BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy phân bón (Trang 92 - 96)

- NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2016/NĐCP NGÀY 15/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ V/V QUY

4.1.BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

4.1.BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

CỦA DỰ ÁN

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn lắp ráp máy móc, thiết bị của dây chuyền sản xuất

Chủ đầu tư sẽ yêu cầu các nhà thầu lắp đặt dây chuyền sản xuất thực hiện các giải pháp giảm thiểu được đề xuất dưới đây và được coi là một điều kiện bắt buộc trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Ngoài ra, trong quá trình lắp đặt, chủ đầu tư sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện của các nhà thầu. Các nhà thầu sẽ chịu các hình thức xử phạt về kinh tế của chủ đầu tư, đồng thời cùng với chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cũng như pháp luật.

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động liên quan đến chất thải cũng như các tác động không liên quan đến chất thải gây ra cho môi trường, con người và sinh vật trong giai đoạn thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất của Dự án. Các giải pháp được đề xuất cụ thể như sau:

A. Giảm thiểu tác động xấu có liên quan đến chất thải

(1). Biện pháp giảm thiểu liên quan đến khí thải, bụi

- Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng tại khu vực dự án, phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

- Xe vận chuyển và các máy móc sử dụng luôn được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi trường. Không dùng các phương tiện vận chuyển quá cũ và không chuyên chở nguyên vật liệu, thiết bị quá tải.

- Phân phối lượng xe vận chuyển ra vào khu vực Dự án, điều tiết các máy móc làm việc phù hợp tránh làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí.

- Tính toán và sử dụng hợp lý phương tiện vận tải giảm thiểu lượng khí thải phát sinh và tiếng ồn.

- Không đốt các loại chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, bao bì, lốp xe, dầu mỡ, giẻ dính dầu mỡ) trên công trường xây dựng mà sẽ thu gom tập trung và đem đổ đúng nơi quy định.

- Các biện pháp áp dụng nêu trên đảm bảo hàm lượng bụi và khí thải phát sinh từ giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị Dự án sẽ đạt tiêu chuẩn theo QCVN 05:2013/BTNMT.

(2). Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải

Các nguồn nước thải gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt. Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước được đề xuất bao gồm:

a) Đối với nước thải sinh hoạt

Trong giai đoạn thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất, 5 công nhân viên thi công lắp đặt máy móc, thiết bị sẽ sử dụng nhà vệ sinh có sẵn của nhà xưởng với kết cấu bể tự hoại 3 ngăn phụ vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân thi công.

Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào hệ thống đường ống thoát nước thải.

Các biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải sinh họat của công nhân trên công trường xây dựng nêu trên đảm bảo lượng nước thải sinh hoạt phát sinh không gây ảnh hưởng đến môi trường.

b) Nước mưa chảy tràn

+ Trong quá trình thi công lắp đặt máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất, nước mưa chảy tràn sẽ được thu gom vào hệ thống cống và rãnh thoát nước mưa có sẵn của nhà xưởng cho thuê. Đồng thời trên các tuyến cống và rãnh thoát nước có bố trí hố ga để thu gom cặn. Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng bằng hệ thống cống bê tông cốt thép chịu lực đúc sẵn đường kính từ Ø300.

+ Không tập trung các loại nguyên, nhiên vật liệu gần kề hệ thống thoát nước. + Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông, không để rác thải sinh hoạt, nhiên liệu dự trữ và nhiên liệu thải rơi vào hệ thông thoát nước gây ô nhiễm hoặc tắc nghẽn hệ thống.

(3). Các biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn

a) Chất thải rắn xây dựng

- Hạn chế các phế thải phát sinh trong thi công, tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng dự án (như: thu gom để tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành khác đối với chất thải rắn là kim loại và nhựa: giấy, sắt thép, nhựa, gỗ).

- Các phế liệu xây dựng sẽ được thu gom riêng vào nơi lưu chứa tạm thời của Dự án.

b) Chất thải rắn sinh hoạt

- Bố trí các thùng chứa bằng nhựa chất thải rắn sinh hoạt có nắp đậy dung tích 120 lít trong phạm vi dự án và quy định bắt buộc công nhân lao động phải bỏ rác vào thùng. - Không đổ chất thải xây dựng lẫn với chất thải sinh hoạt gây khó khăn cho việc xử lý. - Thu gom rác hàng ngày, tập trung vào một chỗ tránh để bừa bãi sau đó Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho Dự án.

c) Chất thải nguy hại

Đối với chất thải nguy hại: bao gồm CTNH dạng rắn (giẻ lau dính dầu mỡ, dính sơn, băng keo dính, vỏ thùng chứa sơn, dầu...) và CTNH dạng lỏng sệt (dầu nhớt thải) sẽ được chủ đầu tư dự án tiến hành thu gom và lưu giữ tạm thời trong các thùng phuy có nắp đậy kín để trong kho chứa và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đưa đi xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biện pháp quản lý CTR vừa nêu đảm bảo toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh trên công trường xây dựng được quản lý tuân thủ theo đúng Nghị định số 38/2015/NĐ- CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về Quản lý Chất thải và phế liệu.

B. Giảm thiểu tác động xấu không liên quan đến chất thải

1) Quá trình vận chuyển máy móc thiết bị

Để hạn chế các tác động xấu do quá trình vận chuyển máy móc thiết bị ra vào khu vực Dự án, chủ đầu tư sẽ tiến hành các biện pháp sau:

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông vận chuyển máy móc, thiết bị của các tài xế xe tải, không phóng nhanh vượt ẩu, tuân thủ tín hiệu đèn cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

- Phân bố lượng xe ra vào hợp lý; hạn chế ra vào những giờ cao điểm để tránh ùn tắc giao thông.

- Không vận chuyển quá tải.

- Bố trí người phân luồng giao thông hoặc kết hợp với đơn vị có chức năng khi xảy ra sự cố ùn tắc và tai nạn giao thông tại khu vực Dự án

2) Giảm thiểu tiếng ồn

Để giảm thiểu các tác động gây ra do tiếng ồn trong giai đoạn thi công lắp đặt máy móc thiết bị của Dự án, các giải pháp được đề xuất như sau:

- Các nhà thầu không sử dụng các thiết bị xây dựng, phương tiện giao thông cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao. Các phương tiện phải đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành và được cơ quan đăng kiểm xác nhận. Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt.

- Hạn chế vận hành máy móc gây tiếng ồn lớn và vận chuyển máy móc thiết bị vào ban đêm (từ 22h đến 6h sáng hôm sau) và buổi trưa (11.30h đến 13.30h) để tránh tác động đến sinh hoạt của các hộ dân trên dọc các tuyến giao thông và các khu dân cư xung quanh

- Tiếp nhận và phối hợp để giải quyết bất cứ khiếu nại nào của người dân địa phương về ô nhiễm tiếng ồn và có giải pháp khắc phục.

Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn được áp dụng như trên đảm bảo tiếng ồn phát sinh khi xây dựng dự án đạt tiêu chuẩn theo TCVN 3733/2002-BYT/QĐ của Bộ Y tế áp dụng đối với công nhân lao động trực tiếp trên công trường xây dựng và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

3) Các biện pháp giảm thiểu rung

Các tác động do rung động có thể được giảm thiểu bằng các giải pháp như sau: - Biện pháp kết cấu: Cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực...

- Biện pháp công nghệ: Sử dụng vật liệu phi kim loại; thay thế nguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí, thay đổi chế độ tải làm việc,...

- Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi kim loại, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su... được lắp giữa máy và bệ máy đồng thời được định kỳ kiểm tra hoặc thay thế; hoặc có loại được lắp cố định trên máy và được xem như là một bộ phận hoặc chi tiết của máy: Ghế lái giảm rung, tay nắm cách rung; có loại lại luôn luôn độc lập và nằm ngoài máy như sàn cách rung, tay kẹp giảm rung...

- Yêu cầu các nhà thầu phải thông báo công khai trước khi thực hiện các hoạt động gây rung động lớn để nhận được sự thông cảm và ý kiến cộng đồng.

4) Tập trung đông công nhân

Để giảm thiểu các vấn đề xã hội liên quan, chủ đầu tư sẽ thực hiện biện pháp như sau:

- Sử dụng lao động địa phương nhiều nhất có thể, - Tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương,

- Giảm thiểu xung đột văn hóa và tập quán sinh hoạt giữa dân cư các vùng.

- Kết hợp với Công an, chính quyền địa phương đề ra biện pháp an ninh trật tự trong khu vực.

- Thành lập đội bảo vệ nhằm kết hợp với công an giữ gìn an toàn trật tự trong khu vực.

- Đặt các thùng nước uống đảm bảo vệ sinh tại dự án.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy phân bón (Trang 92 - 96)