khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản
Nếu như ở thị trường Nga chú trọng kiểm tra về tỉ lệ mạ băng trong sản phẩm, nhãn mác sinh thái, vi sinh, E.coli; EU thì rào cản kháng sinh, vi sinh, E.coli chỉ riêng ở thị trường Nhật thì rào cản chủ yếu mà MP- HG gặp phải khi xuất hàng sang là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.
An toàn vệ sinh thực phẩm
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ( ATVSTP) Bộ y tế và Phúc lợi Nhật Bản (MHW) đã ban hành luật và các quy định hác có liên quan. Các yêu cầu này chứa đựng tất cả các yêu cầu đối với cá và hải sản với mục đích
64
bảo vệ người dân Nhật khỏi ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe,nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, môi trường sống. Những văn bản này bao gồm các điều khoản, yêu cầu, quy định liên quan đến độc tố của sinh vật biển, các tiêu chuẩn về vi khuẩn, vi lượng và định rõ đối với các sản phẩm cá, môi trường có chứa chất độc hại, thuốc kích thích nuôi trồng và sử dụng phụ gia thực phẩm. Nhật Bản là nước tuân thủ tuyệt đối và chặt chẽ về ATVSTP, họ thường xuyên kiểm tra các mẫu tôm và sẵn sàng hủy tại chỗ hoặc trả lại nếu phát hiện tạp chất, thậm chí ngừng nhập khẩu. Để nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản các khâu kiểm tra vô cùng gay gắt. Các doanh nghiệp phải khai báo, có các chứng từ về y tế, có kết quả kiểm tra tự nguyện và bắt buộc kiểm tra chặt chẽ với các lô hàng đáng nghi. Những yêu cầu rất cao của Nhật Bản về chất lượng và ATVSTP với hàng thủy sản đôi khi vượt quá khả năng đáp ứng của các nước đang phát triển để có thể xuất khẩu thủy sản sang Nhật và tạo thành các rào cản kỹ thuật rất khó vượt qua. Việt Nam nói chung và MP- HG nói riêng khi xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản cũng không tránh khỏi. Không chỉ đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản mà tất cả các sản phẩm nội địa đều phải qua khâu kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn này được coi là yếu tố cực kì quan trọng để một hàng hóa được lưu thông tại Nhật Bản.
Khi đời sống nhân dân được cải thiện thì nhu cầu về thực phẩm an toàn lại càng được chú trọng đặc biệt đối với mặt hàng thủy sản nguồn thực phẩm chủ yếu của người dân sứ sở hoa anh đào. Theo thống kê của VASEP thì từ năm 2010 đến nay số lượng thủy sản nói chung và cụ thể là mặt hàng tôm nói riêng gặp luôn gặp trở ngại về dư lượng kháng sinh khi xuất khẩu sang thị trường khó tính này.
Năm 2010 là Trifluralin, một chất có trong thuốc diệt cỏ được dùng xử lý nước và diệt ký sinh trùng gây bệnh cho tôm. Năm 2011 lại Enrofloxacin, một chất khánh sinh. Hai lần con tôm Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chịu nhiều sóng gió, và các doanh nghiệp Việt Nam đã tốn nhiều công của để vượt qua. Minh Phú- Hậu Giang cũng không ngoại lệ, bắt đầu đi vào sản xuất từ những tháng cuối năm 2011 công ty đã gặp ngay những rào cản kỹ thuật gắt gao từ phía Nhật Bản.
Ngày 18/5/2012, đến lượt Ethoxyquin, Nhật Bản quyết định kiểm tra 30% số lô tôm từ Việt Nam. Ethoxyquin làchất chống ôxy hóa thức ăn thủy sản nó được sử dụng rộng rãi trong bảo quản bột cá - thành phần chính của thức ăn tôm cá. Hoạt chất này được cả thế giới biết đến và nghiên cứu nửa thế kỷ nay. Người ta cho rằng độc lực của chất này còn thua xa cà phê mà số đông vẫn dùng hàng ngày. Tuy vậy, việc khống chế hàm lượng là điều cần thiết và
65
thế giới đã phổ biến tiêu chuẩn về hàm lượng tồn dư. Việt Nam luôn tuân thủ các tiêu chuẩn này. Bản thân Nhật Bản cũng cho dùng Ethoxyquin trong bột cá (75-150 ppm).
Do vậy, dư luận bất ngờ khi thấy Nhật Bản áp dụng kiểm tra dư lượng Ethoxyquin thấp hơn 10 lần so với EU. Nhật Bản quy định, dư lượng Ethoxiquin trong tôm cao nhất là 0,01 ppm, tương tự không có Ethoxyquin. Đến cuối tháng 8/2012, Nhật Bản nâng tần xuất kiểm soát hàm lượng Ethoxyquin trong tôm Việt Nam lên 100% với cùng mức dư lượng 0,01 ppm.
Tháng 1/2014 Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản lại ra thông báo chính thức về việc nâng mức dư lượng Ethoxyquin trong tôm Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản lên 0,2 ppm, tăng 20 lần so với mức 0,01 ppm trước đây. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã quyết định dỡ bỏ quy định kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về dư lượng chất này.
Các vấn đề về dư lượng Ethoxyquin vừa tạm lắng xuống thì Việt Nam lại gặp phải rào cản về loại kháng sinh khác. Năm 2014 Nhật Bản lại đưa ra cảnh báo đối với dư lượng kháng sinh trong Oxytetraxycline. Ngày 14-3-2014 Nhật Bản chính thức áp dụng chế độ kiểm tra Oxytetracycline đối với 100% lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam. Oxytetracycline là một kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm Tetracyclines. Đối với tôm nuôi trong một số trường hợp có thể được sử dụng để chống các vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
Ngoài Nhật Bản thì hiện EU cũng đã đưa ra cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam. Theo quy định của hai thị trường lớn này mức giới hạn cho phép đối với kháng sinh Oxytetraxycline lần lượt là 0,2 và 0,1 ppm. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhà nhập khẩu đã phát hiện nhiều lô hàng tôm của nước ta có dư lượng thấp nhất là 0,3 ppm và cao nhất là 2,1 ppm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được các nhà quản lý thương mại đưa ra một phần là do khâu nuôi trồng.
Là một trong những doanh nghiệp đầu tàu của xuất khẩu tôm Việt Nam Minh Phú nói chung và MP- HG nói riêng cũng gặp phải không ít khó khăn khi vướng phải các rào cản kháng sinh đó. Ước tính mỗi năm MP- HG có khoảng 3 đến 4 lô hàng bị trả về do dư lượng kháng sinh trong sản phẩm cao hơn mức cho phép ở thị trường này. Cụ thể là đối với Ethoxyquin kiểm tra được trong một số lô hàng bị lỗi phải trả về trong năm 2012 và 2013 ở mức 0,1- 0,2ppm, riêng 6 tháng đầu năm 2014 Công ty bị trả về một lô với kháng sinh Oxytetraxycline cao hơn mức cho phép là 0,2ppm. Đề cập đến vấn đề này về phía công ty cũng cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị trả
66
hàng trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân bị trả hàng
Phần lớn là do chính sách về rào cản kỹ thuật của Nhật Bản quá khắt khe
nhưng lại không quy định cụ thể rõ ràng. Ví dụ cụ thể là về Ethoxyquin: Bà
Trần Bích Nga, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, cho biết: Ethoxyquin là chất chống oxi hóa tổng hợp, được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và được quy định hàm lượng nhất định. EU quy định Ethoxyquin đối với thức ăn chăn nuôi cho phép ở ngưỡng dưới 150 ppm. Trong thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng, EU không quy định mức Ethoxyquin tối đa. Mỹ cho phép Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi với hàm lượng tối đa là 150 ppm và cũng không có quy định đối với thủy sản. Nhật Bản quy định thức ăn cho tôm là tối đa 150 ppm. Trong thực phẩm, cá Nhật Bản quy định là 1 ppm, nhưng không quy định cho giáp xác và cũng chưa có xác định cho tôm và cua. Tuy nhiên, theo quy định của Nhật Bản nếu chưa xác định được mức dư lượng cụ thể cho một loại sản phẩm cụ thể thì mức mặc định sẽ là 0,01 ppm. Do đó, sản phẩm tôm của Việt Nam đã bị áp mức kiểm soát dư lượng tối đa cho phép (Maximum Residue Limited) viết tắt theo
tiếng Anh là MRL đối với Ethoxyquin là 0,01 ppm.
Nguyên nhân thứ hai chính là sự không ổn định trong các chính sách rào cản hay chính xác hơn là sự thay đổi thất thường của các quy định với thời
gian không hợp lí. Một lô hàng từ khi sản xuất đến khi giao đến cản đích phải mất vài tháng nhưng trong thời gian này quy đối về lại có sự thay đổi đột ngột khiến lô hàng không thể đáp ứng điều kiện thích hợp ở điều kiện hiện tại thì nguy cơ bị trả hàng về là rất cao. Điển hình là sự thay đổi trong quy định về kháng sinh Ethoxyquin từ 0,01ppm với mức kiểm soát 30% trên tổng số lô hàng lại thay đổi sang mức kiểm tra 100% trên tổng số lô hàng rồi sau một vài tháng lại thành 0,2ppm tần xuất 30% ,rồi 100% và sau đó là dỡ bỏ,…
Thêm một nguyên nhân khác nữa là do chính sách nhập khẩu của từng quốc gia dùng để hạn chế hàng của nước xuất khẩu nhập vào quá nhiều nên
việc kiểm tra các lô hàng nhập khẩu sẽ gắt gao hơn chỉ cần phát hiện một lỗi nhỏ thì lô hàng đó lập tức bị xác định là phải trả về. Trong trường hợp công ty đối tác muốn nhập lô hàng đó dù biết những lỗi được tìm thấy không đáng kể cũng như không ảnh đến chất lượng hay sức khỏe người tiêu dùng thì phải làm việc trực tiếp với bộ phận hải quan và bằng một cách nào đó để lô hàng được thông quan.
67
Nguyên nhân cuối cùng là do tính bất cập trong khâu quản lý nguồn cung từ các chủ hộ cung cấp tôm cho hoạt động sản xuất của công ty. Mặc dù
đã phần nào chủ động được nguồn nguyên liệu cho công ty bằng việc sử dụng con giống chất lượng cao từ nguồn nhập khẩu,từ khâu sản xuất theo chu trình khép kín để tránh dịch bệnh nhưng trong quá trình nuôi không thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho tôm là điều cần thiết. Người nông dân lại chưa bỏ được thói quen canh tác theo tập quán cũ, sử dụng thuốc chữa bệnh cho tôm chưa hợp lý. Một ví dụ điển hình là trong giai đoạn sử dụng kháng sinh để trị bệnh thì theo quy định sau đó phải từ 10- 20 ngày mới được phép thu hoạch tôm và điều này đảm bảo không tồn tại dư lượng kháng sinh quá liều. Nhưng trong thực tế thì do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như giá cả ở thời điểm đó tăng cao, hay do chưa nắm vững quy trình sử dụng thuốc,… mà thu hoạch vội thì việc tồn tại kháng sinh là điều tất yếu. Để khắc phục được những thiếu sót trên là điều không hề dễ bởi cần sự quan tâm và gắng kết chặt chẽ từ phía đội ngũ chuyên sâu về kỹ thuật nuôi tôm và người nông dân trực tiếp sản xuất. Công ty cũng đã đưa ra nhiều phương án thiết thực trong đó có cam kết mua tôm ổn định, giá cao hơn thị trường khoảng từ 3-5% đối với những hộ không sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi hay những hộ tuân thủ quy trình nuôi tôm đảm bảo chất lượng của công ty.
Tổn thất khi hàng bị trả và hướng giải quyết
Theo thông tin từ phòng kinh doanh thì nếu một lô hàng xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản sẽ mang về cho công ty khoảng 200- 300 nghìn USD tùy theo loại mặt hàng cũng như giá cả tôm nguyên liệu ở từng thời điểm và mức lợi nhuận thu được là khoảng 5-10% trên tổng giá trị lô hàng. Trường hợp lô hàng bị trả về thì mức thiệt hại sơ bộ khoảng 32- 33 nghìn USD bao gồm các khoảng chính như: cước tàu, bao bì, phí hải quan, phí vận chuyển nội địa, các khoản khác.
Hiện tại những lô hàng bị trả về thường được bán nội địa hoặc chuyển bán nội bộ để xuất khẩu sang các thị trường khác hoặc bán trực tiếp cho các thị trường khác. Bởi lẽ tiêu chuẩn rào cản kỹ thuật của Nhật Bản quá khắc khe so với các thị trường khác nên hàng của công ty dù bị thị trường này từ chối, song vẫn có thể chuyển bán cho người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng ở các thị trường dễ tính hơn. Bởi vì các sản phẩm vẫn còn ở mức an toàn cho phép theo quy định chung của tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của thế giới. Hướng giải quyết này có thể giúp công ty thu hồi được phần nào chi phí đã bỏ ra, cũng có trường hợp khi chuyển bán cho thị trường khác lại thu được thêm lợi nhuận ngoài dự tính nhưng cũng không tránh khỏi nhiều rủi ro.
68
4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH PHÚ- HẬU GIANG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
4.3.1. Những thuận lợi
- Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôm đứng đầu cả nước MP- HG được xem là một nhân tố mới nổi đem lại nhiều bất ngờ góp phần chung vào sự thành công cho toàn ngành thủy sản. Xuất khẩu Tôm được xem là một điểm sáng vói nhiều kì vọng sẽ vực dậy được nền kinh tế thủy sản sau những tháng ngày ảm đạm do ngành xuất khẩu cá của chúng ta đang khuất dần. Sự không ngừng nổ lực của công ty đã tạo thành cơ hội để tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.
- Việc thừa hưởng chuỗi cung ứng sẵn có từ công ty mẹ đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát được nguồn nguyên liệu, chủ động được nguồn cung cho nhà máy sản xuất và cắt giảm được các khoảng chi phí cho việc mua thức ăn, chọn nguồn cung ứng, chi phí kiểm tra nguồn cung,…để từ đó là giảm giá thành sản phẩm nâng cao được tính canh tranh.
- Có đội ngũ quản lí giàu kinh nghiệm định hướng tầm nhìn chiến lược tốt cho công ty. Đây là điều rất quan trọng để công ty phát triển một cách bề vững giữa những chuyển biến liên tục và bất thường của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của Thế Giới nói chung.
- Việc đầu tư xây dụng phòng thí nghiệm riêng hiện đại và là phòng thí nghiệm duy nhất của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế đã tạo tiền đề vững chắc để các đối tác nước ngoài đặt niềm tinvào các sản phẩm chất lượng của công ty. Tạo cơ hội để đưa các sản phẩm của công ty đi khắp Thế Giới.
- Việc kiểm soát tốt được dịch bệnh (EMS) gây tôm chết sớm kể từ đầu năm 2012 cũng được xem là một lợi thế của MP- HG. Cho đến nay EMS vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để ở nhiều quốc gia được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam nói chung và MP- HG nói riêng như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…trong ngành xuất khẩu tôm.
- Thêm một cơ hội khác nữa cho xuất khẩu tôm của MP- HG là nguồn lao động dồi dào với tay nghề và độ khéo léo cao vừa đảm bảo đúng số lượng vừa đáp ứng được tính thẩm mỹ trong từng sản phẩm. Trái ngược với các lợi thế trên Thái Lan đang phải đối mặt với tình trạng lao động nô lệ ở quốc gia mình, một thực trạng khá lâu nhưng chỉ mới được đề cập và làm sáng tỏ trong thời gian gần đây. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho tôm của Thái Lan chật đường hơn trong việc xuất khẩu bởi không ít doanh nghiệp ở Nhật và EU từ chối nhập hàng với số lượng lớn từ thị trường truyền thống này.
- Và một cơ hội nữa tưởng chừng như nghịch lí ở MP- HG đó chính là rào cản kỹ thuật khắc khe từ phía Nhật Bản. Rào cản kỹ thuật của Nhật đã vô
69
tình phân loại một cách rõ ràng sự mạnh yếu giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước với nhau, vô hình chung đã loại bớt các doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh. Cùng với mức kiểm soát chặt chẽ (nhỏ