Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2010/2009 2012/2011
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 105.918 166.302 164.829 60.384 57,01 (1.473) (0,89) +Từ HĐTD 99.860 145.409 141.587 45.549 45,61 (3.822) (2,63) +Thu nhập khác 6.058 20.893 23.242 14.835 244,88 2.349 11,24 Tổng chi phí 81.812 130.994 137.554 49.182 60,12 6.530 5,01 +Chi HĐTD 60.222 100.465 98.822 40.243 66,82 (1.643) (1,64) +Chi phí khác 21.590 30.529 38.732 8.939 41,40 8.203 26,87 Lợi nhuận 24.106 35.308 27.275 11.202 46,47 (8.033) (22,75)
(Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)
Ghi chú: - HĐTD: Hoạt động tín dụng
Nhận xét: Nhìn chung qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy kết quả hoạt
động kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong 3 năm qua khá tốt, tổng thu nhập, lợi nhuận tăng nhanh trong năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Trong năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng giảm chủ yếu do tổng chi phí
của năm 2012 tăng khá nhanh cùng với đó là thu nhập giảm nhẹ nên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Nhận xét cụ thể như sau:
Thu nhập:
Nhìn chung, ta thấy tình hình thu nhập của ngân hàng qua 3 năm đều có xu hướng tăng giảm không ổn định, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu.Năm 2011 thu nhập tăng 57.01 triệu đồng so với năm 2010.Đến năm 2012 thu nhậpgiảm nhẹ và đạt 164.829 triệu đồng, giảm 1.473triệu đồng so với năm 2011, tương đươnggiảm 0,89%.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng bao gồm các khoản thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi là chủ yếu. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập và cũng tăng giảm không đều qua các năm như sau: Năm 2011 tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng là 145.409 triệu đồng, tăng tuyệt đối so với năm 2010 là 45.549 triệu đồng (tương đương tỷ lệ tăng tươn g đối 45,61%). Đến năm 2012 tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm so với năm 2011 và đạt 141.587 triệu đồng, giảm tuyệt đối so với năm 2011 là -3.822 triệu đồng (tương đương tỷ lệ giảm2,63%).
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối là chủ yếu. Các khoản thu nhập này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập và tăng nhẹ qua các năm nghiên cứu như: Năm 2011 tăng 6,45% và năm 2012 tăng 19,79%.
Nguyên nhân làm tổng thu nhập tăng trong năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012 qua là do trong khoảng thời gian nghiên cứu các đối tượng vay vốn của Ngân Hàng là doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH, gặp phải không ít khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Do đó, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trên là rất lớn để khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế làm trì trệ các hoạt động kinh doanh, cùng với đó là nhu cầu tái đầu tư để tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ mở gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn nhiều hơn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng. Vì thế các hoạt động cho vay tăng lên cũng làm tăng các khoản thu từ lãi cho vay. Ngoài ra Ngân hàng cũng đầu tư mở rộng sản phẩm dịch vụ của mìnhở mảng đầu tư chứng khoán, nê n khoảng lãi thu từ hoạt
động chứng khoán cũng góp phần làm tăng thu nhập của Ngân hàng. Cũng phải nói thêm là các khoản thu nhập được tăng thêm cũng đã ghi nhận những cố gắng và quyết tâm của tập thể cán bộ NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động tín dụng. Trong năm 2012 tuy gặp nhiều khó khăn và ít doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng Ngân hàng vẫn duy trì mức thu nhập giảm nhẹ ở mức chấp nhận được, có thể nói đó cũng là một thà nh công của NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong một năm khá bết bát của ngành Ngân hàng.
Chi phí:
Bên cạnh thu nhập thì chi phí cũng là một tiêu chí rất đáng quan tâm trong kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Có thể thấy được chi phí hoạt động của Ngân Hàng tăng qua 3 năm, trong đó chi phí từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Cụ thể năm 2010 chi phí của Ngân hàng là 81.812 triệu đồng. Sang năm 2011 chi phí tăng lên thành 130.994 triệu đồng, số tăng tuyệt đối so với năm 2010 là 49.182 triệu đồng, (tương ứng số tăng tương đối là 60,12%). Sang đến năm 2012 chi phí tiếp tục tăng và đạt 137.554 triệu đồng, tăng tuyệt đối 6.530 trệu đồng so với năm 2011, (tương đương tỷ lệ 5,01%).
+ Chi phí từ hoạt động tín dụng bao gồm các khoản chi từ trảlãi tiền vay, chi từ trả lãi tiền gửi, chi từ trả lãi phát hành giấy tờ có giá là chủ yếu.Đây luôn là chi phí chính của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí qua các năm. Năm 2011 chi phí này tăng cao so với năm 2010, tăng đến 66,82%. Sang đến năm 2012 chi phí có giảm đôi chút và đạt 98.822 triệu đồng, giảm nhẹ so với chi phí của năm cũ 2011 tương đương 1,64%.
+ Chi phí khác bao gồm các khoản chi từ các hoạt động dịch vụ, chi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý và công vụ là chủ yếu. Các khoản chi khác chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, tăng khá đều trong 2 năm 2011 và 2012, năm 2011 tăng 41,40% và năm 2012 tăng 26,87%.
Sự gia tăng của chi phí là do trong khoảng thời gian nghiên cứu, diễn biến của nền kinh tế có phần bất ổn, tình hình lạm phát kéo dài khiến cho Ngân Hàng phải nâng cao lãi suất huy động mới có thể thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Bên cạnh đó trong năm 2011 NHNN áp
dụng mức lãi trần 14% năm khiến cho tình hình cạnh tranh huy động vốn của các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn, khiến Ngân hàng phải đầu tư vào các hoạt động khuyến mãi, tiếp thị, hoa hồng môi giới huy động vốn… nên làm cho tổng chi phí cũng tăng thêm. Sang năm 2012 do có nhiều đợt giảm trần lãi suất huy động của NHNN nên chi phí trả lãi của Ngân hàng cũng giảm xuống. Ngoài ra, Ngân hàng cũng phải tăng chi phí bù đắp vào những khoản tăng lương cho nhân viên, chế độ đãi ngộ, đóng bảo hiểm xã hội… Và do tình hình lạm phát kéo dài nên các khoản như công tác phí, chi phí tiếp tân của Ngân hàng cũng tăng theo. Nói chung, tình hình chi phí tăng qua các năm của Ngân hàng có thể lý giải chủ yếu do tăng lãi suất huy động, các khoản chi cho nhân viên, cùng với đó là các chi phí cho khuyến mãi, tiếp thị.
Lợi nhuận: Lợi nhuận 24.106 35.308 27.275 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận
Hình 2: Lợi nhuận của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều năm 2010-2012
Là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, những thay đổi về thu – chi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng. Cùng với xu hướng tăng giảm không ổn định của thu nhập trong khi chi phí lại tăng đều qua các năm, lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm cũng tăng nhanh vào năm 2011 và giảm vào năm 2012. Năm 2011, lợi nhuận có tốc độ tăng lớn nhất là 46,47% nhưng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập, nguyên nhân là do thu nhập năm 2011 tăng 57,01% trong khi chi phí cũng tăng nhưng với tốc độ nhanh hơn so với thu nhập, tăng 60,12%, điều này đã kéo lợi nhuận của Ngân hàng xuống đôi chút. Năm 2012, lợi nhuận giảm so với năm 2011, giảm 22,75% do năm 2012 tốc độ
tăng của chi phí là 5,01%, tuy con số tăng chi phí này là nhỏ nhưng do năm 2012 thu nhập của Ngân hàng cũng giảm 0,89% nên làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm lớn hơn so với tốc độ giảm của thu nhập.
Tóm lại:
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm, có thể thấy được Ngân hàng đã có những nỗ lực nhằm cải thiện thu nhập dù điều kiện kinh tế không thuận lợi. Nhưng Ngân hàng vẫn chưa quản lý tốt các khoản chi phí của mình khi chi phí vẫn tăng qua các năm, tốc độ tăn g chi phí đều cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, điều đó đã làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng một cách rõ rệt.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 – 2012
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút vốn từ nơi thừa chuyển đến nơi thiếu. Việc tăng trưởng nguồn vốn sẽ mở rộng kinh doanh, huy động vốn là mục tiêu sống cònđối với Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ninh Kiều với phương châm “Đi vay để cho vay” chủ động nguồn vốn, giảm tỷ lệ vốn điều chuyển từ Hội sở là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUYĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT chi nhánh NINH KIỀU NĂM 2010-2012
Đơn vị tính:Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tín dụngNHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình huyđộng vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều đều tăng qua các năm, với tốc độ tăng của năm 2011 cao hơn tốc độ tăng của năm 2012. Sự tăng lên này là do sự gia tăng lên của các khoản mục cấu thành nên vốn huy động bao gồm: Tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, năm 2010 tổng vốn huy động là 637.923 triệu đồng, năm 2011 đạt 877.182 triệu đồng tăng lên 239.259 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương tăng 37,51%). Đến năm 2012
NĂM Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
CHỈ TIÊU
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
TG KH 539.959 84,64 810.226 92,37 1.017.103 91,86 270.267 50,05 206.877 25,53 TG KBNN 33.861 5,31 17.905 2,04 32.637 2,95 (15.956) (47,12) 14.732 82,28 TG TCTD 64.103 10,05 49.051 5,59 57.449 5,19 (15.052) (23,48) 8.398 17,12 Tổng VHĐ 637.923 100,00 877.182 100,00 1.107.189 100,00 239.259 37,51 230.007 26,22 Vốn khác 100.000 13,55 0 0 0 0 (100.000) (100,00) 0 0 Nguồn vốn 737.923 100,00 877.182 100,00 1.107.189 100,00 139.259 18,87 230.007 26,22
tổng vốn huy động của chi nhánh đạt1.107.189 triệu đồng, tăng lên 230.007 triệu đồng so với năm 2011 (tăng tương đương26,22%). Trong đó:
+ Tiền gửi của khách hàng
Đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Vì thế sự thay đổi của loại tiền gửi nàyảnh hưởng rất nhiều đến nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Trong năm 2010, tiền gửi khách hàng chiếm tỷ lệ 84,64% vốn huy động, đạt 539.959triệu đồng. Sang năm 2011, nguồn vốn loại này tăng nhanh (tăng 50,05%) và năm 2012 tăng 25,53% đạt 1.017.103 triệu đồng.
Nguyên nhân là do trong năm 2011 tình hình lạm phát tăng cao đến mức 18,12% (theo VCBS tổng hợp năm 2011). NHNN quy định mức trần lãi suất 14%, lượng tiền gửi vào các Ngân hàng bị sụt giảm. Tuy nhiên do có lợi thế là chi nhánh của một ngân hàng lớn, luôn giữ vị trí số một về thị phần huy động vốn nên NHNNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều vẫn thu hút một lượng vốn huy động cao. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, tiếp thị, marketing để tăng cường huy động vốn. Vì thế mà khách hàng cũng tăng cường gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lợi ích từ các chương trình khuyến mãi, khiến cho nguồn vốn huy động của Ngân Hàng tăng nhanh so với năm 2010.
Sang đến năm 2012, Ngân hàng vẫn chủ động với các chính sách khuyến mãi và tiếp thị nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân. Cho đến hết quý 3 năm 2012 thì lãi suất huy động nhìn chung vẫn được duy trì ổn định ở quanh mức 9% cho các kỳ hạn dưới 12 tháng và quanh 11% cho các kỳ hạn trên 12 thángở hầu hết các ngân hàng (Theo VCBS tổng hợp năm 2012), cùng với đó là một số kênh đầu tư khá c như vàng, bất động sản, chứng khoán đều diễn biến không thuận lợi hoặc bị kiểm soát chặt chẽ nên tình hình huy động vốn của NHNNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều vẫn đạt được ở mức khá tốt.
+Tiền gửi của Kho bạc nhà nước:
Tiền gửi của kho bạc nhà nươc bao gồm các khoản thuế, các nguồn vốn của các dự án đầu tư chưa được sử dụng đến được kho bạc gửi vào Ngân hàng để có thêm lãi suất. Tiền gửi của kho bạc chiếm tỷ trọng thấp nhất trong vốn huy động, nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng tiền gửi này giảm mạnh trong năm 2011 và tăng trở lại trong năm 2012. Cụ thể năm 2010 lượng tiền gửi của Kho
bạc Nhà nước đạt 33.861 triệu đồng, chỉ chiếm 5,31% vốn huy động. Năm 2011, lượng tiền gửi này giảm xuống còn 17.905 triệu đồng (giảm 47,12 % so với năm 2010). Sang năm 2012, lượng tiền gửi này tăng lên thành 32.637 triệu đồng (tăng 82,28 % so với năm 2011) và gần đạt mức của năm 2010.
Nhìn chung lượng tiền gửi của Kho bạc nhà nước thường ổn định qua các năm, nguyên nhân của việc lượng tiền này giảm đột biến trong năm 2011 là do Kho bạc Nhà nước thực hiện chi Ngân sách nhiều hơn cho các lĩnh vực xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án lớn như: Dự án xây dựng nhà ở sinh viên cho sinh viên trường Đại học Cần Thơ, dự án xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2 (2010-2011), dự án nâng cấp đô thị trên địa bàn…làm cho lượng tiền gửi của Kho bạcvào ngân hàng giảm xuống.
+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng cũng chiếm tỷ lệ khá thấp. Nguồn tiền gửi này chủ yếu thu về từ việc phát hành các giấy tờ có giá. Lượng tiền gửi này cũng giảm nhẹ trong năm 2011 và tăng nhẹ trở lại trong năm 2012, với tỷ lệ lần lượt là giảm 23,48% và tăng 17,12%. Cụ thể năm 2010 tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 64.103 triệu đồng, chiếm 10,05% trong tổng vốn huy động. Đến năm 2012 con số này giảm xuống còn 49.051 triệu đồng. Và sang năm 2012 lượng tiền gửi này tăng lên thành 57.449 triệu đồng.
+ Vốn khác:
Khoản mục này tại ngân hàng chủ yếu là vốn nhận uỷ thác do thành phố Cần Thơ tiếp nhận từ chính phủ. Năm 2010 là 100.000 triệu đồng. Sang năm 2011, 2012 ngân hàng không còn nhận được nguồn vốn này nữa.
Kết luận:
Qua kết quả phân tích tình hình huy động vốn của NHNNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều qua 3 năm 2010-2012 ta thấy được tình hình nguồn vốn của Ngân Hàng đã có được những bước tiến lớn, dù tình hình kinh tế không thật sự ổn định, lạm phát kéo dài khiến cho điều kiện thu hút vốn không được thuận lợi, tuy nhiên ngân hàng vẫn vượt qua rất tốt những khó khăn trở ngại để luôn đạt được mức huy động vốn cao và tăng qua mỗi năm. Lượng tiền gửi của Kho bạc nhà nước và tiền gửi của các tổ chức tín dụng không có nhiều biến động qua 3
năm, nhưng lượng vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng khá nhanh, đó là do lượng tiền gửi của Khách hàng tăng khá nhanh qua các năm. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã biết nắm bắt cơ hội, tận dụng ưu thế của mình để thu hút được nguồn vốn huy động nhằm phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng được ổn định và bền vững trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.