Đặc điểm hình thái của một số chủng nấm mốc được phân lập

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu về nấm mốc kí sinh trên một số loài côn trùng ở rừng thông thuộc xã xuân lĩnh, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 42)

Từ các mẫu sâu róm thông và xác bướm, chúng tôi đã phân lập được một số chủng nấm mốc, trong đó có các chủng NHI, NT3, NT6 và NT7. Các chủng đang được bảo quản tại Phòng thí nghiệm Vi sinh - Khoa Sinh học - Đại học Vinh.

1. Chủng NHI(phân lập từ xác bướm): Khuẩn lạc màu trắng trong suốt quá trình phát triển, vềsau xuất hiện giọt tiết nhỏ màu đỏ. Hệ sợi khí sinh chặt. Đường kính khuẩn lạc sau 7 ngày: sau xuất hiện giọt tiết nhỏ màu đỏ. Hệ sợi khí sinh chặt. Đường kính khuẩn lạc sau 7 ngày: 0,8-1 cm. Giá bào tử trần ngắn; bào tử trần hình cầu, trơn, đường kính 1,7 - 2,6 pm, đính ở đỉnh giá tạo thành từng cụm.

2. Chủng NT3(phân lập từ sâu róm thông): Khuẩn lạc màu trắng trong suốt quá trình pháttriển, về sau xuất hiện các giọt tiết nhỏ trong suốt. Hệ sợi khí sinh chặt ở giữa và dạng bông triển, về sau xuất hiện các giọt tiết nhỏ trong suốt. Hệ sợi khí sinh chặt ở giữa và dạng bông ngoài mép khuẩn lạc. Giá bào tử trần ngắn, đính đơn độc dọc theo sợi nấm. Đường kính khuẩn lạc sau 7 ngày: 1,5-2 cm. Bào tử trần hình elip, trơn, kích thước (2 - 3)xl ,7 pm. 3. Chủng NT6(phân lập từ sâu róm thông): Khuẩn lạc màu trắng, về sau xuất hiện màu lục

xám vàng của bào tử ở giữa nhân và lan dần ra ngoài mép khuẩn lạc. Đường kính khuẩn lạc sau 7 ngày: 2-3 cm. Giá bào tử trần mọc sát nhau trên sợi nấm; bào tử trần hình trụ có 2 đáy hơi hẹp lại, đường kính 1,7 pm.

4. Chủng NT7(phân lập từ sâu róm thông): Khuẩn lạc màu trắng, về sau xuất hiện màu xanhlục ở mép ngoài khuẩn lạc, nhân khuẩn lạc tạo thành khối màu trắng. Đường kính khuẩn lạc lục ở mép ngoài khuẩn lạc, nhân khuẩn lạc tạo thành khối màu trắng. Đường kính khuẩn lạc sau 7 ngày: 3-4 cm. Giá bào tử trần mọc sát nhau trên sợi nấm; bào tử trần hình trứng, kích thước (2 - 2,5)xl,7 pm.

Từ những đặc điểm hình thái được mô tả ở trên cho thấy: chủng NHI và NT3 có những đặc điểm giống với chi Beauveria (Vuillemin, 1912) và chủng NT6, NT7 có những đặc điểm giống với chi Metarhizium (Sorokin, 1883) [3,5].

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu về nấm mốc kí sinh trên một số loài côn trùng ở rừng thông thuộc xã xuân lĩnh, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w