Một số giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản minh phú hậu giang (Trang 79)

- Tăng cường giám sát cũng như kiểm tra chặt chẽ ngay từ khâu sản xuất tôm giống đến khi thu hoạch nguồn nguyên liệu đầu vào và cuối cùng là

70

khâu chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi nhân viên của bộ phận kiểm tra chất lượng phải tự trao dồi kiến thức cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để tự nâng cao trình độ chuyên môn, nói không với gian lận trong kiểm tra đo lường chất lượng vì lợi ích vật chất của bản thân. Muốn như vậy công ty phải quan tâm đến đời sống công nhân viên, đảm bảo tính khách quan, công bằng và lợi ích hợp pháp của họ. Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra độ chính xác của các máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ đo lường chất lượng để đảm bảo chúng luôn hoạt động hiệu quả.

- Luôn theo dõi và cập nhập những thông tin về nội dung, quy định mới ban hành hoặc sửa đổi của các quốc gia là đối tác của công ty để kịp thời ứng phó với các tình huống biến đổi bất thường và nhanh chóng trong kinh doanh. Cụ thể là những quy định của Nhật Bản về các yêu cầu kỹ thuật cho hàng hóa nhập khẩu vào nước họ. Họ đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn gắt gao nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu nhưng hầu hết điều là những quyết định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành dựa trên các quy định của nhà nước ban hành chứ không có điều khoảng rõ ràng như trong luật bắt buộc. Điển hình là vụ rào cản kháng sinh Ethoxyquin vừa qua, chỉ trong vòng một năm mà có đến 2, 3 quyết định thay đổi mức kiểm định đối với mặt hàng tôm đông lạnh.

- Trong thời buổi kinh tế thị trường biến đổi mạnh mẽ như ngày hôm nay để đứng vững trên thương trường của nước sở tại đã khó, việc thâm nhập vào một thị trường của quốc gia khác lại còn khó hơn. Bởi lẽ ở đó đã có những "ông chủ lớn" trong ngành mà người dân đã khá quen thuộc. Hơn thế nữa Nhật Bản là một trong số những quốc gia rất khó tính, muốn bán được hàng hóa ở nước họ quả là điều không dễ dàng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu công ty đáp ứng được yêu cầu khắc khe của Nhật thì sẽ dễ dàng chinh phục được những thị trường mới nhiều tiềm năng. Vì vậy, việc thành lập văn phòng đại diện ở Nhật sẽ giúp công ty dễ dàng nắm bắt được thị hiếu cũng như thói quen tiêu dùng của Nhật. Mặt khác thương hiệu của công ty sẽ đến gần hơn với người tiêu dùng Nhật.

- Sử dụng các biện pháp thương lượng để đảm bảo lợi ích chung bền vững lâu dài cuả công ty. Chủ động liên hệ và tạo mối gắn kết chặt chẽ với các cơ quan tổ chức nhà nước có đủ thẩm quyền để lên tiếng bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nói riêng và của Việt Nam nói chung trên trường quốc tế. Ví dụ điển hình là sự can thiệp của cơ quan chức năng đại diện cho chính phủ Việt Nam đứng ra thương lượng, giải quyết vụ kháng sinh Ethoxyquin thì các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam mới thở phào nhẹ nhỏm.

71

CHƯƠNG 5

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1. KIẾN NGHỊ

5.1.1. Đối với Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú- Hậu Giang

- Việc đầu tiên công ty nên quan tâm đó là vấn đề giải quyết chỗ ở cho công nhân. Xây dựng những khu lưu trú cho những công nhân ở xa nhà để họ có nơi ở ổn định yên tâm sản xuất nâng cao hiệu suất làm việc. Công ty nên quan tâm nhiều hơn đến đời sống của công nhân kịp thời giúp đỡ khi họ gặp khó khăn thiếu thốn về tài chính cung như trong đời sống. Một công ty có chính sách an sinh tốt sẽ là một công ty phát triển mạnh và bền vững, bởi lẽ có những công ty phát triển mạnh nhưng không bền vững là do họ bóc lôt sức lao động của công nhân đến một lúc nào đó công nhân sẽ không làm cho họ nữa nếu công ty khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

- Sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất bao bì để chủ động trong việc kiểm soát bao bì phù hợp với tiêu chuẩn ATVSTP và phù hợp vói những yêu cầu của khách hàng khó tính. Bên cạnh đó cũng góp phần tiết kiệm chi phí mua phải những loại bao bì kém chất lượng và bị lỗi kỹ thuật không sử dụng được.

- Khảo xác và tính toán kỹ lưỡng trước khi xây dựng một dự án mới để tránh gặp phải tình trạng nứt, lún như đang gặp phải ở các nhà máy sản xuất hiện tại.

- Công ty nên tổ chức nhiềù khóa tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm cũng như hướng dẫn người dân sử dụng hợp lí thuốc chữa bệnh cho tôm để tránh trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng cho phép một loại thuốc nào đó. Điều tưởng chừng vô hại đó lại vô tình tạo ra dư lượng kháng sinh cao vượt mức cho phép ở những thị trường khó tính thì lại phải đau đầu tìm cách khắc phục hậu quả như những vụ việc vừa qua.

- Bộ phận nghiên cứu của công ty nên chú trọng hơn đến chất lượng chẳng hạn như ứng dụng công nghệ mới an toàn, bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết tốt cho sức khỏe. Hạn chế sử dụng quá nhiều phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trước khi đưa ra những sản phẩm mới.

5.1.2. Đối với Nhà nước

- Chính phủ cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại giữa Việt Nam với nhiều nước đối tác trong và ngoài khu vực thông qua việc viếng thăm cấp Nhà nước thông qua đó tạo thêm nhiều cơ hội tiếp xúc và hợp tác buôn bán của các doanh nghiệp với nhau.

72

- Tăng cường quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp có uy tính trong nước bằng việc mở nhiều hội chợ triển lãm ở nhiều quốc gia khác nhau để các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu về bản thân mình cũng như thâm nhập các thị trường tiềm năng và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Đề ra những quy định và hình thức xử lí sai phạm một cách rõ ràng minh bạch đủ sức răng đe đối với việc chăn nuôi của các hộ gia đình và việc sản xuất của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thống nhất các tiêu chuẩn cũng như những quy định về kiểm tra chất lượng ATVSTP của các tổ chức ban ngành có liên quan thành một hệ thống chặt chẽ phù hợp với tiêu chuẩn của thế giới để tránh trường hợp người áp dụng không biết sử dụng quy định của cơ quan nào cho phù hợp với tiêu chuẩn thế giới. Điều đó nhằm góp phần hạn chế những tổn thất không đáng có cho các doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của quốc gia. Đồng thời tránh được những lúng túng, thiếu sót trong khi xử lí các sai phạm.

- Tạo sự gắng kết chặt chẽ hơn nữa giữa các doanh nghiệp trong một nhóm ngành bằng việc mở ra nhiều diễn đàn, chương trình hội thảo doanh nghiệp để cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nâng cao tính cạnh tranh công bằng trong chất lượng sản phẩm hơn là việc đấu đá nhau về giá cả như tình hình chung hiện nay.

- Các cơ quan có vai trò chủ chốt trong ngành như VASEP, NAFIQAD, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,… cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có điều kiện phát huy hết khả năng của mình bằng việc liên tục cập nhật những thông tin trong và ngoài nước có liên quan đến thủy sản nói chung và mặt hàng tôm nói riêng. Bên cạnh đó các cơ quan, tổ chức có liên quan phải có trách nhiệm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước bằng cách trao đổi trực tiếp với nước đối tác nếu không được giải quyết hợp lý thì cần thiết phải gửi đơn đến các tổ chức thế giới có đủ quyền hạn để giành lại công bằng cho các doanh nghiệp Việt Nam để tránh khỏi các va chạm không cần thiết với các doanh nghiệp nước ngoài ( ngay cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam)gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và lợi ích của quốc gia nói chung.

5.2. KẾT LUẬN

Hơn 20 năm hoạt động trong ngành thủy sản, Tập đoàn Minh Phú đã truyền không ít kinh nghiêm để Minh Phú- Hậu Giang ngày càng chứng tỏ được tầm ảnh hưởng của mình trên thương trường. Trong năm 2014 này công ty cũng đạt được nhiều thành công như dự kiến kế hoạch đã đề ra cụ thể là doanh thu 6 tháng 2014 đã tăng gấp 2,1 lần so với cùng kì năm 2013, nhà máy sản xuất bao bì cũng đang được tiến hành xây dựng, và theo thống của VASEP

73

thì trong 5 tháng đầu năm 2014 MP- HG cũng trở thành một trong năm công ty đứng đầu cả nước về xuất khẩu tôm. Nhưng để đạt được thành công như ngày hôm nay không thể phủ nhận sự nổ lực và những đóng góp công sức của đội ngũ nhân lực của công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về dư lượng kháng sinh, vi sinh,… Qua việc phân tích rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng tôm đông lạnh của Công ty Cổ phần Thủy sản MP- HG chúng ta thấy rằng mặc dù MP- HG đã nổ lực không ngừng để khẳng định vị thế của mình, xứng tầm là công ty con của một tập đoàn xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam. Nhưng hòa vào tình hình chung của ngành thì vẫn gặp nhiều trở ngại khi đứng trước những rào cản kỹ thuật khắc khe của thị trường Nhật nói riêng và của các nước khác nói chung. Theo đại diện củaNAFIQAD thì "rào cản kỹ thuật cũng giống như con dao 2 lưỡi" một khi nó được đặt ra thì chắc hẳn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho những doanh nghiệp dám đối diện trực tiếp với nó bằng sự đổi mới, khắc phục nhưng thiếu sót, hạn chế trong chính năng lực của bản thân mình để đáp ứng tốt yêu cầu của nó. Minh chứng cụ thể cho điều này là một công ty mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm như MP- HG lại đạt được nhiều thành công khiến các đối thủ phải ngỡ ngàng. Nhờ việc chủ động ứng phó một cách linh hoạt với các rào cản kỹ thuật từ phía Nhật Bản nói riêng và các thị trường khác nói chung đã giúp công ty có được chỗ đứng tốt trên thị trường và tạo được được lòng tin khi giữ chân được các khách hàng khó tính như Nhật. Ngược lại rào cản kỹ thuật sẽ trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho những doanh nghiệp cứ ôm khư khư những thứ đang có và sản xuất một cách máy móc, theo lối mòn của tập quán từ xưa nay, điều này dễ dàng đưa công ty đến bên bờ vực phá sản. Để ứng phó với tình hình thay đổi thất thường và sự dày đặc của hàng loạt các rào cản được dựng lên từ phía các đối tác của công ty đòi hỏi MP- HG phải lập ra các kế hoạch cũng như chiến lược cụ thể lâu dài mới có thể vươn xa hơn trong tương lai nhằm góp phần giúp cho tập đoàn ngày một phát triển bền vững và không ngừng lớn mạnh. Thông qua đề tài này tác giả cũng muốn gửi đến các doanh nghiệp trong và ngoài ngành thủy sản thông điệp “ Cạnh tranh lành mạnh vì chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe người tiêu dùng”. Bởi vì cuộc chiến về giá trên thương trường từ xưa đến nay vẫn được các doanh nghiệp xem trọng đã sắp đến hồi kết thúc, vì việc kéo dài cuộc đua này chỉ làm các đối thủ nhanh chóng đưa nhau đến với giải thể công ty. Chỉ có việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đem lại lợi ích lâu dài giúp công ty xây dựng được thương hiệu vững vàng trong lòng người tiêu dùng.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Quang Minh Nhật và cộng sự, 2013. "Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngoại

Thương". Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

2. TS. Mai Văn Nam, 2008 "Giáo Trình Nguyên Lí Thống Kê Kinh Tế". Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.

3. ThS Trương Chí Tiến, "Giáo Trình Quản Trị Chất Lượng Sản Phẩm" lưu hành nội bộ. Đại Học Cần Thơ.

4. ThS. Phạm Thị Ngọc Khuyên (2009)."Giáo Trình Kinh Tế Đối Ngoại", lưu hành nội bộ, Đại học Cần Thơ, Tp.Cần Thơ.

5. Công ty cổ phần thủy san Minh Phú- Hậu Giang, 2013. Báo cáo thường

niên hoạt động kinh doanh giai đoan 2011- 2013. Hậu Giang, tháng 12 năm

2013.

6. Công ty cổ phần tập đoàn Minh Phú MPC. Quý 2 năm 2014. Báo cáo tình hình tài chính. Hậu Giang, tháng 9 năm 2014.

7. PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền, 7/2014. "Doanh nghiệp Việt Nam

đối phó với rào cản phi thuế quan", theo Tạp chí Tài Chính.

8. Chí Tín, 11/2012, " Cà Mau: Mô hình nuôi tôm sạch". Báo Thanh niên. 9. Pascal Liu, 2007. Các quy định tiêu chuẩn và chứng nhận đối với nông sản xuất khẩu, [pdf] .Website <ftp:// ftp. Fao. Org>

10. Mr. Jake Brunner, 2014. "Chứng Nhận nuôi tôm sinh thái một cách tiếp cận mới với chi trả dịch vụ môi trường rừng". Tổ chức phát triển Hà Lan. Website<m.snvworld.org>

11. FICen, 9/2013. "Công nghệ Biofloc trong nuôi trồng thủy sản". Trang thông tin điện tử, Tổng cục Thủy sản. www.fistenet.gov.vn

Một số thông tin được tham khảo từ các website:

1.Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

www.vasep.com.vn.

2. Tạp chí thương mại thủy sản Việt Nam. www.vietfish.org. 3. Tạp chí thủy sản Việt Nam. www.thuysanvietnam.com.vn. 4. TBT Tiền Giang.http://www.tiengiang.tbtvn.org.vn

5. TBT Quảng Trị. http://www.tbtquangtri.org.vn

6. Cục Xúc Tiến Thương Mại Việt Nam. http://www.vietrade.gov.vn 7. Sở Công Thương Hà Tĩnh. http://socongthuonght.gov.vn

8. Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. www.customs.gov.vn 9. Bản tin con tôm. http://contom.com.vn

10. Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Cà Mau http://www.casep.com.vn/

75 http://www.vnembassy-japan.gov.vn/

12. Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. www.gso.gov.vn/

Một phần của tài liệu phân tích rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản minh phú hậu giang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)