PHÂN TÍCH THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 76)

DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

5.1.3. Thuận lợi

- Thành phố Cần Thơ được xác định là trung tâm Đồng bằng sông Cửu

Long (ĐBSCL), có cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi và các dịch vụ đáp ứng được yêu cầu các nhà đầu tư. Định hướng chiến lược trong tương lai Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng ĐBSCL và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam. Vì vậy mà trong thời gian sắp tới, nhiều công ty, doanh nghiệp và hộ cá kinh doanh trên dịa bàn thành phố sẽ có nhu cầu đối với các dịch vụ tín dụng của Ngân hàng ngày càng lớn như các dịch vụ tiền gửi, phát hành thẻ cho nhân viên, vay vốn kinh doanh. Đây sẽ là cơ hội để nâng cao nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho Ngân hàng.

- Trong các năm qua, có thể thấy được những cố gắng của ngân hàng trong việc mở rộng thị trường, đối tượng khách hàng phục vụ, và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn cho các khách hàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của họ. Từ đó có thể thấy được cơ hội của Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng ở các mảng tiềm năng như doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hay tăng cường cho vay ở các ngành Thương mại, dịch vụ, xây dựng… những ngành đang có xu thế phát triển rất tốt.

5.1.4.Khó khăn

- Trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm…. vì thế sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi, làm cho Ngân hàng gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn.

- Doảnh hưởng bởi lạm phát nên giá cả tăng cao, đồng tiền bị mất giá nên người dân ngại gửi tiền dài hạn vào ngân hàng dẫn đến việc người dân chuyển sang kênh đầu tư khác đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Theo tình hình kinh tế v ẫn tiếp tục không ổn định, tình trạnh lạm phát vẫn tiếp tục kéo dài, Ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn trong những năm tới.

- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tình hình kinh tế bất ổn trong nước, khiến cho những đối tượng cho vay của Ngân hàng e dè trong việc vay tiền mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy màảnh hưởng rất lớn đến doanh số cho vay của Ngân hàng. Đây sẽ tiếp tục là khó khăn trong những năm tới của Ngân hàng.

- Ngân hàng cần phải bỏ ra nhiều chi phí hơn cho các ho ạt động khuyến mãi, tiếp thị trong những năm tới để tăng cường quảng bá hình ảnh của Ngân hàng trong tình hình hiện nay có rất nhiều Ngân hàng cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng.

- Nếu ngân hàng không có nhiều chính sách đãi ngộ nhân viên hơn nữa thì ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc giữ chân các cán bộ, công nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi của mình trước sức hút và sự đãi ngộ từ các Ngân hàng khác cạnh tranh trên cùng địa bàn.

- Trong tình hình kinh tế bất ổn hiện nay, rủi ro thanh khoản sẽlà rủi ro dễ gây ra khó khăn dẫn đến sụp đổ hàng loạt của hệ thống Ngân hàng. Vì vậy mà Ngân hàng trong các năm tới cần phải tăng cường các khoản dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, để đảm bảo tình hình thanh khoản của ngân hàng cũng như bù đắp các khoản nợ xấu. Điều này sẽ khiến cho nguồn vốn khả dụng của Ngân hàng sụt giảm.

- Trong năm 2013, tình hình kinh tế sẽ còn nhiều bất ổn, các chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục được Chính phủ đưa ra, ảnh hưởng lớn đến ngành Ngân hàng n ói chung và Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều nói riêng.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU 5.2.1. Giải pháp cải thiện công tác cho vay

Qua kết quả phân tích ta thấy doanh số cho vay có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng và cũng đang có xu hướng giảm. Đây là một trong những mặt còn hạn chế của Ngân hàng. Sau đây là những giải pháp giúp nâng cao doanh số cho vay của Ngân Hàng:

- Kết quả phân tích cho thấy Ngân hàng cho vay đối tượng cá nhân khá

không được chú trọng đúng mức khi Cần Thơ đang ngày càng phát triển và nhu cầu vay vốn Kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ ngày càng lớn hơn. Vì vậy ngân hàng cần chú trọng vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt hơn cho việc vay vốn của họ. Thông qua đó Ngân hàng sẽ nâng cao doanh số cho vay của mình.

- Đối tượng khách hàng vay vốn để phục vụ cho lĩnh vực xây dựng và bất động sản đang ngày càng giảm, vì vậy ngân hàng cần chú ý nắm bắt tình hìnhđể có bước chuyển đổi sang đối tượng kinh doanh khác thích hợp hơn. Ví dụ như cho vay phục vụ tiêu dùng, thương mại – dịch vụ đang có xu hướng tăng trở lại sau thời gian chịu ảnh ưởng của suy thoái kinh tế. Nếu tận dụng tốt nhóm khách hàng Thương mại – dịch vụ này sẽ làm tăng đáng kể doanh số cho vay của Ngân hàng vìđây là khách hàng quan trọng, luôn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.

5.2.3. Giải pháp thu hồi và xử lý nợ xấu

Đến cuối năm 2012 tại chi nhánh vẫn còn tồn tại khoản nợ dưới tiêu chuẩn là 7.206 triệu đồng, khoản nợ nghi ngờ là 4.179 triệu đồng và đặt biệt là khoản nợ có khả năng mất vốn chủ yếu từ khách hàng các nhân. Chính khoản nợ này đã làm cho ngân hàng không thu được vốn và lãi đúng thời hạn dẫn đến tình trạng giảm tính thanh khoản và làm chậm tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng từ đó đã giảm chất lượng hoạt động tín dụng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian tới thì chi nhánh phải phấn đấu giảm khoản nợ xấu đến mức thấp nhất có thể. Để làm được điều này, Ngân hàng cần thực hiện tốt các hoạt động:

- Có thể thấy qua kết quả phân tích, nợ xấu của Ngân hàng tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng cá nhân, họ chủ yếu vay ngắn hạn để phục vụ tiêu dùng và kinh doanh buôn bán nhỏ. Nợ xấu cũng tập trung chủ yếu ở nhóm ngành Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, và đặc biệt là thương mai dịch vụ. Đây là nhóm ngành cũng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ, nhưng do trình độ sản xuất kinh doanh còn tương đối thô sơ, trình độ quản lý còn kém nên thường bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh, tình hình kinh tế thế giới bất ổn… Vì vậy Ngân hàng cần phải xét cẩn thận gia hạn nợ cho khách

hàng, hỗ trợ nếu cần thiết khi khách hàng có hướng khắc phục, kinh doanh có hiệu quả.

- Để thu được nợ xấu thì ngân hàng phải kiên quyết thu hồi nợ xấu bằng mọi biện pháp như: Cho cán bộ, nhân viên thường xuyên đến nhà khách hàng nhắc nhở, đôn đốc khách hàng dùng nguồn vốn khác để trả nợ, hoặc động viên khách hàng nhanh chóng xử lý tài sản bảo đảm trả hết nợ. Nếu khách hàng vẫn không trả nợ thì tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phư ơng cũng như cơ quan pháp luật trong việc thanh lý tài sản để thu hồi nợ xấu.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Cùng với sự lớn mạnh của NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của Thành Phố Cần Thơ trong những năm qua khiến cho số lượng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ ngày càng tăng và hoạt động trong nhiều ngành nghề đa dạng. Nguồn khách hàng tuy nhiều và đa dạng nhưng để tiếp cận và có được các khách hàng tốt, có uy tín không phải là điều dễ dàng. Vì vậy ngân hàng cần có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng các dịch tín dụng của mình, để không chỉ gia tăng số lượng mà còn cả chất lượng khách hàng. Là một Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mục đích kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà Ngân hàng còn chú trọng quan tâm đến mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội ở địa phương. Thực tế, trong vài năm gần đây Ngân hàng đã mở rộng tín dụng và vốn của Ngân hàng đã giúp người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp thu vàứng dụng khoa học kỹ thuật cho sản xuất, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển.

Qua phân tích hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động của Ngân hàng. Nó góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, ổn định kinh tế.

Qua 3 năm phân tích, tình hình cho vay của Ngân hàng tuy tăng giảm khôngổn định nhưng nhìn chung vẫn có những kết quả tích cực trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Công tác thu hồi nợ thực hiện rất tốt, nợ xấu được kiểm soát an toàn…Những bất cập còn tồn tại đa số do các nguyên nhân khách quan từ ảnh hưởng chung của nền kinh tế, tuy nhiên Ngân hàng cũng cần phải nổ lực rất nhiều để cạnh tranh được với các Ngân hàng lớn cùng địa bàn.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã và đang đi đúng hướng. Việc cần làm là tiếp tục phát huy những thành tích đãđạt được, khẩn trương và

ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn góp phần cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của thành phố Cần Thơ.

6.2 KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện xem xét về các cơ chế chính sách những bất cập về chính sách tín dụng, công cụ điều hành chính sách tiền tệ và những quy định của pháp luật có liên quan, cần sớm được xem xét, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu mới.

6.2.2. Đối với chính quyền địa phương

Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả đó là việc hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

Hỗ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu. Đối với những khách hàng cố tình không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, Chính Quyền địa phương có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các báo cáo hoạt động tín dụng và bảng cân đối kế toán chi tiết của các năm 2010, 2011, 2012. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều.

2. Thái Văn Đại (2010). Giáo trình Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2010). Giáo trình tiền tệ Ngân Hàng. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Giáo trình Quản trị Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 76)