Chức năng của từng phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 35)

6. Các nhận xét khác:

3.2.2 Chức năng của từng phòng ban

3.2.2.1 Ban Giám đốc

Điều hành chung mọi hoạt động của Chi nhánh, có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việ tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với nhân viên đồng thời là người chịu toàn bộ trách nhiệm với Ngân hàng cấp trên.

3.2.2.2 Phòng kế toán

Có chức năng thực hiện các bút toán như: kế toán các khoản thu chi trong ngày. Mở tài khoản mới cho khách hàng, thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa Ngân hàng với khách hàng, với Ngân hàng khác và với Ngân hàng Trung ương.

3.2.2.3 Phòng tiền tệ kho quỹ

Nhiệm vụ chủ yếu của phòng tiền tệ kho quỹ là thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu chi phát sinh trong ngày, phát hiện và ngăn chặn tiền giả quản lý Ngân phiếu thanh toán, bảo quản chứng từ quan trọng, giấy tờ thế chấp tài sản khách hàng.

3.2.2.4 Phòng khách hàng cá nhân

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ hay ngoại tệ. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng cá nhân.

3.2.2.5 Phòng khách hàng doanh nghiệp

Là phòng thực hiện trực tiếp các giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để vốn bằng VNĐ hay ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ lên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp.

3.2.2.6 Phòng tổ chức hành chánh

Phòng tổ chức hành chánh thực hiện nhiệm vụ tổ chức, săp xếp, bố trí phân công nhân sự giữa các phòng với nhau, tạo điều kiện cho các phòng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của minh như: cung cấp thiết bị, đồ dùng, bố trí nhân lực, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên chính thức trong Ngân hàng. Tổ chức điều chỉnh về tiền lương, bảo hiểm và các trợ cấp về hưu trí.

3.2.2.7 Phòng giao dịch

Phòng giao dịch gồm trưởng phòng và các nhân viên có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, thu vốn, ngoại tệ, cầm cố theo ủy quyền của giám đốc, nói chung phòng giao dịch hoạt động giống như một Chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang.

3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK HẬU GIANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Trong thời gian hoạt động từ năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình kinh doanh của mình. Ngân hàng ngày càng được nhiều người biết đến. Mặc dù, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang đi vào hoạt động chưa bao lâu mới từ tháng 8/2010 nhưng những mặt tích cực đem lại cho ngành và kinh tế tỉnh cũng không hề nhỏ. Sau đây là kết quả kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2011- 6 tháng đầu năm 2014 được thể hiện như sau:

Bảng 3.1 Thu nhập của Vietinbank Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % - Thu từ lãi vay 56.376 88.760 115.832 32.384 57,44 27.072 30,50 - Thu ngoài lãi 1.874 2.615 2.428 741 39,54 (187) (7,15) Tổng thu nhập 58.250 91.375 118.260 33.125 56,87 26.885 29,42

Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Hậu Giang, 2011 – 2013

3.3.1 Tổng thu nhập

Thu nhập là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM. Các Ngân hàng luôn mong muốn đạt được lợi nhuận cao chủ yếu do sự gia tăng của thu nhập và một phần của việc giảm thiểu các chi phí. Thu nhập càng cao với một mức độ chi phí hợp lý càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của NHTM.

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng: Tổng thu nhập của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang qua các năm đều tăng, thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 90% trong tổng thu nhập. Năm 2011, thu nhập của Chi nhánh đạt thấp nhất trong 3 năm từ năm 2011–2013 chỉ đạt 58.250 triệu đồng vì Chi nhánh chỉ mới đi vào hoạt động từ tháng 8/2010, khách hàng còn ít biết đến, kinh nghiệm hoạt động còn non trẻ. Nhưng sang năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn

cầu, hệ thống Ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu gặp rất nhiều trở ngại, vấn đề nợ xấu,… nhưng Vietinbank Hậu Giang vẫn đạt được thu nhập khá cao so với năm 2011, thu nhập tăng lên 91.375 triệu đồng đạt tỷ lệ 56,87% tức là tăng lên 33.125 triệu đồng. Đây là dấu hiệu rất khả quan cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trước biến động kinh tế thị trường và Chi nhánh đã từng bước hoàn thiện trong bộ máy tổ chức cũng như trong quá trình kinh doanh. Không những chỉ dừng lại ở đó, bước sang năm 2013, thu nhập của Chi chánh tiếp tục tăng với tổng số tiền là 118.260 triệu đồng tăng 26.885 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ 29,42%. Trong đó, thu nhập từ lãi vay chiếm tỷ lệ khá cao. Thu nhập từ lãi vay chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Năm 2011, thu nhập từ hoạt động cho vay đạt 56.376 triệu đồng. Sang năm 2012, thu nhập từ lãi vay của Chi nhánh có bước nhảy vượt bậc đạt 88.760

triệu đồng tăng 32.584 triệu đồng tương đương 57,44% so với năm 2011. Đến năm 2013, thu từ lãi tiếp tục tăng 115.832 triệu đồng, so với năm 2012 thu nhập từ lãi vay có bước tăng nhẹ 27.072 triệu đồng. Bên cạnh, thu nhập chính từ lãi vay Chi nhánh vẫn còn có nguồn thu từ các hoạt động khác chẳng hạn như các dịch vụ làm thẻ, phí dịch vụ chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ,… Mặc dù, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của Chi nhánh nhưng trong giai đoạn từ năm 2011 –2013 nguồn thu nhập này tăng nhẹ. Năm 2012, thu nhập từ hoạt động ngoài lãi vay đạt cao nhất trong 3 năm, đạt 2.615 triệu đồng tăng 39,54% so với năm 2011. Nhưng năm 2013, mức thu nhập này đã giảm nhẹ 7,15% so với năm 2012.Theo xu hướng đó 6th 2014, thu nhập của Chi chánh so với 6th 2013 đạt được như sau:

Bảng 3.2 Thu nhập của Vietinbank Hậu Giang trong 6th 2013 – 6th 2014

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 6th 2013 6th 2014 6

th

2014/6th 2013

Số tiền %

Thu từ lãi vay 53.395 61.451 8.056 15,09

Thu ngoài lãi 1.580 1.473 (107) (6,77)

Tổng thu nhập 54.975 62.924 7.949 14,46

Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Hậu Giang, 6th 2013 – 6th2014

Trong 6th 2014, thu nhập của Vietinbank Hậu Giang đã đạt là 62.924 triệu đồng tăng 14,46% so với 6th 2013. Trong đó, thu từ hoạt động lãi vay đạt 61.451 triệu đồng tăng với tốc độ 15,09% so với 6th 2013. Tuy nhiên, thu ngoài lãi vay giảm 107 triệu đồng. Từ đó có thể thấy rằng, Chi nhánh đã và đang cố gắng thực hiện nhiều biện pháp tích cực để phát triển các hoạt động dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như tăng thu nhập, lợi nhuận cho Ngân hàng. Đây là điểm rất đáng mừng của Chi chánh trong quá

trình hoạt động kinh doanh còn mới với khách hàng và chịu nhiều áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng sẵn có trên địa bàn.

Mặc dù, Chi chánh ra đời và đi vào hoạt động trong giai đoạn nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn và nhiều biến động như việc biến động lãi suất liên tục, nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như hệ thống Ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc nhưng Chi nhánh vẫn đạt được thu nhập từ lãi vay tăng khá cao qua các năm. Cho thấy Ngân hàng đã đi vào nề nếp hoạt động, nhận được sự quan tâm hỗ trợ của ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như Trụ sở, sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo tỉnh nhà, nhu cầu vốn của khách hàng trong tỉnh tăng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Chứng tỏ rằng, Chi nhánh đã thực hiện tốt hoạt động tín dụng về số lượng và cả chất lượng cũng như đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Tóm lại, qua các năm ta thấy rằng cơ cấu thu nhập của Vietinbank Hậu Giang còn nghiêng về thu nhập từ lãi, tức là chủ yếu thu từ hoạt động tín dụng. Đây là hoạt động truyền thống của các Ngân hàng Thương mại nói chung và của Vietinbank Chi nhánh Hậu Giang nói riêng nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường. Chính vì vậy, để đảm bảo phát triển bền vững Ngân hàng nên phân tán rủi ro, điều chỉnh lại cơ cấu thu nhập theo hướng an toàn, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ từ các hoạt động khác để nguồn thu ngày càng tăng cao và tránh được rủi ro.

3.3.2 Chi phí

Chi phí là chỉ tiêu đánh giá mức độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng luôn muốn đạt được thu nhập tăng cao, chi phí giảm thấp hoặc ở mức độ hợp lí không tăng. Vì vậy, nhà quản trị luôn tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí giúp nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh, thu nhập tăng cao qua các năm từ năm 2011 – 6th 2014 thì chi phí của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang cũng tăng qua các năm được thể hiện như sau:

Bảng 3.3 Chi phí hoạt động của Vietinbank Hậu Giang (2011 – 2013) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Chi phí lãi 50.624 79.688 92.596 29.064 57,41 12.908 16,20 Chi phí ngoài lãi 6.424 8.552 16.931 2.128 33,13 8.379 97,98 Tổng chi phí 57.048 88.240 109.527 31.192 54,68 21.287 24,12

Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Hậu Giang, 2011 – 2013

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2011 tổng chi phí hoạt động của Chi nhánh là 57.048 triệu đồng. Trong đó, chi phí lãi là 50.624 triệu đồng. Đến năm 2012, tổng chi phí hoạt động của Chi nhánh tăng thêm 31.192 triệu đồng tức tăng tương đương với tốc độ 54,68% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng chi trả chi phí từ HĐV nhiều. Ngoài ra, Ngân hàng còn phải đầu tư thêm trang thiết bị, chi phí mở rộng thị trường, chi trả lương thưởng cho nhân viên cũng tăng thêm. Đến năm 2013, chi phí tiếp tục đội lên cao 109.527 triệu đồng tăng 24,12% so với năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí mua vốn từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chiếm 57,70 % tổng chi phí. Tuy nhiên, ta có thể thấy, tốc độ tăng chi phí của năm 2013 giảm so với năm 2012, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ Ngân hàng đã đạt hiệu quả trong việc giảm chi phí tăng lợi nhuận. Trong đó, chi phí từ việc chi trả lãi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Năm 2012, chi phí cho chi trả lãi là 79.688 triệu đồng. Sang năm 2013, chi phí lãi tiếp tục tăng 92.596 triệu đồng tương đương với tốc độ 16,20%. Nguyên nhân là do trong năm dư nợ tăng cao, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhiều vốn huy động không đáp ứng kịp thời cho nên việc mua vốn từ Hội sở tăng làm cho chi phí trả lãi tăng là điều không tránh khỏi. Theo xu hướng đó, trong 6th 2014, chi phí của Chi nhánh tăng 60.917 triệu đồng tương đương 24,47% so với 6 tháng đầu năm 2013 là 48.940 triệu đồng. Trong đó, chi phí trả lãi tăng 33,84% so với 6th 2013, chi phí ngoài lãi giảm nhẹ 8,77%.

Bảng 3.4 Chi phí hoạt động của Vietinbank Hậu Giang (6th2013–6th2014) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 6th 2013 6th 2014 6 th 2014/6th 2013 Số tiền % Chi phí lãi 38.178 51.099 12.921 33,84

Chi phí ngoài lãi 10.762 9.818 (944) (8,77)

Tổng chi phí 48.940 60.917 11.977 24,47

3.3.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các Ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng mình

Triệu đồng

Năm

Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Hậu Giang, 2011 – 2013

Hình 3.2 Lợi nhuận của Vietinbank Hậu Giang giai đoạn 2011 - 2013 Dựa vào hình 3.2 ta có thể thấy rằng lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang qua các năm từ năm 2011 – 6th 2014 có sự biến đổi. Nhìn chung, lợi nhuận của Chi nhánh có xu hướng tăng trưởng qua các năm tạo nên tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Năm 2011, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 1.202 triệu đồng nhờ vào sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh mặc dù mới đi vào hoạt động lợi nhuận còn khá thấp so với các Ngân hàng sẵn có trên địa bàn nhưng đây vẫn là điểm đáng mừng cho Chi nhánh. Đến năm 2012, đây là một năm đầy khó khăn cho toàn hệ thống Ngân hàng khi tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng đang ở mức báo động, dư nợ lại không có dấu hiệu tăng trưởng. Một số Ngân hàng đứng trước nguy cơ tái cấu trúc và sáp nhập. Đặc biệt là việc ồn ào xung quanh vấn đề NHTM ACB. Trong giai đoạn khó khăn này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang vẫn kinh doanh có lợi nhuận đạt 3.135 triệu đồng tăng 1.933 triệu đồng tương đương 160,80% so với năm 2011. Điều này cho thấy, Vietinbank Hậu Giang đã có bước đi đúng đắn trong công tác thẩm định, thu nợ và chất lượng phục vụ. Bước sang năm 2013, lợi nhuận không chỉ dừng lại ở đó mà nó tiếp tục tăng

lên 8.733 triệu đồng tăng 5.598 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ 178,56%. Trong năm, Ngân hàng đã đặt ra các chỉ tiêu để phấn đấu tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi dành cho khách hàng. Vì thế mà, lợi nhuận đã được tăng cao qua 3 năm hoạt động. Đến 6th 2014, lợi nhuận của Ngân hàng có bước chùng xuống so với 6 tháng đầu năm 2013. Lợi nhuận trong 6th 2104 chỉ đạt 2.017 triệu đồng trong khi đó 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận lên đến 6.035 triệu đồng giảm 66,58%. Nguyên nhân trong 6th 2014 chi phí tăng do đầu tư thêm vào việc mở thêm phòng giao dịch trên địa bàn Ngã Bảy, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc hiện đại.... Bên cạnh đó, những biến động của thị trường do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và do tình hình lạm phát tăng cao ở những năm 2011 đã làm cho tình hình chi phí tăng cao ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Ngân hàng có sự tăng giảm không đồng đều. Thu nhập và chi phí của Chi nhánh có sự chênh lệch không đáng kể, Chi nhánh cần có biện pháp, kế hoạch tiết kiệm chi phí tăng thu nhập nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận.

3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH HẬU GIANG VIETINBANK CHI NHÁNH HẬU GIANG

3.4.1 Thuận lợi

Hậu Giang là vùng đất trẻ, giàu tiềm năng, là nơi mưa thuận, gió hoà, không sống thần, ít bão lũ, thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)