Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản minh phú hậu giang (Trang 34 - 69)

Ứng với từng mục tiêu, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp sau để phân tích số liệu, đưa ra nhận xét đánh giá, từ đó tổng hợp rút ra kết quả:

Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú- Hậu Giang sang thị trường Nhật Bản.Tác giả sẽ sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu kinh tế để làm rõ tình hình biến động, thấy được sự chênh lệch cũng như tốc độ phát triển của các chỉ tiêu, từ đó nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu tôm hiện nay của công ty.

25 * Phương pháp so sánh số tuyệt đối:

+ Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. So sánh tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ kế hoạch và thực tế, giữa những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế đó

∆y = y1 – y0

Trong đó: ∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế y1 là chỉ tiêu năm sau

y0 là chỉ tiêu năm trước

* Phương pháp so sánh số tương đối:

Phương pháp so sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phan tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ của các số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. ∆y = 2 1 y y × 100

Đồng thời kết hợp với: Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.

Phân tích những thuận lợi khó khăn của Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú- Hậu Giang khi phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật của Nhật Bản, từ đó đưa ra các giải pháp giúp công ty vượt qua các rào cản kỹ thuật và tiến sâu hơn vào thị trường khó tính này cũng như tạo tiền đề để mở rộng thị trường xuất khẩu.

26

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢNMINH PHÚ- HẬU GIANG

3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH PHÚ- HẬU GIANG

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của công ty thủy sản Minh Phú là một doanh nghiệp tư nhân. Nó được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992 Sau 20 năm phát triển liên tục, cho đến nay Minh Phú đã trở thành một trong những công ty thủy sản hàng đầu với kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới.

Giai đoạn 1 : từ năm 1992 đến năm 2002 là thời kỳ hình thành và tích

lũy của doanh nghiệp.

Ngày 14/12/1992, doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng, ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong tỉnh.

Ngày 01/07/1998 , xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến thủy sản Minh Phú đồng thời vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng.

Giai đoạn 2 : từ năm 2002 đến tháng 05/2006 đánh dấu bằng việc

chuyển đổi từ hình thức công ty tư nhân sang công ty TNHH và phát triển nhanh về quy mô của doanh nghiệp.

Ngày 21/10/2003, công ty tiếp tục tăng vốn lên 180 tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm chức năng : kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

Giai đoạn 3 : từ 05/2006 đến nay. Tháng 5 năm 2006, Minh Phú chuyển

dần từ mô hình công ty TNHH sang mô hình công ty mẹ con.

Công ty thực hiện niêm yết với mã chứng khoán MPC (14/12/2007). Tổ chức tư vấn:Công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn (SSI). Tổ chức kiểm toán: Công ty cổ phần tư vấn và kiểm toán (A&C).

Ngày 17 tháng 08 năm 2009, Khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú-Hậu Giang công suất 40.000 tấn thành phẩm/ năm với vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD.

27

Ngày 23 tháng 06 năm 2010, đổi tên công ty thành Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú.

Ngày 26/07/2011, tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH chế biến Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang từ 500 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, Công ty mẹ Minh Phú sở hữu 97.5%.

Ngày 19/10/2013 Tập đoàn thủy sản Minh Phú đạt được thỏa thuận chào bán riêng lẻ 26,67 triệu cổ phiếu, tương đương 30.77% cổ phần của Công ty con là Công ty thủy sản Minh Phú Hậu Giang cho Công ty TNHH Mitsui & Co (Asia Paciffic) – Công ty con tại Singapore thuộc tập đoàn Mitsui

Ngày 18/11/2013 chuyển đổi tên Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú Hậu Giang thành Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang và tăng vốn điều lệ lên 866.666.670.000 đồng, trong đó Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sở hữu 67,5%, Công ty TNHH Mitsui & Co (Asia Paciffic) sở hữu 30,8% và ông Nguyễn Thanh Cần sở hữu 1,7%.

Được biết, Mitsui & Co là một công ty thương mại lâu đời của Nhật Bản, thành lập năm 1876 và hiện có mạng lưới trên khắp thế giới.

Ông Yamauchi, CEO of Asia Pacific Unit, đánh giá, trong các mối quan hệ giao thương giữa 2 nước Việt Nhật thì ngành kinh doanh tôm là một trong những ngành chủ chốt. Tính tổng bình quân thì VN hiện đang là nước cung cấp nguồn tôm lớn nhất cho Nhật trong vòng 5 năm trở lại đây, và Nhật cũng là quốc gia chiếm tỷ lệ xuất khẩu tôm cao nhất của Việt Nam.

Hiện tại công suất của Minh Phú – Hậu Giang khoảng 40.000 tấn nhiều hơn dự kiến ban đầu 15.000 tấn nhờ vào nhà máy sản xuất hiện đại, và số lượng nhân công tay nghề cao. Sản xuất ước tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2018. Công ty Mitsui sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh khi phối hợp với Minh Phú Hậu Giang và công ty thủy sản Minh Phú.

 Hiện nay, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có các công ty thành viên

sau:

1. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Quí: Sản xuất các mặt hàng truyền thống như R-PTO, R-PD, C-PTO, C-PD, HLSO, HOSO, …

2. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phát: Chủ yếu tập trung sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng như tôm tẩm bột, tempura, sushi, nobashi, …

3. Công ty TNHH Thủy Hải sản Minh Phú - Kiên Giang: Có nhiệm vụ quản lý và triển khai vùng nuôi tôm nguyên liệu của Minh Phú tại Kiên giang. Hiện tại vùng nuôi tại đây là gần 1200 héc ta.

28

4. Công ty TNHH Sản xuất Giống Thủy sản Minh Phú: Có nhiệm vụ sản xuất tôm giống để đảm bảo cho việc nuôi trồng tôm thương phẩm cung cấp cho nhà máy.

5. Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang: sản xuất tất cả các mặt hàng như công ty mẹ.

6. Công ty TNHH MTV Sản xuất Chế phẩm Sinh học Minh Phú

7. Công ty TNHH MTV Nuôi tôm Sinh thái Minh Phú: Có nhiệm vụ quản lý và triển khai vùng nuôi tôm nguyên liệu sinh thái của Minh Phú tại Ngọc Hiển Cà mau. Hiện tại vùng nuôi tại đây là gần 2700 héc ta.

8. Mseafood Corporation (nơi phân phối sản phẩm của Minh Phú có trụ sở tại Hoa Kỳ)

9. Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Minh Phú - Lộc An: Có nhiệm vụ quản lý và triển khai vùng nuôi tôm nguyên liệu của Minh Phú tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện tại vùng nuôi tại đây là gần 302,9ha.

 Một số thông tin chi tiết:

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Minh Phu - Hau Giang Seafood

Processing Corporation

- Tên giao dịch viết tắt:Minh Phu - Hau Giang Seafood Corp

- Địa chỉ: Đường số 3A, khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu

Thành, tỉnh Hậu Giang

- Mã doanh nghiệp: DL 734

- Email :minhphu@minhphu.com.vn

- Điện thoại: 0711 2228788

29  Các chính sách của công ty  Chất lượng sản phẩm

- Công ty thủy sản Minh Phú đã cam kết cung cấp chất lượng tốt và sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

- Đảm bảo các tiêu chuẩn trang phục và các yêu cầu khác về an toàn sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước.

- Tiếp tục tìm giải pháp hiện đại và duy trì chất lượng sản phẩm để đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng và người tiêu dùng.

- Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn sau: HACCP, GMP, SSOP, ISO 9001:2000, ISO 22000:2005, BRC,BAP, ACC, Global Gap… và công ty có Eu code DL145 được phép xuất hàng vào thị trường EU, tiêu chuẩn cho phòng kiểm nghiệm ISO 17025. Trong đó đạt được chứng chỉ ACC 3 sao “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị tại thị trường Hoa Kỳ” : Sao trại tôm giống, Sao đầm nuôi tôm và Sao nhà máy chế biến do tổ chức: The Accretation Committee of Aquaculture Certification Council, Inc., cấp và đạt được chứng chỉ Global Gap “Sản phẩm được phép bán trong các siêu thị tại thị trường EU”.

 Chính sách bảo vệ môi trường

- Tổng công ty đã cam kết thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thương phẩm giai đoạn, không sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể gây thiệt hại cho hệ thống sinh thái.

- Điều trị nước thải trước khi xử lý nó đi, đồng thời, thu thập và tái sử dụng khí thải sau khi xử lý.

 Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội

- Chăm sóc tốt cho sinh hoạt tinh thần và thể chất của người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm trong chuỗi sản xuất khép kín của Tổng công ty, thực hiện đầy đủ các chính sách và các quy định thị trường 'của chính phủ và xuất khẩu.

- Tạo sự đoàn kết lâu dài nếu tất cả các thành viên trong Tổng công ty. Hỗ trợ khu vực và cộng đồng địa phương nơi Công ty đặt tại, tạo ra và phát triển môi trường thân thiện giữa Tổng công ty và các hộ gia đình xung quanh.

- Chia sẻ trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động từ thiện như:

o Xây dựng trường học

30

o Đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ phúc lợi địa phương hàng năm

o Đóng góp xây dựng cho chương trình giao thông nông thôn.

o Trong năm 2011, Công ty đã xây dựng 05 cây cầu cho bà con vùngsâu vùng xa trị giá 1,5 tỷđồng)

o Tài trợ mổ mắt miễn phí cho người nghèo

o Tài trợ mổ tim

3.1.2. Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban

3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Minh Phú- Hậu Giang

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Minh Phú- Hậu Giang

3.1.2.2. Nhiệm vụ chức năng các phòng ban

 Chủ tịch hội đồng quản trị Ông: Lê Văn Quang

Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.

- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị.

- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị.

CHỦ TỊCH HĐ QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH GIÁM ĐỐC KINH DOANH GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

31

- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông.

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 Tổng giám đốc

- Định hướng hoạt kinh doanh của đơn vị.

- Tổ chức xây dựng các mốí quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế.

- Đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Tổng giám đốc có quyền điều hành quản lý toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền tuyển dụng và bố trí lao động cũng như việc đề bạt, khen thưởng, kỉ luật trong công ty.

- Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện trước nhà nước và tập thể công nhân viên của mình.

 Giám đốc quản lý chất lượng

Phụ trách hồ sơ liên quan đến chất lượng

- Đánh giá và hình thành qui chế chất lương: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ hiên có, Đồng thời tiếp nhận công nghệ mới từ khách hàng và tổ chức kinh tế, kỹ thuật trong và ngoài nước.

- Giám sát và giải quyết khiếu nại về chất lương: Quản lý và giám sát quy trình công nghệ sản xuất và chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện, đào tạo cho cán bộ kỹ thuật, công nhân các phân xưởng. Kiểm tra thực hiện theo các chương trình quản lý chất lượng.

- Cập nhật mới các tiêu chuẩn, quy định, phương pháp chuẩn của phòng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn mực của Phòng Kiểm nghiệm chuẩn cũng như của khách hàng nhập khẩu.

- Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về các chuẩn mực của Phòng Kiểm nghiệm phải đạt được và hướng tới, để được tạo điền kiện thuận lợi nhằm duy trì Phòng Kiểm nghiệm luôn đạt chuẩn quốc tế (ISO 17025).

 Giám đốc TC- Kế Toán

- Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính, hạch toán kế toán, thống kê ở công ty theo quy định pháp luật và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phản ánh ghi chép, hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng

32

- Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ có liên quan đến hàng hoá, tài sản vật tư tiền vốn, đồng thời tổ chức kiểm tra chứng từ kế toán thống kê ở tất cả bộ phận trong nội bộ công ty.

- Tính toán và trích nộp đúng đủ kịp thời các khoản thuế, các quỹ của công ty và thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả theo quy đinh của pháp luật.

- Xác định và phản ánh chính xác kịp thời đúng chế độ kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt và hư hại tài sản đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý.

- Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán tài chính và quyết toán công ty theo quy định luật pháp.

- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán thống kê, thông tin kinh tế cho các bộ phận và cá nhân có liên quan trong công ty để cùng phối hợp thực hiện.

- Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các tài liệu thuộc phạm vi mật theo quy định công ty.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo và tự đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính trong công ty, đồng thời tổ chức nghiên cứu, từng bước áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học trong công tác tài chính, hạch toán kế toán thống kê của công ty nhằm tăng hiệu năng công tác quản lý và tham mưu về mặt tài chính đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản trị sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu phân tích rào cản kỹ thuật của nhật bản đối với tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thủy sản minh phú hậu giang (Trang 34 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)