6. Các nhận xét khác:
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
2.1.3.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay chính là số tiền Ngân hàng đã cho khách hàng vay ra trong kỳ bao gồm cả nợ cho vay trong kỳ mà Ngân hàng đã thu hồi lại được trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại. Đồng thời, phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của khách hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng là không tốt.
2.1.3.2 Doanh số thu nợ
Là tất cả các khoản thu nợ mà Ngân hàng đã thu hồi trong một khoản thời gian nhất định không phân biệt thời điểm cho vay.
2.1.3.3 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh dư nợ tại một thời điểm nhất định mà Ngân hàng chưa thu hồi lại vốn. Tổng dư nợ cho vay bao gồm tổng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Tuy nhiên, tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của Ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng vượt quá khả năng về vốn cũng như kiểm soát khả năng rủi ro của Ngân hàng hoặc mức dư nợ cao hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức lãi suất cho vay của Ngân hàng thấp hốn với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.
2.1.3.4 Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản NQH.
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
2.1.4.1 Thu nhập lãi từ HĐTD trên tổng thu nhập (%)
Thu nhập lãi từ HĐTD trên tổng thu nhập =
Thu nhập lãi từ HĐTD
x 100 Tổng thu nhập
Đây là chỉ số phản ánh mức đóng góp của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ Ngân hàng
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng.
2.1.4.2 Thu nhập lãi từ HĐTD trên chi phí sử dụng vốn
Thu nhập lãi từ HĐTD trên
chi phí sử dụng vốn =
Thu nhập lãi từ HĐTD Chi phí sử dụng vốn Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí lãi thu về được bao nhiêu đồng thu nhập lãi. Chỉ số này phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt.
2.4.1.3 Thu nhập lãi từ HĐTD trên dư nợ bình quân
Thu nhập lãi từ HĐTD trên
dư nợ bình quân =
Thu nhập lãi từ HĐTD Dư nợ bình quân Đây là chỉ tiêu đánh giá thu nhập lãi từ HĐTD trên 1 đồng dư nợ bình quân của Ngân hàng. Một đồng dư nợ sẽ mang về bao nhiêu đồng thu nhập lãi từ HĐTD cho Ngân hàng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ chất lượng TD càng tốt.
2.4.1.4 Chi phí ử dụng vốn trên dư nợ bình quân
Chi phí sử dụng vốn trên
dư nợ bình quân =
Chi phí sử dụng vốn Dư nợ bình quân Đây là chỉ số phản ánh chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra trên 1 đồng dư nợ Ngân hàng phải chi trả bao nhiêu đồng.
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
2.1.5.1 Chỉ số rủi ro tín dụng (%)
Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ quas hạnđo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng có chỉ số này càng thấp thì dịch vụ tín dụng càng cao.
2.1.5.2 Chỉ số nợ quá hạn trên dư nợ (%)
Nợ quá hạn trên dư nợ =
Nợ quá hạn Dư nợ
Nợ xấu trên tổng dư nợ = Nợ xấu
Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ, góp phần đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt và ngược lại.
2.1.5.3 Hệ số trích lập dự phòng tín dụng(%)
Hệ số trích lập dự phòng RRTD = Tổng dự phòng RRTD
Dư nợ bình quân Trong đó:
Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm 2
Hệ số trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát rủi ro cũng như xử lý các rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng của TCTD.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập là số liệu thứ cấp từ:
- Thu thập từ các báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hậu Giang qua 3 năm 2011 – 2013 và 6thangs đầu năm 2014;
- Báo cáo quyết toán của Ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014;
- Báo cáo tín dụng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Thông qua số liệu thu thập được:
- Đưa ra nhận xét chung về vấn đề phân tích để đánh giá một cách tổng quát vấn đề;
- Đánh giá cụ thể từng phần riêng biệt trong tổng thể để đưa ra nguyên nhân và giải pháp cho từng phần;
- So sánh tỷ trọng từng khoản mục, xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích;
- So sánh số tuyệt đối, tương đối giữa các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2013, 6 tháng 2014.
Phương pháp so sánh tuyệt đối:
Y = y1 – y0
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau
Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh tương đối:
Y = 100*(y1 – y0)/ y0
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau
Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết hợp với biểu bảng và hình để phân tích những số liệu cần thiết làm cơ
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN