PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 41 - 73)

NHÁNH NINH KIỀU TỪ NĂM 2010-2012

4.2.1.Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng

Trong ngân hàng việc tập trung và phân bổ nguồn vốn có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nếu việc sử dụng vốn thực hiện không hiệu quả thì khả năng huy động vốn cũng rất hạn chế. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay, vì vậy sau khi có được nguồn vốn thì ngân hàng sẽ tiến hành cho khách hàng vay với mức lãi suất thích hợp, nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU NĂM 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụngNHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

Những năm qua nền kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều biến động và Cần Thơ cũng chịu ảnh hưởng như: giá xăng dầu tăng cao làm tăng chi phí sản suất, sinh hoạt từ đó làm tăng giá cả gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Mặc dù với điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng đã nỗ lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, tình hình cho vay của ngân hàng được thể hiện thông qua kết quả theo bảng tổng hợp.

+ Doanh số cho vay:

NĂM Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

CHỈ TIÊU

2010 2011 2012

Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)

DSCV 1.375.103 1.397.767 1.278.352 22.664 1,65 (119.415) (8,54) DSTN 1.241.580 1.287.859 1.297.409 46.279 3,73 9.550 0,74 Dư nợ 721.651 831.559 812.502 109.908 15,23 (19.057) (2,29) Nợ xấu 6.418 5.477 13.301 (958) (14,93) 7.841 143,61

Nhìn chung doanh số cho vay tăng nhẹ trong năm 2011 nhưng giảm mạnh trong năm 2012. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 1.375.103 triệu đồng. Đến năm 2011 đạt 1.397.767, tăng thêm 22.664 triệu đồng (tương đương 1,65%) so với năm 2010. Sang năm 2012, doanh số cho vay giảm mạnh, chỉ đạt 1.278.352 triệu đồng, giảm đi 119.415, (tương đương giảm 8,54%) so với năm 2011. Lý do của những sự thay đổi này là trong năm 2011 nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, lạm phát cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, các ngân hàng cũng phải đối mặt với khó khăn và nợ xấu. Tình hình lạm phát khiến lãi suất cho vay tăng lên khá cao, mặc dù trong năm, NHNN đã ra quyết định kiềm giữ trần lãi suất nhưng thực tế đến cuối năm 2011, lãi suất cho vay mới có chiều hướng giảm xuống, nhưng khách hàng vẫn chờ đợi sự giảm của lãi suất nên vẫn hạn chế vay vốn Ngân hàng. Phải đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự cố gắng của tập thể cán bộ ngành ngân hàng nói chung và NHNNo&PTNT Chi nhánh Ninh Kiều nói riêng vẫn đạt được chỉ tiêu về doanh số cho vay. Nhưng đến năm 2012 thực sự là một năm khó khăn của ngành ngân hàng, hầu hết các ngân hàng đều không đạt chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh, tăng trưởng tín dụng thấp.

+ Doanh số thu nợ

Song song với việc cho vay thì công tác thu nợ là hết sức quan trọng đối với mọi Ngân hàng thương mại nói c hung và đối với NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều nói riêng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà Ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rõ tình hình thu nợ của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Năm 2010 đạt 1.241.580 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số thu nợ đạt 1.287.859 triệu đồng, tăng 46.279 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương 3,73%). Đến năm 2012 Ngân hàng thu nợ được 1.297.409 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 9.550 triệu đồng (tương đương 0,74%).

Doanh số thu nợ tăng qua các năm chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu nợ. Năm 2011 chỉ tiêu doanh số thu nợ tăng ít (3,73%) do trong năm

lãi suất cho vay cao, doanh số cho vay cũng tăng ít (chỉ 1,65%) nên phần nợ thu được cũng không thể tăng cao. Đến năm 2012 lại là một năm mà các Ngân hàng đã kinh doanh không tốt, tăng trưởng tín dụng thấp, doanh số cho vay thậm chí còn giảm (8,54%), nên doanh số thu nợ dù có tăng trưởng cũng rất ít.

+ Dư nợ

Dư nợ là số tiền mà Ngân hàng cần phải thu của khách hàng trong một thời điểm nhất định, nó là kết quả của việc cho vay và thu nợ. Dư nợ là phần tài sản sinh lời quan trọng của Ngân hàng. Trong năm 2011, cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì tình hình dư nợ cũng tăng lên. Số dư nợ t ăng cho thấy được sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2010 tổng dư nợ của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều đạt 721.651 triệu đồng. Đến năm 2011 con số này tăng lên thành 831.559 triệu đồng, tăng thêm 109.908 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương 15,23%). Năm 2012 là một năm không đạt chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh của ngành ngân hàng chứ không riêng gì NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều, tăng trưởng tín dụng thấp và lợi nhuận cũng kém, doanh số cho vay giảm rất mạnh nên cũng làm dư nợ giảm xuống còn 812.502 triệu đồng, giảm đi 19.057 triệu đồng so với năm 2011 (tương đương 2,29%). Ngoài ra dư nợ giảm cũng là do chi nhánh kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng dư nợ, đảm bảo khả năng thu hồi nợ và đảm bảo thanh khoản trong tình hình kinh tế khó khăn.

+ Nợ xấu

Nhìn chung nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động . Năm 2010 nợ xấu còn ở mức 6.418 triệu đồng. Đến năm 2011, nợ xấu giảm còn 5.477 triệu đồng, giảm đi 941 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương giảm 14,66%). Sang năm 2012, nợ xấu lại tăng lên thành 13.301 triệu đồng, tăng 7.841 triệu đồng, tức là tăng hơn gấp đôi so với năm 2011, con số tăng cụ thể là 143,61%.

Trong năm 2012 vấn đề nợ xấu thực sự là một vấn đề lớn của ngành ngân hàng. Lạm phát tăng cao khiến cho việc trả nợ của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Ngày 7/6/2012 lần đầu tiên nợ xấu được công bố vượt trên 10% trên tổng dư nợ. Trong khi vài tháng trước đó, công chúng chỉ quen với những con số khoảng 3,4%. Như đã phân tích, dư nợ của năm 2012 chỉ

giảm 2,29% nhưng nợ xấu lại tăng đến 143,61%. Rõ ràng nợ xấu năm 2012 tăng cao là do các khoản cấp tín dụng trước đây, môi trường kinh doanh đã xấu đi từ những năm trước, lãi suất tăng cao và lạm phát đã làm cho khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoạt động kinh doanh trì trệ nên không có khả năng xoay vòng vốn để trả nợ cho Ngân hàng. Cùng với đó là cơ chế kiểm soát từ xa của Ngân hàng Nhà nước đã gặp vấn đề, và tỷ lệ nợ xấu nổi chỉ là một sự thừa nhận cho thực trạng này.

Đơn vị tính: Triệu đồng

1.375.103 1.241.580 721.651 6.418 1.397.767 1.270.328 831.559 5.477 1.278.3521.291.359 812.502 13.301 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 DSCV DSTN Dư nợ Nợ xấu

Hình 3: Hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNTchi nhánh Ninh Kiều từ

2010-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.Phân tích doanh số cho vay

4.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn. Điều đó có thể thấy rõ qua sự gia tăng của doanh số cho vay trong các năm trước. Tuy nhiên năm 2012 lại là một năm nền có nhiều biến động gây ảnh hưởng đến ngành ngân hàng nên làm cho doanh số cho vay bị sụt giảm.

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THỜI HẠN NĂM 2010 - 2012

.Đơn vị tính: Triệu đồng

NĂM Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

CHỈ TIÊU DSCV

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền (%) Số tiền (%)

Ngắn hạn 1.212.018 88,14 1.332.008 95,3 1.177.372 92,10 119.990 9,9 (154.636) (11,61) Trung-dài

hạn 163.085 11,86 65.759 4,7 100.980 7,90 (97.326) (59,68) 35.221 53,56

Tổng cộng1.375.103 100,00 1.397.767 100,00 1.278.352 100,00 22.664 1,65 (119.415) (8,54)

(Nguồn: Phòng Tín dụngNHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

Năm 2011 là năm tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong lịch sử của ngành ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2011 ở mức 7%, ngày 24/2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 yêu cầu Ngân hàng Nhà Nước kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tiếp sau đó chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tiếp tục được giảm xuống còn khoảng 15-17%. Trước tình hình đó, việc tăng trưởng tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều tăng chậm là điều dễ hiểu. Nhưng qua đó cũng thấy được ngân hàng vẫn là một địa chỉ đáng tin cậy đối với người dân trong giai đoạn nền kinh tế đang không ổn định, sản xuất gặp khó khăn.

Năm 2012 tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm. Theo số liệu của NHNN, tín dụng của toàn hệ thống chỉ tăng 5– 5,5% trong cả năm 2012. Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng thấp là do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn nên đối tượng sản xuất kinh doanh trên địa bàn không dám vay vốn để mở rộng quy mô.

Qua hình 4 ta thấy doanh số cho vay theo thời hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Năm 2010 chiếm 88,14%, năm 2011 là 95,3% và năm 2012 là 92,10%. Và doanh số cho vay trung- dài hạn thì chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nhìn chung doanh số qua 3 năm vẫn dao động chung quanh con số 8%.

Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm có thể được giải thích rõ hơn như sau:

Là do chính sách ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là bởi vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, đảm bảo tính thanh khoản cao cho Ngân hàng, khả năng thu nợ là rất lớn. Đặc biệt, đây là nhu cầu rất thường xuyên của các khách hàng . Tuy nhiên, cho vay Ngắn hạn cũng có nhược điểm là sẽ khiến chi phí quản lý tăng lên.

Doanh số cho vay trung – dài hạn chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng DSCV, và tăng trưởng không đều qua các năm, giảm trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Nhìn chung cho vay trung dài hạn thường có lãi suất cao hơn vì vậy mà thường mang lại nguồn lợi lớn hơn cho Ngân h àng, nhưng bên cạnh đó cũng mang lại rủi ro cao hơn. Vì vậy Ngân hàng thường kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay này.

Đơn vị tính: Triệu đồng

1.375.103 1.397.767 1.278.352 100.980 65.759 163.085 1.177.372 1.332.008 1.212.018 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Trung-dài hạn Ngắn hạn Tổng cộng

Hình 4: Doanh số cho vay theo thời hạnở Ngân hàng năm 2010-2012 Tóm lại

Qua kết quả phân tích cho ta thấy doanh số cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều tăng ít trong năm 2011 và giảm mạnh trong năm 2012. Trong đó, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản và vòng quay vốn nhanh cũng như giảm thiểu rủi ro.

4.2.2.2.Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nguồn thu và làm tăng lợi nhuận cho Ngân Hàng. Vì vậy thông qua doanh số cho vay cũng giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Bê n cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng, chúng ta cũng cần phải phân tích doanh số cho vay

theo thành phần kinh tế để từ đó có thể xác định được hiện nay doanh số cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều đối với thành phần kinh tế nào là cao nhất và thành phần kinh tế nào còn thấp để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng tỷ trọng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế còn thấp và tiếp tục duy trì doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế có tỷ trọng cao.

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NĂM Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Kinh tế cá thể 757.157 55,06 726.082 51,94 790.956 61,87(31.075) (4,1) 64.874 8,93 CT TNHH- CP 375.102 27,28 480.257 28,97 386.862 30.26 105.155 28.03 (93.395) (19.45) DNTN 242.484 17,63 191.053 13,67 99.914 7,82(51.431) (21,2) (91.139) (47,70)

HTX 360 0,03 375 0,03 620 0,05 15 4,17 245 65,33

TổngDSCV 1.375.103 100,00 1.397.767 100,00 1.278.352 100,00 22.664 1,65 (119.415) (8,54)

(Nguồn: Phòng Tín dụngNHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều)

Ghi chú: CT TNHH: Công ty Trách nhiệm hữu hạn

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

HTX: Hợp tác xã

+Đối với Công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn

Đây là một loại hình doanh nghiệp rất phát triển trong những năm gần đây trên địa bàn Cần Thơ, đa phần các thành phần kinh tế ở Cần Thơ phần lớn là thuộc các ngành như: công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, thương mại dịch vụ… Năm 2010 ngân hàng đã giải ngân cho đối tượng vay là công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn đạt 375.102 triệu đồng chiếm 27,28% tổng doanh số cho vay. Với mức giải ngân như vậy là tương đối lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân Hàng. Chứng tỏ thành phần kinh tế là công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn là đối tượng cho vay cũng khá quan trọng của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều.

Các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, thương mại dịch vụ là những ngành quan trọng, thư ờng rất được các công ty Cổ Phần, Trách nhiệm hữu hạn tập trung đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, và đó cũng là các ngành chủ lực của Thành Phố Cần Thơ, một địa phương có thế mạnh là trung tâm của vùng

đồng bằng Sông Cửu Long trù phú. Vì vậy mà doanh số cho vay đ ối với thành phần kinh tế Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số cho vay của ngân hàng. Và cũng vì lý do này mà khi nền kinh tế không ổn định, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của các khối ngành chủ lực này thì cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến các công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn, dẫn đến doanh số cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều đối với thành phần kinh tế này cũng giảm sút.

Năm 2010 là một năm mà kinh tế thế giới đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tình hình trong nước cũng khá khả quan khi đang thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế để đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2009, nhiều dự án, công trình trọng điểm năm 2010 đãđược các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Sang năm 2011, tiếp đà ổn định và phát triển của cả nước, Cần thơ cũng có những bước chuyển rất khả quan. Tình hình kinh tế địa phương ổn định , nhiều công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn được hình thành vì nhận thấy tiềm năng phát triển của địa phương. Vì thế các công ty này rất khát vốn để có thể tăng cường hoạt động cho kinh doanh và sản xuất tốt hơn. Và trong thời điểm này thì các doanh nghiệp nhà nước lần lượt chuyển đổi mô hình tổ chức sang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 41 - 73)