CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu đánh giá sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình ở huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 70)

Các cơ sở đề xuất giải pháp và các giải pháp tăng sự hỗ trợ của hộ gia đình huyện Phong Điền được trình bày ngắn gọn trong sơđồ sau:

Hình 5.1 Sơđồ giải pháp tăng sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình huyện Phong Điền. SỰ HỖ TRỢ Chi phí đánh đổi Chú trọng vềý thức của người dân với môi trường, văn hóa giao tiếp Tăng cường các hoạt động chiêu thị, tuyên truyền bảo vệ môi trường Lợi ích xã hội Tăng lợi ích xã hội bằng việc chú trọng vào giao thông, cải thiện cơ sở hạ tầng Khắc phục hệ thống giao thông, kết hợp đầu tư giao thông thủy bộ Sự gắn bó Chú trọng việc liên kết giữa hộ gia đình với công ty du lịch, chính quyền và các hộ gia đình khác Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với chính quyền địa phương, công ty du lịch và các hộ gia đình khác Lợi ích các nhân Tăng lợi ích cá nhân bằng cách sáng tạo, cải tiến sản phẩm Thiết kế những sản phẩm mới lạ, đặc thù với góa phù hợp, kết hợp tiêu thụ sản phẩm tại chỗ Sự tham gia Chú trọng về nguồn nhân lực khi tham gia các hoạt động du lịch Thiết kế chương trình đào tạo riêng. Cho các hộ gia đình tham gia vào cung

ứng dịch vụ

60

Từ kết quả phân tích thực trạng về sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của họ trong việc phát triển du lịch ở địa phương, tác giả rút ra một số nguyên nhân, tồn tại ảnh hưởng đến sự

hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ như sau:

Thứ nhất, khi tham gia vào các hoạt động du lịch thì nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng và cần phải đào tạo, huấn luyện đúng đắn trong bất kì lĩnh vực nào, nhất là đối với ngành có chất lượng dịch vụ gắn liền với sự phục vụ của nhân viên như du lịch. Tuy nhiên, trình độ giao tiếp và tính chuyên nghiệp trong phục vụ của các hộ gia đình còn khá kém. Thực trạng cho thấy, phần đông các hộ gia đình đều có thái độ vui vẻ, nhiệt tình đón khách tuỳ nhiên trình độ học vấn còn yếu, nhất là khả năng giao tiếp về ngoại ngữ trong khi lượng khách du lịch không chỉ có khách nội địa mà còn có lượng khách quốc tế đến tham quan ngày một đông hơn. Vì vậy, hộ gia đình tham gia các hoạt động du lịch cần phải được đào tạo, huấn luyện về cả ngoại ngữ và sự hiểu biết về du lịch. Về ngoại ngữ, các nhân viên trực tiếp phục vụ, đón tiếp du khách cần phải có vốn ngoại ngữ tối thiểu là mức giao tiếp căn bản để hiểu và đáp ứng nhu cầu của du khách một cách tốt nhất. Về các kiến thức về du lịch, các hộ gia đình cần hiểu rõ về du lịch, những điều kiện tiêu chuẩn cần có khi kinh doanh du lịch, các kỹ năng mềm trong kinh doanh dịch vụ du lịch,…

Thứ hai, đa số các hộ gia đình đều sống gắn bó lâu năm với đại phương nên sự liên kết phát triển du lịch lâu dài là một yếu tố quan trọng giúp họ suy trì cuộc sống ổn định. Thực tế cho thấy sự liên kết giữa các hộ gia đình với chính quyền địa phương, với các công ty du lịch cũng như với các hộ gia đình khác còn khá rời rạc và số lượng các hộ gia đình đã hỗ trợ cho các đối tác còn thấp (dưới 50% số hộ được phỏng vấn). Bên cạnh đó, tuy các hộ có liên kết hợp với các công ty du lịch, có quan hệ tốt với chính quyền địa phương và các hộ gia đình lân cận nhưng chưa khai thác tốt các lợi thế để mang lại hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, các sản phẩm du lịch của các hộ gia đình tuy có mang nét đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn nhưng đa phần hình thức và cách hoạt động vẫn còn lặp đi lặp lại, chưa có sự sáng tạo, mới lạ hấp dẫn du khách. Những sự tương đồng này có thể gây nên sự nhàm chán cho khách du lịch, khó thu hút và giữ chân du khách lâu dài. Đó là lí do vì sao hầu hết du khách đều tham quan du lịch Phong Điền trong ngày, ít ở lại qua đêm tại Phong Điền.

61

Thứ tư, chiến lược tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Phong Điền chưa được đầu tư lên kế hoạch hiệu quả. Nói chung về du lịch huyện Phong Điền thì huyện hiện nay tuy lấy phát triển du lịch sinh thái là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển địa phương nhưng hiên nay huyện vẫn chưa có một hình ảnh tiêu biểu nào làm đại diện cho du lịch, như đại sứ du lịch chẳng hạn. Nói riêng về các hộ tham gia hoạt động du lịch thì có một số ít hộ gia đình có hợp tác với các công ty du lịch được hỗ trợ rất nhiều về chi phí đầu tư, chi phí giao dịch cũng như việc quảng bá hình ảnh của vườn du lịch đến du khách hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có một số hộ biết tạo hình ảnh riêng cho mình thông qua các sản phẩm độc đáo và thái độ dịch vụ tốt, quảng bá hình ảnh qua website, báo chí nhưng số lượng các hộ nhận biết được điều đó còn ít và họ chỉ chủ yếu tuyên truyền thông qua việc truyền miệng, giới thiệu của khách du lịch là chính. Do đó, phần lớn các hộ gia đình khi tham gia du lịch còn chưa chú trọng, thậm chí họ chưa biết đến việc đầu tư cho chiến lược marketing hình ảnh du lịch của mình nên việc kinh doanh du lịch với các hộ còn khá khó khăn, thiếu định hướng và khá mơ hồ.

Thứ năm, giao thông trong địa phương tuy có phần cải thiện nhưng vẫn còn nhiều vùng gặp khó khăn do đường xá xuống cấp, vị trí khó tìm, khó đến và giới hạn phương tiện đi lại (như làng nghề bánh hỏi Út Dzách, vườn du lịch Ba Xinh, hợp tác xã Hoa Kiểng,…). Chính vì vậy, việc đầu tư mở rộng, đầu tư giao thông là điều quan trọng và cần có kế hoạch tỉ mỉ. Tốt nhất là nên đa dạng và kết hợp giao thông thuỷ, bộ với nhau để dễ dàng di chuyển và thu hút khách du lịch.

5.2 GIẢI PHÁP

Thông qua thực trạng phát triển du lịch của huyện Phong Điền, những vấn đề khí khăn trên chính là rào cản lớn hạn chế sự hỗ trợ sự phát triển du lịch của hộ gia đình vì phần đông, các hộ gia đình khi tham gia du lịch tuy có nhận thức được về lợi ích cũng như chi phí khi tham gia du lịch và sẵn sàng hỗ trợ du lịch phát triển nhưng họ còn mơ hồ trong việc hỗ trợ phát triển du lịch, chưa có được định hướng và kế hoạch rõ ràng cũng như chưa có điều kiện để góp sức phát triển du lịch. Do đó, những vấn đề khó khắn trên trở nên cấp thiết nhất đối với sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình nói riêng và sự phát triển du lịch lâu dài nói chung ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, thiết kế chương trình đào tạo riêng cho các hộ gia đình tham gia cung ứng dịch vụ du lịch một cách rõ ràng và cụ thể.

62

Hiện nay, tuy các hộ gai đình đã có nhận thức được về lợi ích từ du lịch cũng như các hạn chế mà du lịch mang lại cũng như họ sẵn sàng hỗ trợ cho du lịch nhưng việc hỗ trợ của họ còn hạn chế do còn mơ hồ về mục đích cũng như hình thức hỗ trợ như thế nào là phù hợp và đúng đắn. Cụ thể hơn là đa số các hộ gia đình còn chưa thiết kế được các hoạt động, dịch vụ phù hợp, chưa hiểu rõ nhu cầu du khách, hiểu biết về các tiêu chuẩn và điều kiện cơ bản khi kinh doanh du lịch,… Việc tự kinh doanh du lịch của các hộ gia đình còn chưa ổn định thì làm sao họ sẵn sàng hỗ trợ phát triển du lịch, làm sao họ biết phải hỗ trợ phát triển du lịch như thế nào là đúng đắn và có hiệu quả. Chính vì vậy, các chương trình đào tạo sẽ là cầu nối giúp các hộ dân nhận thức và có định hướng đúng đắn về du lịch cũng như là cơ sở, tiền đề cho sự hỗ trợ phát triển du lịch của địa phương. Các đơn vị đào tạo cần thiết kể chương trình dành riêng cho các hộ gia đình sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu vì đa số hộ gia đình tham gia du lịch có trình độ học vấn không cao và đa phần là ở lứa tuổi trung niên trở lên nên việc học hỏi là còn hạn chế. Các chương trình đào tạo cần đa dạng, cung cấp đầy đủ kiến thức, phân chia theo từng chủ đề cụ thể (như các khoá ngoại ngữ, các khoá quản lý và tổ chức du lịch, các kháo kỹ năng mềm cần thiết hay các phương thức nấu ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,…) và tổ chức định kỳ để giúp hộ dân bổ sung và tiếp thu kịp thời những sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch mà họ cần thích ứng và thay đổi. Trong đó, cần đặc biệt ý thức cho các hộ gia đình về việc truyền bá nền văn hóa đặc trưng của địa phương đến du khách, làm gương và giáo dục du khách về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương.

Thứ hai, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với chính quyền địa phương, với các công ty du lịch và với các hộ gia đình khác.

Đối với chính quyền địa phương, họ cần hỗ trợ người dân về cơ sở hạ tầng phục vụ du khách, cải thiện đường xá, tạo mối liên kết giữa hộ gia đình với các công ty du lịch và giữa các hộ gia đình với nhau để năng suất và hiệu quả kinh doanh du lịch là tốt nhất. Để làm được việc đó, chính quyền địa phương phải chủ động tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, toạ đàm thường xuyên để tạo môi trường giao lưu lành mạnh giữ hộ gia đình, các công ty du lịch cũng như giới truyền thông, báo chí. Ngoài ra, chính quyền cần chủđộng có những dự án liên kết các hộ gia đình với nhau tạo thành một chuỗi du lịch với đa dạng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Điều này vừa mang đến lợi ích cho các hộ gia đình tham gia, vừa tránh sự trùng lặp các sản phẩm du lịch cảu các hộ gia đình. Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần đảm bảo an toàn, an ninh cho người dân địa phương cũng như du khách khi đến tham quan tại Phong

63

Điền. Đồng thời, chính quyên cũng như các công ty du lịch cần hợp tác, chia sẻ lợi ích cũng như khó khăn với các hộ gia đình, tránh các trường hợp hộ dân hoạt động du lịch tự phát, làm theo cách riêng, khác với các định hướng và kế hoạch đã đề ra ảnh hưởng đến hình ảnh kinh doanh du lịch chung của địa phương.

Thứ ba, đầu tư thiết kế những sản phẩm mới lạ, đặc thù với giá cả phù hợp và kết hợp du lịch với việc tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.

Các hộ gia đình cần chú trọng hơn nữa trong việc thiết kế các chương trình hoạt động phục vụ du khách mới lạ, hấp dẫn, tránh sự trùng lặp và nhất là phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cho du khách. Đối với các hộ nhà vườn, ngoài các hoạt động tham quan vườn, ăn uống và lưu trú qua đêm thì cần đa dạng hơn các hoạt động khác như: bắt gà, soi ếch, bắt cá, trồng rau, cùng chăn nuôi động vật, cùng nấu ăn, cùng làm các đồ lưu niệm truyền thống,… Đồng thời hộ gia đình có thể hướng dẫn du khách tham quan, tìm hiểu về các tập tục văn hoá truyền thống của địa phương, vùng miền,… Đặc biệt là phải có kế hoạch rõ ràng, có người đi đầu trong việc tạo liên kết dựa trên những điểm mạnh, những điểm đặc thù của tài nguyên du lịch từng vùng để tạo thành một chuỗi liên kết du lịch mang nét đặc sắc riêng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Từ cơ sở đó, các hộ gia đình sẽ biết được mình cần phải làm gì và kế tiếp là làm như thế nào để hỗ trợ du lịch phát triển. Đối với các hộ chèo đò, cần tạo ấn tượng cho du khách thông qua việc tặng quà, tốt nhất là các món quà mang dấu ấn của địa phương như hoa, cào cào tre, chong chóng,… đa dạng hoá lịch trình tour và trang trí đò chèo phù hợp với đặc trưng, văn hoá địa phương. Đối với các hộ kinh doanh làng nghề truyền thống hay các hộ tiểu thủ công nghiệp thì luôn phải sáng tạo, đổi mới cho ra đời thêm nhiều sản phẩm mới để thu hút khách du lịch.

Thứ tư, tăng cường các hoạt động chiêu thị cho du lịch tại địa phương.

Hình ảnh du lịch đẹp sẽ giúp hộ gia đình hỗ trợ phát triển tốt hơn vì họ cảm thấy tự hào và tự tin hơn vào sự phát triển của du lịch. Chính vì vậy, việc

quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến du khách cần được thực hiện một cách đầy đủ và chuyên nghiệp hơn. Đầu tiên, du lịch Phong Điền cần có một đại diện hình ảnh phù hợp, có thể là một đại sứ du lịch. Đại sứ du lịch phải là người có hình ảnh đẹp, phù hợp với nét du lịch đặc trưng của Phong Điền, như vận động viên bơi lội Ánh Kim,… Đó sẽ là biểu tượng tốt giúp quảng bá những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người ở Phong Điền đến du khách. Ngoài ra, cần phải đa dạng các kênh thông tin quảng bá như giới thiệu qua báo chí, Internet, các trang mạng xã hội,… Đối với các khu du lịch lớn, nổi tiếng

64

thì cần có website riêng để du khách dễ dàng truy cập thông tin về giá cả, loại hình dịch vụ và dễ dàng hơn trong việc đặt tour du lịch. Bên cạnh đó, các công ty du lịch cần có các chương trình khuyến mãi đối với các tour theo các ngày lễ, tri ân khách hàng, ưu đãi khi khách hàng đặt tour với số lượng lớn hoặc với các đối tượng có thu nhập thấp như học sinh, sinh viên và tạo các ấn phẩm chi tiết, các tờ rơi giới thiệu về các tour du lịch đến tay khách hàng.

Thứ năm, khắc phục hệ thống giao thông, kết hợp đầu tư giao thông thuỷ, bộ.

Cải thiện giao thông không phải là chuyện một sớm một chiều là có thể giải quyết được. Vì vậy, song song việc cải thiện đường sá, các hộ gia đình cần phải chủ động liên kết, khắc phục các nhược điểm về giao thông sao cho du khách có thể dễ dàng tiếp cận điểm du lịch. Để làm được điều đó, các hộ gia đình cần phải hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau bằng cách tạo một tour du lịch khép kín từ các điểm du lịch này đến các điểm du lịch khác, ở mỗi điểm du lịch đều có phương tiện vận chuyển du khách, điều này giúp cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận hơn với các hộ gia đình nằm trong các vùng có giao thông khó khăn. Bên cạnh đó, ngoài phương tiện vận chuyển chính là xe máy, xe ô tô và thuyền, cần đa dạng hơn các phương tiện vận chuyển như xe đạp, xe ngựa, vỏ lãi,… có thể có người chở hoặc cho du khách tự sử dụng để tạo nét mới lạ, gần gữi và thu hút khách tham quan, đặc biệt là khách nước ngoài.

65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Hiện nay, phát triển du lịch sinh thái đang là một trong các vấn đề quan trọng, là mục tiêu hàng đầu của huyện Phong Điền giúp người dân khai thác tốt các lợi thế sẵn có của địa phương cũng như góp phần xây dựng Phong Điền

Một phần của tài liệu đánh giá sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình ở huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 70)