PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 26)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ninh Kiều qua 3 năm (2010- 2012) và định hướng phát triển của Ngân hàng năm 2013.

- Bảng cân đối kế toán của chi nhánh từ năm 2009 đến 2011

- Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn…

Tổng hợp các thông tin từ sách báo, một số giáo trình, luận văn mẫu có liên quan đến đề tài. Ngoài ra, số liệu được thu thập từ nhiều trang web trên mạng Internet, cụ thể tại trang web của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là http: //www.agribank.com.vn

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:

Trong quá trình phân tích, các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng bao gồm:

2.2.2.1. Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều.

+ Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tíc h

bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (ch ỉ tiêu gốc). Phương pháp so sánh gồm 2 hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối

- So sánh số tuyệt đối: Dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

Công thức tính: ∆T = T1 -To Trong đó:

+ To: Là chỉ tiêu năm trước + T1: Là chỉ tiêu năm sau

+∆T: Là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

- So sánh bằng số tương đối: So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Công thức tính:

T1 -To

∆T = * 100%

To Trong đó:

+ T1: Là số liệu năm sau + To: Là số liệu năm trước

+∆T: Là tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước

Cụ thể là so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối qua 03 năm 2010, 2011, 2012,qua đó cho thấy được sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

2.2.2.2. Đối với mục tiêu 2

Sử dụng các chỉ tiêu phân tích tín dụng để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều.

+ Phương pháp chỉ số: Là phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính để đo

lường chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

2.2.2.3. Đối với mục tiêu 3

Từ phân tích đánh giá ở trên liên hệ với thực tế môi trường bên trong và bên ngoài Ngân hàng, kết hợp với phương pháp suy luận để đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ (nay là NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ) là chi nhánh của NHNO&PTNT Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc NHNN Việt Nam ký. NHNO&PTNT tỉnh Cần Thơ lúc đầu thành lập gồm có các chi nhánh đặt tại: Châu Thành, Ô Mô n, Phụng Hiệp, Vị Thanh và Long Mỹ.

Do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cả nước nói chung và của tỉnh Cần Thơ nói riêng, để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng của khách hàng và để phù hợp với việc quản lý theo địa bàn hành chính của tỉnh Cần T hơ. Kể từ ngày 02/05/1997 chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ được tách riêng và hoạt động độc lập theo Quyết định số 57/QĐ-NHNN 02 ngày 03/02/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ lúc này bao gồm: 1 trụ sở, 1 chi nhánh ở Bình Thủy và 1 Phòng giao dịch An Bình. Tháng 9/2004 NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều được tách ra hoạt động độc lập với NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ.

Đến tháng 09/2007 NHNO&PTNT chi nhánh Ninh kiều được nâng cấp thành chi nhánh cấp Ichịu sự điều hành của NHNO&PTNT Việt Nam và đổi tên là NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều theo Quyết định 956/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNO&PTNT Việt Nam. NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều có trụ sở đặt tại Số 08 –10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trên lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thực hiện các dự án uỷ thác đầu tư trung ương và địa phương, thực hiện các dịch vụ như: mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền…Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước mang ý nghĩa chính trị xã hội.

Từ khi tách ra hoạt động độc lập với xuất phát điểm còn thấp như cơ sở vật chất, mạng lưới tổ chức, nhưng với sự cố gắng vươn lên của tập thể công nhân v iên chi nhánh đã huyđộng được nhiều nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân, mở rộng

hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ truyền thống đi đôi với phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại góp phần vào sự phát triển ổn định của toàn hệ thống cũng như khẳng định vị trí, uy tín của mình trênđịa bàn .

3.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN 3.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của NHNo&PTNT Việt Nam. Cùng với các đơn vị trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Điều hành hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch là Giám đốc. Giúp việc Giám đốc là Phó giám đốc. Điều hành hoạt động nghiệp vụ của các phòng chuyên môn nghiệp vụ là Trưởng phòng. Giúp việc Trưởng phòng là Phó trưởng phòng. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Ngân hàng gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 5 phòng ban và 2 phòng giao dịch.

Hình1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc

- Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành quyết định các hoạt động của đơn vị. Phó giám đốc Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Kế họach Kinh doanh Phòng Dịch vụ khách hàng và Marketing Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ P.GD An Bình P.GD An Hòa Giám đốc

- Tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm Ngân hàng cấp trên về mọi quyết định của mình .

- Ký kết tất cả các hợp đồng với đối tác, khách hàng...

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, tiếp nhận thông tin và xem xét nội dung do các phòng trình lên.

- Giám đốc có quyền đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị.

Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn ngân hàng. Hoặc là, thay mặt Giám đốc điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của ngân hàng theo sự ủy quyền của Giám đốc.

Phòng giao dịch An Bình

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều mở phòng giao dịch tại phường An Bình nhằm đưa tín dụng về phục vụ bà con nông dân nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, cũng nhằm để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và tạo điều kiện cho bà con nông dân các xã vùng ven tiếp cận được với các tiện ích, công nghệ của Ngân hàng.

Phòng giao dịch An Hòa

Được thành lập năm 2009, phòng giao dịch An Hòa tọa lạc trên Đường Trần Việt Châu, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Đây là nơi tập trung phần lớn các tiểu thương buôn bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Với phương trâm đi trước đón đầu sự phát triển của Thành Phố Cần Thơ về phía Tây Bắc trong những năm tới, chắc chắn phòng giao dịch An Hòa sẽ thu hút khách hàng đến giao dịch một cách nhanh chóng.

Phòng Kế hoạch Kinh doanh

- Đầu mối, tham mưu cho Giám Đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Hoạch định chiến lược kinh doanh và điều hành kế hoạch kinh doanh. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãiđối với từng loại khách.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các đơn vị trực thuộc trên địa bàn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là bộ phận trực tiếp tổ chức hạch toán kế toán - thống kê theo đúng chế độ quy định và thực hiện công tác thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, xây dựng các báo cáo tài chính theo quy định.

- Quản lý và sử dụng quỹ, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tổ chức thu - chi tiền mặt tại Hội sở và điều hoà vốn trong toàn khu vực.

- Chuẩn bị số liệu, tình hình mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa trình Hội đồng tài chính phê duyệt theo quy định của Trung ương.

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và các báo cáo theo quy định.

Phòng Hành chính - Nhân sự

- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh, xây dựng quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.

- Đầu mối trong việc tham gia chăm lo đời sống vật chất, văn hoá – tinh thần và chăm lo thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cho cán bộ, nhân viên.

- Thực hiện công tác đề cử cán bộ, nhân viên đi công tác.

- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghĩ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước.

- Đề xuất, hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên.

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh.

Phòng Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ

- Xây dựng chương trình công tác quý, năm phù hợp với chương trình kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham ô, lãng phái và thực hành kiết kiệm tại đơn vị mình.

- Tổng hợp và báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của các phòng gửi Ban Giám đốc và Ban Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

- Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn kỹ cương, kỹ luật nội bộ nhằm đảm bảo tín trung thực của các số liệu hoạch toán, các báo cáo tài chính.

Phòng Dịch vụ khách hàng và Marketting

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng từ khâu tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…

- Đề xuất tham mưu cho Giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến qui trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin, tuyên truyền quản bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường.

- Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo qui định của NHNo&PTNT. - Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạ t động kinh doanh

của ngân hàng, đề xuất cải tiến dịch vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

3.3 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hiện đang có nghiệp vụ sau:

- Tổ chức huy động vốn, khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng Việt Nam đồng.

- Tổ chức cho vay:Ngắn hạn và trung hạn.

- Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại gồm: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán trao đổi ngoại tệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng từ, giấy tờ có giá. - Phát hành các loại thẻ tín dụng.

- Làm tư vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý các dự án đầu tư, quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.

3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2010/2009 2012/2011

Chỉ tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 105.918 166.302 164.829 60.384 57,01 (1.473) (0,89) +Từ HĐTD 99.860 145.409 141.587 45.549 45,61 (3.822) (2,63) +Thu nhập khác 6.058 20.893 23.242 14.835 244,88 2.349 11,24 Tổng chi phí 81.812 130.994 137.554 49.182 60,12 6.530 5,01 +Chi HĐTD 60.222 100.465 98.822 40.243 66,82 (1.643) (1,64) +Chi phí khác 21.590 30.529 38.732 8.939 41,40 8.203 26,87 Lợi nhuận 24.106 35.308 27.275 11.202 46,47 (8.033) (22,75)

(Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

Ghi chú: - HĐTD: Hoạt động tín dụng

Nhận xét: Nhìn chung qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy kết quả hoạt

động kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều trong 3 năm qua khá tốt, tổng thu nhập, lợi nhuận tăng nhanh trong năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Trong năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng giảm chủ yếu do tổng chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 26)