6. Các nhận xét khác:
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CH
VIETINBANK CHI NHÁNH HẬU GIANG
3.4.1 Thuận lợi
Hậu Giang là vùng đất trẻ, giàu tiềm năng, là nơi mưa thuận, gió hoà, không sống thần, ít bão lũ, thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Khai thác tốt mọi tiềm năng và lợi thế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng quy mô đô thị, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Trên bước đường đi tới, tỉnh Hậu Giang mong muốn tiếp tục hợp tác có hiệu quả của các tỉnh bạn, các ngành, các tổ chức quốc tế và bạn bè gần xa. Với tiềm năng sẵn có và truyền thống mến khách, Hậu Giang luôn mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến với Hậu Giang, các nhà đầu tư sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành công dự án. Bên cạnh ngày nay, thành phố Vị Thanh còn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao thông của tỉnh Hậu Giang, là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Hậu Giang và tiểu vùng Tây sông Hậu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Cơ cấu kinh tế của thành phố Vị Thanh đang phát triển theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, thành phố Vị Thanh có nhu cầu vốn đầu tư lớn cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của một đô thị tỉnh lỵ đang phát triển. Nằm trên địa bàn
tỉnh có những thuận lợi như vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang có những điều kiện thuận lợi sau :
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương cùng với sự hỗ trợ của các ban ngành có liên quan giúp cho Vietinbank Hậu Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tỉnh Hậu Giang có phạm vi địa bàn hoạt động rộng khắp các xã, huyện, thị trấn trong tỉnh.
- Thị trường tài chính ở tỉnh nhà còn nhiều tiềm năng phát triển. Thêm vào đó, số lượng các tài khoản tại chi nhánh Ngân hàng còn ít so với số lượng dân số của tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh Vietinbank Hậu Giang trẻ, có trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc cùng với ban lãnh đạo tận tâm, kỉ cương và trách nhiệm tạo nên khối đoàn kết vững mạnh giữa lãnh đạo và nhân viên giúp cho Vietinbank Hậu Giang ngày càng phát triển và lớn mạnh, uy tín và thu hút nhiều khách hàng.
- Với hơn 3 năm hoạt động trụ sở chi nhánh Vietinbank Hậu Giang ngày càng được nâng cấp cải tạo cùng với trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại giúp tăng hiệu quả làm việc tạo lòng tin gắn bó từ nơi khách hàng.
- Phần đông dân số tỉnh Hậu Giang có thu nhập trung bình, phù hợp với các hoạt động bán lẻ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang.
Đó là một trong những cơ hội tiềm năng của Ngân hàng tại Hậu Giang, tuy nhiên việc huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng hiện nay của các Ngân hàng tại Hậu Giang vẫn chứa đựng nhiều khó khăn cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngành.
3.4.2 Khó khăn
Chi nhánh Vietinbank Hậu Giang được thành lập tháng 3/2010 và đi vào hoạt động vào tháng 8/2010, trong nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, áp lực: sức mua trên thị trường thấp, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm nên không tránh khỏi những khó khăn mà Chi nhánh gặp phải:
- Tình hình dịch bệnh lan rộng nên gây khó khăn trong công tác cho vay cũng như thu nợ của Ngân hàng.
- Khó khăn do nhận thức của khách hàng về dịch vụ của chi nhánh Ngân hàng chưa cao mà đặc biệt là khách hàng ở các xã nông thôn - chiếm phần lớn dân số của tỉnh nhà, khách hàng còn tỏ ra e ngại khi sử dụng các dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng.
- Khó khăn do áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng Chi nhánh trên địa bàn Thành phố Vị Thanh - Hậu Giang.
- Công việc Markrting còn hạn chế cho nên việc quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Ngân hàng còn hạn chế.
- Tình trạng huy động vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi của người dân còn hạn chế công tác mở rộng thị phần trong dân cư còn gặp nhiều khó khăn.
- Chịu sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc ban hành các điều luật mới đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên cập nhật và đổi mới.
3.4.3 Định hướng phát triển
Cuối năm 2013 đầu năm 2014, tình hình kinh tế tỉnh Hậu Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Căn cứ vào tinh hình trên Chi nhánh Vietinbank Hậu Giang đã đề ra phương hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2014 và những năm tiếp theo như sau:
- Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và giảm tỷ lệ NQH trên dư nợ dưới 10% và tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trên dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Chi nhánh sẽ mở rộng và phát triển thêm mạng lưới Phòng giao dịch ở Ngã Bảy, Huyện Châu Thành A phục vụ nhu cầu của khách hàng.
- Chi nhánh nâng cao cơ sở hạ tầng với định hướng: Xây dựng trụ sở mới với 7 tầng tại Trung tâm Thành phố Vị Thanh.
- Phấn đấu đến năm 2015 thị phần về nguồn vốn chiếm 15%, tín dụng chiếm 17%; đến năm 2017 lần lượt là 20%, 25%...
- Nghiên cứu và phát tiển các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh và phát triển thương hiệu.
- Đảm bảo tỉ lệ an toàn hoạt động kinh doanh
- Tăng cường quản trị rủi ro, kiểm tra và kiểm soát nội bộ.
- Đáp ứng nhu cầu vốn vay có hiệu quả, cung ứng sản phẩm có chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẬU GIANG
4.1 SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG
Bất kì doanh nghiệp hay tổ chức nào muốn đi vào hoạt động và hoạt động có hiệu quả, kinh doanh có lợi nhuận thì trước tiên đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định đủ để hoạt động và kinh doanh. Đối với các Ngân hàng điều này cũng không ngoại lệ, nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng Ngân hàng muốn kinh doanh có lời và hoạt động hiệu quả thì cần phải có nguồn vốn lớn, mạnh để tồn tại và hoạt động lâu dài trên thị trường cùng cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ khác. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu các nguồn vốn chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 6th 2014 để có cái nhìn rõ và khách quan hơn nguồn vốn của Vietinbank Hậu Giang.
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Hậu Giang (2011 – 2013)
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 186.854 256.317 354.385 69.463 37,18 98.068 38,26 Vốn điều chuyển 242.582 308.044 310.818 65.462 26,99 2.774 0,90 Tổng nguồn vốn 429.436 564.361 665.203 134.925 31,42 100.842 17,87
Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Hậu Giang, 2011 – 2013
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 tổng nguồn vốn của Vietinbank Hậu Giang tăng qua các năm. Trong đó, vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn.
Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ lệ thấp hơn vốn điều chuyển nhưng qua các năm vốn huy động có chiều hướng tăng. Kể từ khi thành lập cho đến nay Vietinbank Hậu Giang đã tích cực tập trung cho công tác huy động vốn với mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Nhờ vào đó mà nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011, nguồn vốn huy động của Chi nhánh được 186.854 triệu đồng chiếm 43,51% trên tổng vốn nguồn vốn. Con số huy động tương đối nhỏ nhưng do Chi nhánh mới đi vào hoạt động tháng 8/2010 nên số vốn huy động được như vậy cũng là một dấu
hiệu tốt cho Chi nhánh. Sang năm 2012, mặc dù trong năm lãi suất tiền gửi bắt đầu có xu hướng giảm xuống do Chính phủ khống chế mức trần lãi suất cho vay ở các Ngân hàng Thương mại nhằm kiềm chế lạm phát nhưng tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Hậu Giang vẫn tăng mạnh, tăng 69.463 triệu đồngso với năm 2011 tương đương với tỷ lệ là 37,18%. Để thực hiện tốt công tác này, Ngân hàng đã cố gắng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều phương thức hoạt động cũng như nhiều chương trình hấp dẫn mới lạ, phong phú thu hút khách hàng, đặc biệt là về vấn đề cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của người dân trên địa bàn. Đến năm 2013, tổng vốn huy động của Chi nhánh có bước tăng đáng kể, từ 256.317 triệu đồng năm 2012 đến năm 2013 tăng lên 354.385 triệu đồng, tức là tăng lên 98.068 triệu đồng tương ứng với 38,26% so với năm 2012. Từ đó ta có thể thấy rằng, nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm khá hiệu quả với nhiều hình thức tiết kiệm, nhiều chương trình ưu đãi khách hàng trong khi Ngân hàng mới đi vào hoạt động chịu sự cạnh tranh của nhiều Ngân hàng sẵn có trên địa bàn. Cho nên, việc nhận vốn từ Hội sở là việc đương nhiên đối với Chi nhánh trẻ để bù đắp những khoản thiếu hụt cho vay trong khi vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, tuy nhiên trong thời gian gần đây thì nguồn vốn điều chuyển này có xu hướng giảm trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Cụ thể như sau: Qua các năm vốn điều chuyển của Vietinbank Hậu Giang có xu hướng tăng và chiếm tỉ lệ hơn 50% trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Năm 2011, nhận vốn điều chuyển từ Hội sở là 242.582 triệu đồng chiếm 56,49% trên tổng nguồn vốn. Sang năm 2012, nguồn vốn này có xu hướng tăng với tỉ lệ là 26,99% so với năm 2011 vốn điều chuyển tăng 65.462 triệu đồng. Năm 2013, Chi nhánh tiếp tục nhận vốn điều chuyển từ Hội sở, có tăng nhưng tăng nhẹ nếu như năm 2012 là 308.044 triệu đồng thì năm 2013 là 310.818 triệu đồng tăng với tỉ lệ rất thấp chỉ có 0,90%. Để đạt được kết quả như trên đó là nhờ vào các chủ trương, chính sách mở rộng khách hàng của Chi nhánh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng trả một khoản phí hợp lí cho khách hàng, nhân viên phục vụ vui vẻ, nhiệt tình, niềm nở vì vậy góp phần làm cho số lượng cũng như chất lượng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng cao và có những dấu hiệu tích cực. Chỉ riêng 6th 2014 tổng nguồn vốn của Chi nhánh đã tăng vọt lên đến 678.911 triệu đồng tăng 16,26% so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó, nguồn vốn huy động đạt được 391.346 triệu đồng chiếm 57,64% tổng nguồn vốn, tăng 36,30% so với 6th 2013 trong khi đó vốn điều chuyển giảm nhẹ 3,12%.
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank Hậu Giang (6th2013 – 6th 2014) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th 2013 6th2014 6 th 2014/6th 2013 Số tiền % Vốn huy động 287.117 391.346 104.229 36,30 Vốn điều chuyển 296.853 287.565 (9.288) (3,12) Tổng nguồn vốn 583.970 678.911 94.941 16,26
Nguồn: Phòng KHDN Vietinbank Hậu Giang, 6th 2013 – 6th2014
Từ kết quả phân tích trên ta có thể thấy rằng các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thường là dựa vào nguồn vốn huy động được để cho vay, từ đó tạo ra lợi nhuận do từ phần chênh lệch lãi suất. Vì vậy, khi Ngân hàng huy động được nhiều vốn và sử dụng nguồn vốn cho vay có hiệu quả thì sẽ mang về thu nhập cũng như lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Vì thế mà, Chi nhánh buộc phải nhận vốn từ Hội sở mà thường vốn điều chuyển từ Hội sở thì lại thường có lãi suất cao hơn lãi suất huy động, như vậy thì phần chênh lệch lãi suất sẽ không cao, lợi nhuận của Ngân hàng có thể bị giảm. Vì vậy, Chi nhánh nên cần có những chủ trương, chính sách để thu hút nguồn vốn từ phía dân cư trên địa bàn cũng như các huyện lân cận một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đem lại lợi nhuận có thể cao nhất cho Ngân hàng.
4.2 SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG
Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của các NHTM và chứa đựng nhiều rủi ro. Đây là một hoạt động sử dụng vốn mang lại nhiều lợi nhuận cho các Ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của tín dụng là huy động vốn với lãi suất thấp và sử dụng số vốn đó đem cho vay với lãi suất cao hơn để nhận lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất. Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngày càng tăng cao. Dựa vào khả năng vốn của mình mà từng Ngân hàng sẽ có chiến lược sử dụng vốn tối ưu nhất nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho Ngân hàng. Trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động trong tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn và bất ổn. Lãi suất biến động không ngừng cả về lãi suất huy động và lãi suất cho vay ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và tiêu hao nhiều chi phí.
Trong những năm qua, mặc dù các Ngân hàng ở Việt Nam đang có xu hướng mở rộng cơ cấu hoạt động nhằm giảm các tỷ trọng hoạt động tín dụng để tăng tỷ trọng các hoạt động dịch vụ, hướng tới một Ngân hàng bán lẻ hiện đại. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang
cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng hiện nay. Hoạt động tín dụng có ý nghĩa sống còn tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các hình thức cho vay rất đa dạng cho từng đối tượng khách hàng, ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cũng như những tác động xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn không ngoại trừ. Những phân tích cụ thể về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, NQH và nợ xấu của hoạt động tín dụng sẽ cho ta thấy được điều đó. Từ đó, có thể tìm ra được những nguyên nhân những tác động xấu ảnh hưởng đến tín dụng. Và giúp cho Ngân hàng giảm thiểu, hạn chế rủi ro, hoạch định chiến lược kinh doanh an toàn và hiệu quả trong những năm tiếp theo.
4.2.1 Sơ lược hoạt động tín dụng tại Vietinbank Hậu Giang trong giai đoạn 2011 - 2013
Dựa vào bảng 4.3, ta có thể nhận thấy tình hình sử dụng vốn của Vietinbank Hậu Giang có dấu hiệu tốt, các doanh số như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, NQH tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang qua các năm có xu hướng tăng. Cụ thể tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các năm như sau: