Phương pháp phân tích được xác định theo từng mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các chỉ số trung bình, tỷ lệ, tần suất,… để mô tả thực trạng hỗ trợ phát triển du lịch của người dân huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) để gom nhóm nhân tố và sau đó sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả có được từ việc phân tích mục tiêu 1 và 2, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hỗ trợ của hộ gia đình đến phát triển du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
26
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT DU LỊCH PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Tài nguyên tự nhiên9
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Phong Điền là một huyện thuộc Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. Huyện Phong Điền có phía Đông giáp quận Ninh Kiều, quận Cái Răng, phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn.
Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái.
Sau khi điều chỉnh, huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 102.699 nhân khẩu trong đó số lao động là 62,255 người (Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013), có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và thị trấn Phong Điền.
3.1.1.2 Khí hậu
Là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, huyện Phong Điền có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5°C trong đó nhiệt độ cao nhất trung bình là 35,7°C và thấp nhất trung bình là 20°C số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2452,3h, lượng mưa cả năm đạt 1339,7 mm, độ ẩm trung bình cả năm khoảng 81,43%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về
27
nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. (Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013)
3.1.1.3 Thuỷ văn
Thành phố Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 65 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ cao hơn 48 cm so với mực nước biển.
Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt.
Bên cạnh đó, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
3.1.1.4 Địa hình
Địa hình huyện Phong Điền nhìn chung tương đối bằng phẳng. Huyện Phong Điền có đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi chằng chịt thích hợp để phát triển nông nghiệp và du lịch vườn sinh thái.
3.1.1.5 Hệđộng thực vật10
Nằm trong vùng đất phù sa ngọt ở trung tâm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Giới sinh vật trên địa bàn huyện hiện nay hầu hết là hệ sinh thái nông nghiệp và các loại cây trồng. Phong Điền nổi tiếng với những vườn cây trái tươi tốt với nhiều trái cây đặc sản như dâu Hạ Châu, vú sữa Lò Rèn, dâu bòn bon, chôm chôm, măng cụt,… vừa có giá trị kinh tế nông nghiệp, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Phong Điền, năm 2004 toàn huyện hiện có khoảng 6.000 ha vườn cây ăn trái đa chủng loại (chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên). Huyện có trên 1.000 ha diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó có khoảng 40%
10 Bản đồ vệ tinh Wikimapia < http://wikimapia.org/24819959/vi/Huyện-Phong-Điền-thành-phố-Cần- Thơ >
28
diện tích chuyên sản xuất hoa màu trái vụ. Sản xuất màu là một trong những thế mạnh của Phong Điền và hàng năm đều đem lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Theo Niên giám thống kê huyện Phong Điền Năm 2013 thì vào năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp tính riêng ở lĩnh vực trồng trọt là 511.695 triệu đồng, chiếm khoảng 84,6% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Những năm gần đây, nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu rõ nét, ngành chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh. Từ năm 2004 đến năm 2013, giá trị sản xuất nông nghiệp tính riêng ở ngành chăn nuôi tăng 13.739 triệu đồng, tỉ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp trong chăn nuôi so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng từ 6,6% lên 11,0% (Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013). Năm 2009, toàn huyện có hơn 300 ha diện tích nuôi các loài cá sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lươn, ba ba và tôm càng xanh, cá tai tượng… Nuôi cá sấu là một trong những mô hình mới của nông dân huyện Phong Điền.
3.1.2 Tài nguyên du lịch11
Toàn huyện Phong Điền hiện có 14 điểm di tích và du lịch sinh thái, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã đón hơn 79.000 lượt khách đến tham quan, tổng doanh thu ước đạt trên 5,6 tỷ đồng. Hiện nay, huyện Phong Điền đã và đang trùng tu, tôn tạo nhiều khu di tích để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời kết hợp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở địa phương. Ông Nguyễn Hoàng Ba – Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: “ Trong thời gian tới, huyện tiếp tục trùng tu và tôn tạo các khu di tích lịch sử, đồng thời tuyên truyền, quãng bá hình ảnh đặc trưng của huyện để thu hút nhiều khách tham quan, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư đến phát triển loại hình du lịch sinh thái ở địa phương”. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Phong Điền như:
- Thắng cảnh Chợ nổi Phong Điền: Du khách sẽ ấn tượng trước cảnh nhộn nhịp của vùng quê sông nước và con người nơi đây. Mỗi ngày từ lúc mặt trời chưa mọc đã có hàng trăm ghe thuyền từ các nơi đưa các loại nông sản về đây mua bán tấp nập, tạo nên sự nhộn nhịp, sôi động trên một khúc sông suốt từ sáng sớm cho đến xế trưa mỗi ngày, từng nhóm ghe thuyền tản ra ngược xuôi về lại chốn cũ để chuẩn bị cho phiên chợ nổi hôm sau. Cuộc sống của người dân trên miền sông nước đã dần dần trở thành nét đặc trưng văn hoá đặc sắc của con người miền Tây.
29
Nguồn: Đài truyền hình thành phố Cần Thơ
Hình 3.1 Chợ nổi Phong Điền
Nguồn: vncgardern
Hình 3.2 Làng du lịch Mỹ Khánh
- Làng du lịch Mỹ Khánh: Từ thành phố Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1 về hướng Sóc Trăng đến gần cầu Cái Răng rẽ phải dọc theo tỉnh lộ 923 đi thêm khoảng 6 km là đến Làng du lịch Mỹ Khánh, được đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí, hồ bơi, hồ cá sấu, nhà cổ. Nơi đây có nhà ăn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, đặc biệt có làng nghề truyền thống như: làm bánh tráng, kẹo dừa, nấu rượu, nhiều món ăn ẩm thực mang đậm nét dân gian, đội ngũ nhân viên
30
phục vụ lịch thiệp, ân cần và chu đáo,… đặc biệt là chương trình “Bữa cơm điền chủ” được nhiều du khách yêu thích. Làng du lịch Mỹ Khánh liên kết với rất nhiều công ty du lịch và là điểm dừng chân cho du khách trong tuyến Ninh Kiều - Chợ nổi Cái Răng - Chợ nổi Phong Điền - Vườn du lịch. Làng du lịch Mỹ Khánh còn tổ chức tham quan chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền và tham quan sông nước cho du khách. Trong các năm 2010, 2011, 2012, 2013 đơn vị này được bình chọn là điểm đến tiêu biểu ĐBSCL.
Nguồn: Báo Xã luận
Hình 3.3 Khu di tích lịch sử Giàn Gừa
- Vườn du lịch sinh thái Giáo Dương - Phong Điền: nằm trên tuyến lộ Vòng Cung lịch sử, thuộc thị trấn Phong Điền, được đầu tư và phát triển theo hướng du lịch gia đình. Đến với vườn du lịch sinh thái này, du khách được tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức các loại trái chín trên cây, các món ăn đặc sản miệt vườn, hệ thống nhà nghỉđầy đủ tiện nghi được xây dựng dưới các tán cây to lớn rợp bóng mát phục vụ du khách ở xa có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn.
- Khu du lịch Sinh thái – Sông nước – Lịch sử Giàn Gừa: tại ấp Nhơn Khánh - xã Nhơn Nghĩa, với diện tích hơn 30 ha, đây không chỉ là địa chỉ văn hoá, là điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Chiến tranh đi qua những vết tích của đạn, bom vẫn còn đó nhưng giàn gừa vẫn xanh một sức sống mãnh liệt. Ngày nay, ngoài hoạt động lễ hội truyền thống hàng năm, thì tại đây mỗi ngày đón tiếp hơn 80 lượt du khách trong nước và quốc tếđến tham quan. Ông Nguyễn Hữu Phước – Ban Quản lý khu di tích văn hóa Giàn Gừa nói: “ Ngày thường
31
lượng khách đến tham quan rất đông, trên dưới 80 người, đông nhất là vào các dịp lễ, tết. Ngoài khách địa phương thì còn có khách các tỉnh lân cận, đặc biệt cũng có nhiều đoàn khách quốc tếđến tham quan”.
Nguồn: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Du lịch Việt Nam
Hình 3.4 Mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị
- Di tích lịch sử - văn hóa Mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị: cách trụ sở UBND huyện Phong Điền khoảng 1,5 km. Ngôi mộ được xây dựng khang trang trong một khu đất rộng 2.400 m2. Mộ cụ bà, bà Đinh Thị Thanh được đưa vềđây vào 19/12/2006. Nơi đây đã đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến viếng thăm, đặc biệt vào ngày 22/6 âm lịch đông đảo nhân dân hội tụ vềđây tổ chức lễ hội, dâng hoa quả và thắp nén nhang tưởng nhớ ngày cụđi xa, tạo thành ngày hội hàng năm của di tích.
- Di tích lịch sử - văn hóa Chiến thắng Ông Hào: cách trụ sở UBND huyện Phong Điền khoảng 5km. Với diện tích 25.000 m2. Bao gồm: Tượng đài, quảng trường, sân nội bộ, công viên cây xanh, … Tại nơi đây, ghi lại những chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn Tây Đô tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn “Cọp đen” trả thù cho hơn 200 đồng bào vô tội. Để ghi nhớ những chiến công oanh liệt của lực lượng vũ trang tỉnh nhà, đặt biệt là tiểu đoàn Tây Đô, UBND tỉnh Cần Thơ có Quyết định số 2555/QĐ.CT.HC97 ngày 08/10/1997 công nhận Chiến thắng Ông Hào là Di tích lịch sử - văn hoá địa phương.
3.2 THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1 Tình hình hoạt động du lịch huyện Phong Điền năm 2013
Qua số liệu thu thập được, ta thấy số lượng khách du lịch đến Phong Điền tăng đều từ năm 2010 đến năm 2013. Chỉ trong 3 năm, số lượng khách
32
du lịch đến huyện Phong Điền đã tăng 140790 lượt khách, tương đương năm 2013 số lượt khách tăng khoảng 40,22% so với năm 2010 và tăng 7,21% so với năm 2012. Trong giai đoạn 2010 – 2013 thì giai đoạn 2010 – 2011 số lượt khách tăng nhiều nhất, tăng 88000 lượt tương ứng 25.14% so với năm trước đó, đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2010 - 2013. Các năm sau đó tốc độ tăng trưởng lượt khách du lịch vẫn tăng nhưng tăng chậm hơn, chỉ còn 7,21% (năm 2013). Sở dĩ năm 2011, tốc độ tăng trưởng lượt khách tăng nhanh vượt bậc là do huyện Phong Điền đẩy mạnh các kế hoạch đầu tư vào du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái gắn với các tài nguyên tự nhiên như thành lập thêm các hợp tác xã nông nghiệp (như hợp tác xã Mỹ Long), phát triển du lịch miệt vườn, xây dựng các điểm du lịch mới,… Bảng 3.1 Tình hình khách du lịch đến các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2010-2013 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Số lượt khách 350.000 438.000 457.800 490790 Trong đó: số lượt khách quốc tế 21.700 27.594 29.299 31.901 Số lượt khách quay về trong ngày 348.500 435.400 455.000 487.800 Số lượt khách lưu trú qua đêm 1.500 2.600 2.800 2.990 Trong đó: số lượt khách quốc tế lưu trú
qua đêm 865 1.049 1.172 1.308
Tốc độ tăng trưởng lượt khách (%) - 25,14 4,52 7,21 Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế (%) 4,0 3,8 6,18 8,88
Tỉ lệ khách qua đêm (%) 0,43 0,59 0,61 0,61
Trong đó, tỉ lệ khách quốc tế qua đêm
(%) 6,91 9,42 9,56 9,37
Nguồn: Phòng Văn hoá, Thể thao và Du lịch huyện Phong Điền
Ngoài ra, số lượt khách quốc tế đến Phong Điền trong giai đoạn 2010 – 2013 cũng tăng đều, tốc độ tăng trưởng lượt khách quốc tế qua từng năm nhìn chung có tăng nhưng giai đoạn 2010 – 2011 thì giảm nhẹ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lượt khách quốc tế các năm sau đó thì lại tăng liên tục, chứng tỏ khách quốc tế biết đến du lịch Phong Điền ngày càng nhiều hơn và các điểm du lịch ngày càng thu hút và hấp dẫn du khách. Điều này có thể phần nào
33
khẳng định phát triển du lịch gắn với thiên nhiên của Phong Điền là một hướng đi đúng và cần phải phát triển hơn.
3.2.2 Vị trí ngành du lịch huyện Phong Điền đối với ngành du lịch thành phố Cần Thơ
Dựa vào số liệu thu được, ta thấy lượt khách quốc tế và nội địa đến Cần Thơ nói chung và Phong Điền nói riêng trong giai đoạn 2009 – 2013 đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa của huyện Phong Điền so với thành phố Cần Thơ lại có sự thay đổi. Cụ thể, sau 4 năm, tỷ trọng khách du lịch quốc tế tăng từ 13,42% lên 15,09%, tỷ trọng khách du lịch nội địa lại giảm nhiều từ 53,18% còn 44,11%. Điều này chứng tỏ khách du lịch quốc tế biết đến du lịch Phong Điền ngày càng nhiều hơn và đây sẽ là lượng khách hàng tốt, đáng để khai thác. Tuy nhiên trong giai đoạn 2012 – 2013, tỷ trọng khách du lịch quốc tế giảm nhẹ còn tỷ trọng khách