2.2.1 Mô hình nghiên cứu
Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu:
- Sự tham gia: Sự tham gia vào các hoạt động du lịch, vào việc ra quyết định, lập kế hoạch và quản lí du lịch của hộ gia đình (Tsung Hung Lee năm 2012).
- Sự gắn bó: Gắn bó cộng đồng có thểđược coi là sự tham gia của xã hội của một cá nhân, hội nhập vào đời sống cộng đồng và phản ánh một mối quan hệ tình cảm hoặc liên kết tình cảm giữa một cá nhân và một cộng đồng cụ thể .(McCool và Martin, 1994, trang 30). Do đó, gắn bó cộng đồng phản ánh sự
21
bền chặt của một cá nhân và ý thức thuộc về một cộng đồng (Kasarda & Janowitz, 1974).
- Nhận thức lợi ích và chi phí: Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn (bách khoa toàn thư mở wikipedia). Nói một cách dễ hiểu hơn, nhận thức của hộ gia đình chính là những gì họ hiểu, họ nhận biết về những lợi ích và thiệt hại mà du lịch mang lại khi họ tham gia các hoạt động cung ứng dich vụ du lịch.
- Sự hỗ trợ: Sự đồng tình, ủng hộ của hộ gia đình trong việc hỗ trợ phát triển du lịch địa phương. Hộ gia đình hỗ trợ phát triển du lịch bằng cách tham gia hoạt động du lịch tích cực hơn, ủng hộ xây dựng các cơ sở du lịch, tham gia tư vấn, giúp đỡ các hộ khác làm du lịch, hợp tác với các đối tác. (Shaharudin Jakpar năm 2011, Tsung Hung Lee năm 2012).
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu trên được đề xuất đề xuất để giải quyết các giá thuyết sau:
H1: Sự gắn bó của hộ gia đình với địa phương có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch.
H2: Sự tham gia vào du lịch của hộ gia đình có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch.
H3: Lợi ích nhận được từ du lịch có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch.
H4: Chi phí đánh đổi cho du lịch có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch. SỰ THAM GIA SỰ HỖ TRỢ SỰ GẮN BÓ CHI PHÍ ĐÁNH ĐỔI H1 H4 H3 H2 LỢI ÍCH NHẬN ĐƯỢC
22
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến đến sự hỗ trợ của các đơn vị
cung ứng du lịch đến sự phát triển du lịch bền vững
Bảng 2.1 Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu
KÍ HIỆU
DIỄN GIẢI CĂN CỨ CHỌN BIẾN
THANG ĐO SỰ THAM GIA CỦA HỘ GIA ĐÌNH
TG1 Việc đưa ra quyết định tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch là do bản thân gia đình
Tsung Hung Lee (2012), Rukavina Baksh và cộng sự (2012) Likert 5 mức độ TG2 Luôn lập kế hoạch cho các hoạt động dịch vụ du lịch
TG3 Luôn tham gia vào hoạt động phục vụ du khách
TG4 Luôn tham gia vào việc quản lý, đánh giá các hoạt động dịch vụ du lịch của gia đình
SỰ GẮN BÓ CỦA HỘ GIA ĐÌNH
GB1 Thích sống ởđịa phương này. Yooshik Yoon (2002), Tsung Hung Lee (2012)
Likert 5 mức độ
GB2 Sẽ sống ởđịa phương này lâu dài.
GB3 Sống ởđịa phương này ông/bà được cung cấp các cơ sở, thiết bị tốt nhất.
GB4 Xem địa phương này là nơi ở tốt nhất.
LỢI ÍCH NHẬN ĐƯỢC
LI1 Có nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ cho người dân và du khách
Shaharudin Jakpar và cộng sự (2011), Tsung Hung Lee (2012), Alfonso và cộng sự (2009), Kyungmi Kim (2002), Haywantee và cộng sự (2010), William P. Stewart và cộng sự (2002), Juan Gabriel Brida và cộng sự (2011).
Likert 5 mức độ
LI2 Tạo nhiều việc làm hơn cho hộ gia đình LI3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
người dân và du khách
LI4 Tạo nhiều hình thức đầu tư cho hộ gia
đình
LI5 Tạo cơ hội trao đổi văn hoá giữa người dân và khách du lịch.
LI6 Bản sắc văn hóa của địa phương được gìn giữ và lưu truyền
23
LI7 Cung cấp nhiều cơ sở vui chơi giải trí cho người dân và du khách.
LI8 Cải thiện giao thông và các dịch vụ công cộng khác. LI9 Cải thiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ở địa phương LI10 Cải thiện lối sống. LI11 Tăng cường các hoạt động phục vụ vì lợi ích môi trường
LI12 Tăng niềm tự hào của ông/bà đối với địa phương.
CHI PHÍ ĐÁNH ĐỔI
CP1 Du lịch tác động xấu đến môi trường (tăng tắc nghẽn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước,…)
Shaharudin Jakpar và cộng sự (2011), Tsung Hung Lee (2012), Alfonso và cộng sự (2009), Kyungmi Kim (2002), Haywantee và cộng sự (2010), William P. Stewart và cộng sự (2002), Juan Gabriel Brida và cộng sự (2011). Likert 5 mức độ CP2 Tăng xung đột giữa du khách và cư dân. CP3 Tăng tệ nạn xã hội SỰ HỖ TRỢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH HT1 Sự ủng hộ xây dựng các cơ sở du lịch mới. Robin Nunkoo và cộng sự (2009), Tsung Hung Lee (2012), Yooshik Yoon (2002), Akarapong Untong và cộng sự (2010), Joseph S. Chen và cộng sự (2001) Likert 5 mức độ HT2 Tích cực hoạt động hơn để thúc đẩy du lịch phát triển.
HT4 Giúp đỡ các hộ gia đình khác phát triển du lịch đúng hướng.
HT5 Luôn hợp tác với các đối tác (chính quyền, các công ty du lịch,…) để phát triển du lịch.
24
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đề tài sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng 2010 – 2013 từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch, từ điển Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia và một số nghiên cứu trước đó.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi đã được soạn thảo trước. Tiến trình thu thập số liệu gồm các bước sau:
Bước 1. Soạn thảo bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được soạn thảo dựa trên mục tiêu và mô hình nghiên cứu.
Bước 2. Thực hiện điều tra thử: Sau khi đã hoàn thành bảng câu hỏi, tác giả tiến hành điều tra thử tại địa bàn nghiên cứu để kiểm tra tính phù hợp của bảng câu hỏi, sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế tại vùng nghiên cứu.
Bước 3. Thực hiện điều tra chính thức: Sau khi điều tra thử và hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với địa bàn nghiên cứu, tác giả tiến hành thu số liệu chính thức. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, vì đối tượng nghiên cứu hạn chế về số lượng nên cần có sự giới thiệu hay hướng dẫn của những đối tượng được phỏng vấn đầu tiên. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích mô hình hồi qui tuyến tính. Đối với phương pháp phân tích nhân tố (EFA), kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.Theo Hair et al. (2006), để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100, bên cạnh đó thì tỷ lệ mẫu và biến quan sát là 5:1 có nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Tương tự, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cũng cho rằng số lượng mẫu phải
gấp 4 đến 5 lần số lượng biến thì số liệu mới có ý nghĩa. Do đó, trong nghiên
cứu sử dụng 23 biến để đo lường nên số mẫu tối thiểu cần thiết là 23 x 5 = 115 quan sát. Để tránh những trường hợp sai sót về đáp án trả lời của đáp viên nghiên cứu chọn cở mẫu là 125 quan sát. Thực tế, tác giả đã tiến hành điều tra
125 mẫu nghiên cứu, trong đó có 120 mẫu là đạt tiêu chuẩn và sử dụng được. Như vậy, số liệu được thu thập đảm bảo thực hiện tốt mô hình nghiên cứu.
25 Bảng 2.2 Mô tả mẫu điều tra theo đối tượng
Ngành nghề Quan sát Tỷ lệ (%)
Hộ nhà vườn 50 41,7
Hộ tham gia vận chuyển 30 25,0
Hộ phục vụăn uống, bán trái 20 16,7
Hộ bán quà lưu niệm, hàng thủ 15 12,5
Các hộ khác 10 8,3
Tổng cộng 125 100,0
2.2.3 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích được xác định theo từng mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các chỉ số trung bình, tỷ lệ, tần suất,… để mô tả thực trạng hỗ trợ phát triển du lịch của người dân huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) để gom nhóm nhân tố và sau đó sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả có được từ việc phân tích mục tiêu 1 và 2, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hỗ trợ của hộ gia đình đến phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
26
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT DU LỊCH PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Tài nguyên tự nhiên9
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Phong Điền là một huyện thuộc Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. Huyện Phong Điền có phía Đông giáp quận Ninh Kiều, quận Cái Răng, phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn.
Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái.
Sau khi điều chỉnh, huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 102.699 nhân khẩu trong đó số lao động là 62,255 người (Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013), có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và thị trấn Phong Điền.
3.1.1.2 Khí hậu
Là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, huyện Phong Điền có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5°C trong đó nhiệt độ cao nhất trung bình là 35,7°C và thấp nhất trung bình là 20°C số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2452,3h, lượng mưa cả năm đạt 1339,7 mm, độ ẩm trung bình cả năm khoảng 81,43%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về
27
nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. (Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013)
3.1.1.3 Thuỷ văn
Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển.
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.
Bên cạnh đó, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
3.1.1.4 Địa hình
Địa hình huyện Phong Điền nhìn chung tương đối bằng phẳng. Huyện Phong Điền có đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi chằng chịt thích hợp để phát triển nông nghiệp và du lịch vườn sinh thái.
3.1.1.5 Hệđộng thực vật10
Nằm trong vùng đất phù sa ngọt ở trung tâm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Giới sinh vật trên địa bàn huyện hiện nay hầu hết là hệ sinh thái nông nghiệp và các loại cây trồng. Phong Điền nổi tiếng với những vườn cây trái tươi tốt với nhiều trái cây đặc sản như dâu Hạ Châu, vú sữa Lò Rèn, dâu bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… vừa có giá trị kinh tế nông nghiệp, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Phong Điền, năm 2004 toàn huyện hiện có khoảng 6.000 ha vườn cây ăn trái đa chủng loại (chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên). Huyện có trên 1.000 ha diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó có khoảng 40%
10 Bản đồ vệ tinh Wikimapia < http://wikimapia.org/24819959/vi/Huyện-Phong-Điền-thành-phố-Cần- Thơ >
28
diện tích chuyên sản xuất hoa màu trái vụ. Sản xuất màu là một trong những thế mạnh của Phong Điền và hàng năm đều đem lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Theo Niên giám thống kê huyện Phong Điền Năm 2013 thì vào năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp tính riêng ở lĩnh vực trồng trọt là 511.695 triệu đồng, chiếm khoảng 84,6% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây, nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu rõ nét, ngành chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh. Từ năm 2004 đến năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp tính riêng ở ngành chăn nuôi tăng 13.739 triệu đồng, tỉ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp trong chăn nuôi so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng từ 6,6% lên 11,0% (Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013). Năm 2009, toàn huyện có hơn 300 ha diện tích nuôi các loài cá sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lươn, ba ba và tôm càng xanh, cá tai tượng… Nuôi cá sấu là một trong những mô hình mới của nông dân huyện Phong Điền.
3.1.2 Tài nguyên du lịch11
Toàn huyện Phong Điền hiện có 14 điểm di tích và du lịch sinh thái, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã đón hơn 79.000 lượt khách đến tham quan, tổng doanh thu ước đạt trên 5,6 tỷ đồng. Hiện nay, huyện Phong Điền đã và đang trùng tu, tôn tạo nhiều khu di tích để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời kết hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở địa phương. Ông Nguyễn Hoàng Ba – Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: “ Trong thời gian tới, huyện tiếp tục trùng tu và tôn tạo các khu di tích lịch sử, đồng thời tuyên truyền, quãng bá hình ảnh đặc trưng của huyện để thu hút nhiều khách tham quan, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư đến phát triển loại hình du lịch sinh thái ở địa phương”. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Phong Điền như:
- Thắng cảnh Chợ nổi Phong Điền: Du khách sẽ ấn tượng trước cảnh nhộn nhịp của vùng quê sông nước và con người nơi đây. Mỗi ngày từ lúc mặt