bụi, mắt kính chuyên dùng, găng tay,… cho công nhân bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm.

– Trồng cây xanh trong các khu vực nhà máy, trên các tuyến đường nội bộ và khu bãi nhận nguyên liệu vì cây xanh có tác dụng điều hòa vi khí hậu và khống chế bụi rất hiệu quả. Hiện nay diện tích trồng cây xanh chiếm khoảng 20% tổng diện tích khu đất.

– Vệ sinh quét dọn thường xuyên khuôn viên Nhà máy để thu gom bụi.

– Các phương tiện giao thông phải được bảo trì và thay thế nếu không còn đảm bảo kỹ thuật.

Khống chế ô nhiễm bụi từ công đoạn nghiền,trộn và tạo hạt của quá trình sản xuất phân bón dạng hạt và dạng bột

* Biện pháp chung

Nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí nhà máy sản xuất phân bón chủ dự án sẽ áp dụng quy trình quản lý, giảm thiểu như sau:

− Dự án sử dụng quy trình sản xuất với công nghệ khép kín từ khâu nhập liệu, phối trộn đến đóng gói thành phẩm. Máy móc thiết bị hoạt động tại dự án là các thiết bị mới, hiện đại, được thiết kế nhằm giảm thiểu tối đa nguyên liệu thất thoát, đồng thời hạn chế tối đa phát thải.

− Lắp đặt hệ thống cấp gió, thông gió bằng quạt mát, quạt thông gió cho các khu vực sản xuất cần thiết.

− Lắp đặt, bố trí máy móc, thiết bị hợp lý và sẽ thường xuyên bảo trì thiết bị, tránh tình trạng hoạt động quá tải của thiết bị gây ảnh hưởng đến môi trường.

− Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho CBCNV của nhà máy theo quy định bao gồm: quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, giầy, mũ bảo hộ. Đồng thời giám sát, nhắc nhở việc sử dụng dụng cụ bảo hộ trong quá trình làm việc phù hợp với từng khu vực sản xuất.

− Tổ chức vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh máy móc thiết bị theo quy định sản xuất. * Phương án thu gom và xử lý

Khi quy hoạch phương án xử lý bụi từ dây chuyền SX phân bón dạng hạt và dạng bột, chủ dự án hướng tới phương án thu hồi được nguồn nguyên liệu thất thoát, nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời xử lý, giảm thiểu được tối đa nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải 1 cách hiệu quả nhất.

Dây chuyền sản xuất phân bón dạng bột, dạng hạt:

− Khu vực trộn, nén hạt phân bón dạng bột được bố trí đầu hút bụi bằng ống mềm d=150mm gắn trực tiếp vào các thiết bị phát sinh bụi, một đầu đấu nối về đường ống hút bằng thép CT3 dày 1,5mm, đường kính d=150-350mm tùy đoạn dẫn về đường ống chính của hệ thống thu gom bụi tập trung để dẫn về hệ thống cyclon thu hồi bụi phân bón.

− Đối với khu vực đóng gói phân bón dạng bột được bố trí trong phòng kín, lắp đặt bằng nhôm - kiếng, có hệ thống quạt cấp khí và hút khí nhằm hạn chế bụi phát sinh từ công đoạn này ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất khác trong nhà xưởng. Tại buồng đóng gói các sản phẩm dạng bột có bố trí chụt hút, thu gom bụi trong buồng đóng gói về hệ thống thu gom bụi tập trung để dẫn về hệ thống cyclon thu hồi bụi phân bón.

Để giảm thiểu lượng bụi phát sinh từ công đoạn nghiền, trộn, tạo hạt chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống xử lý bụi theo sơ đồ công nghệ như sau:

Buống lắng

trọng lực Cyclon Lọc túi

Bụi

Ống khói Môi trường

Bụi Bụi

Khí thải, bụi

Hình 4. 1. Sơ đồ công nghệ dây chuyền xử lý bụi từ công đoạn nghiền, trộn và tạo hạt

Thuyết minh:

Bụi từ các công đoạn nghiền, trộn, tạo hạt sau khi được thu gom bằng quạt hút sẽ được đưa vào buồng lắng trọng lực để tách hạt bụi có kích thước 10µm ÷ 50µm. Sau đó, dòng khí thải chứa bụi được đưa vào cyclon để tách toàn bộ bụi có kích thước 0,5µm ÷ 10 µm và cuối cùng dẫn qua hệ thống lọc bụi túi vải (trong đó có vật liệu lọc) để tách toàn bộ các hạt mịn (kích thước dưới 0,5µm) còn lại trước khi thải ra ngoài theo ống khói đảm bảo đạt QCVN 21:2009?BTNMT (Cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học.

Toàn bộ bụi được thu gom từ hệ thống xử lý bụi sẽ được tận thu để tái sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất.

Nguyên tắc của lọc bụi túi vải: các hạt bụi bị giữ lại phía trên hoặc trong vật liệu lọc. Dưới tác dụng của lực quán trính, lực khuếch tán, lực điện trường... chúng sẽ được định kỳ tách ra khỏi vật liệu lọc bằng cách lắc, rung hoặc thổi dòng khí sạch ngược chiều.

Vật liệu được sử dụng làm vật liệu lọc là sợi tổng hợp (polyamit, teflon, nilon, polyeste...).

Phương pháp lọc bụi túi có thể lọc được bụi có kích thước nhro hơn 0,5µm. Hiệu suất cao (trong nhiều trường hợp đạt được 99,9%). Vật liệu lọc có thể chịu được nhiệt độ cao trên 4000C.

Kích thước các thiết bị trong sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi từ các công đoạn nghiền, trộn, tạo hạt được tính toán như sau:

Kích thước buồng lắng trọng lực: L x B x H = 1m x 0,5m x 0,5m.

Hiệu suất xử lý bụi của buồng lắng trọng lực trung bình là 50% (Nguồn: GS.TS Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, 2009).

Kích thước cyclon: Chiều rộng cửa khí vào 0,2m, chiều cao cửa khí vào 0,4m; đường kính thân cyclon 0,5m; chiều cao thân hình trụ của cyclon 1,2m; đường ống dẫn khí ra 0,4m; chiều cao ống dẫn khí ra 0,5m; đường kính ống thải bụi 0,2m.

Hiệu suất xử lý bụi của cyclon là 75% (Nguồn: GS.TS Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, 2009).

Kích thước thiết bị lọc bụi túi vải: L x B x H = 1,5m x 1m x 1m. Tổng diện tích bề mặt túi lọc 20m2, đường kính 1 túi 10cm, dài 1,2m, số lượng túi 5 túi, khoảng cách giữa các túi 10cm.

Hiệu suất xử lý bụi của thiết bị lọc bụi túi vải là 98%.

Như vậy, đối với hệ thống xử lý bụi từ công đoạn nghiền, trộn, tạo hạt, hiệu suất xử lý sẽ là: H = 1-(1-0,5)x(1-0,75)x(1-0,98) = 99,75%.

Khống chế tiếng ồn

Nhìn chung, quá trình sản xuất phân bón tại nhà xưởng ít gây tác động ồn, rung. Tiếng ồn, rung chỉ có phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ra vào nhà xưởng. Tuy nhiên, chủ dự án sẽ bố trí công việc tiếp nhận nguyên vật liệu trong giờ hành chính để giảm tối đa các tác động ồn rung đến sức khỏe của công nhân và người dân trong thời gian nghỉ ngơi.

Các biện pháp đảm bảo vi khí hậu

Để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao tới sức khỏe của công nhân lao động trong khu vực Dự án, Công ty chú ý một số biện pháp như sau :

– Sử dụng các biện pháp thông gió tự nhiên đảm bảo sự thông thoáng cho các khu nhà xưởng.

– Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các hệ thống có phát ra nhiệt để phát hiện ra những sai phạm và kịp thời sửa chữa.

– Trồng cây xanh xung quanh dự án để góp phần điều hòa không khí, cải thiện các điều kiện vi khí hậu trong Nhà máy.

2) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

Biện pháp xử lý nước thải của dự án được đề xuất như sau:  Nước thải sinh hoạt

Theo tính toán tại Chương 3, khi dự án hoạt động ổn định lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 1,6 m3/ngày. Trong đó:

- Nước thải từ nhà vệ sinh được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn hiện hữu của dự án trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

- Nước rửa tay chân dẫn trực tiếp về hệ thống xử lý nước thải của dự án. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại như sau :

Hình 4. 2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại

Bể tự hoại là công trình đồng làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Bể có 3 ngăn, nước thải trước tiên đi qua ngăn thứ nhất, phần lớn các cặn sẽ được lắng xuống và phân huỷ kỵ khí. Sau đó nước thải qua ngăn lắng thứ 2, tại đây các cặn lơ lửng tiếp tục phân huỷ kỵ khí.

Vị trí bể tự hoại được bố trí trên bản vẽ tổng mặt bằng của dự án được đính kèm vào phụ lục 2 của báo cáo này.

Theo tài liệu từ “Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiển” của PGS.TS Nguyễn Việt Anh, thông số kích thước của bể tự hoại của Dự án có thể tính toán như sau:

W = Wn + Wb

− Wn : thể tích nước của bể, lấy bằng 2/3 thể tích phần bùn của bể (m3) − Wb : thể tích bùn của bể (m3), được tính theo công thức sau:

Wc = [a.T.(100 – W1).b.c]N/[(100 – W2).1000] Trong đó:

+ a: Lượng cặn trung bình của một người thải ra: 0,7 – 0,8 lít/ngày.

+ b: Hệ số kể đến khả năng giảm thể tích cặn khi lên men: 0,7 (giảm 30%)

+ c: Hệ số kể đến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn để duy trì vi sinh vật giúp cho quá trình lên men cặn được nhanh hơn: 1,2 (để lại 20%)

+ N: Số người mà bể phục vụ, N = 35 người. + T: Thời gian giữa hai lần lấy cặn, 180 – 240 ngày

+ W1, W2: Độ ẩm cặn tươi vào bể và của cặn khi lên men, tương ứng là 95% và 90%.

Wb = 0,8 x 240 x (100 - 95) x 0,70 x 1,2 x 35/(100– 90) /1000= 5,6 m3

Wn = 5,6 x 2/3 = 3,8 m3

Như vậy dung tích của bể tự hoại cho Dự án là : W = 5,6 + 3,8 = 9,4 m3

Hiện nay nhà xưởng cho thuê có đầu tư xây dựng sẵn bể tự hoại với dung tích 30 m3, vậy đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho số lượng CBCNV của dự án là 35 người.

Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của dự án khá thấp chỉ 1,6 m3/ngày nên được thu gom về trạm XLNT tập trung của KCN Thái Hòa để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là Kênh Thầy Cai.

Nước thải sản xuất

Trong quá trình sản xuất phân bón không phát sinh nước thải. Nước thải chỉ phát sinh từ quá trình vệ sinh sàn nhà xưởng và vệ sinh thiết bị sản xuất. Định kỳ 3 ngày vệ sinh sàn nhà xưởng 1 lần, ước tính dùng khoảng 0,5 m3 nước/1 lần vệ sinh. Nước dùng vệ sinh thiết bị sản xuất khoảng 0,5 m3/ngày. Tổng lượng nước vệ sinh sàn nhà xưởng và thiết bị sản xuất trung bình khoảng 0,7 m3/ngày.

Vậy tổng lưu lượng nước thải phát sinh của dự án bao gồm nước thải sinh hoạt và nước vệ sinh sàn nhà xưởng, thiết bị sản xuất là 2,3 m3/ngày. Lượng nước nhỏ này thu gom bằng hệ thống cống nội bộ trong nhà xưởng về hố thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Thái Hòa để xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

Hình 4. 3. Sơ đồ tổng hợp xử lý nước thải của dự án

Hợp đồng dịch vụ xử lý nước thải số 03/HĐ-VS/16 ngày 18/1/2016 giữa Công ty CP phát triển hạ tầng Việt Sơn và Công ty TNHH TM DV SX LUVINA được đính kèm vào phụ lục 1.

3) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày không nhiều. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chính là các chất hữu cơ. Rác thải này được thu gom, lưu trữ trong các thùng chuyên dụng sau đó được đơn vị có chức năng đến thu gom và chuyển đến bãi rác tập trung của khu vực để xử lý.

Số lượng thùng chứa CTRSH: với quy mô, đặc điểm của dự án, số lượng thùng chứa rác thải sinh hoạt cần thiết khoảng 3 thùng với dung tích mỗi thùng là 50 lít và được bố trí như sau:

- Khu vực nhà điều hành: bố trí 01 thùng rác;

Đạt tiêu chuẩn xả thải và xả ra nguồn tiếp nhận (Kênh Thầy Cai)

Nước thải

nhà vệ sinh Nước rửa tay chân Nước thải vệ sinh sàn nhà xưởng, thiết bị sản xuất

Bể tự hoại

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

Hố thu gom NTSH Hố thu gom NTSX

- Khu vực nhà ăn tập thể: bố trí 01 thùng rác; - Khu vực nhà xưởng: bố trí 01 thùng rác;

Hiện nay, Công ty TNHH Phi Đại Lộc thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt cho các nhà máy trong Khu công nghiệp Thái Hòa.

Chất thải rắn sản xuất không nguy hại

- Đối với bao bì nguyên liệu thải: bao bì nguyên liệu phát sinh sau quá trình SX trong ngày được thu gom và sếp gọn vào khu vực kho chứa nguyên liệu. Lượng bao bì thải này sẽ được bán cho các đơn vị có nhu cầu mua về để tái sử dụng. Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn lượng chất thải phát sinh này. Định kỳ thu mua khoảng 1 tuần/lần.

- Đối với bụi thu gom từ hệ thống xử lý bụi: Bụi thu gom từ hệ thống xử lý bụi của dây chuyền sản xuất phân bón dạng hạt và dạng bột sẽ được tái sử dụng như nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất mà không thải bỏ đi.

Chất thải rắn nguy hại

Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động của Nhà máy chủ yếu là ống mực in thải, pin ắc quy, bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu mỡ, cặn dầu mỡ,…

CTNH được thu gom hàng ngày và chứa trong nhà lưu trữ chất thải nguy hại, các CTNH được đóng gói, bảo quản theo chủng loại trong các bồn, thùng chứa, bao bì chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật, bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi hoặc phát tán ra môi trường.

CTNH được dán nhãn bao gồm các thông tin như: Tên CTNH, mã CTNH theo danh mục CTNH, tên và địa chỉ của chủ nguồn thải, mô tả về các nguy cơ do chất thải có thể gây ra, có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6707 – 2000 về “Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”, ngày bắt đầu được đóng gói, bảo quản.

Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH theo đúng quy định. CTNH phát sinh từ hoạt động của Nhà máy được quản lý đúng theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý Chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

B. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

1) Nước mưa chảy tràn

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy phân bón (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w