Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đề tài Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 44 - 52)

Do phạm vi hạn hẹp của đề tài chỉ dừng lại tìm hiểu ở một số hoạt động hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam với các tổ chức như: Liên minh Châu Âu (EU), ASEAN, APEC, WTO và khơi phục, thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước như: Nga, Đơng Âu, Mĩ, Trung Quốc, Campuchia trong giai đoạn từ 1986 đến nay. Tuy nhiên đây là những hoạt động cĩ ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp ngoại giao Việt Nam.

Đĩ là bài học kinh nghiệm rút ra từ 25 năm đổi mới. Việc rút ra bài học kinh nghiệm của hoạt động ngoại giao trong thời kì đổi mới sẽ giúp ta cĩ cái nhìn trọn vẹn về các quá trình quan hệ quốc tế Việt Nam từ 1986 đến nay, gĩp phần bổ sung vào những bài học kinh nghiệm của hoạt động ngoại giao nước ta trong giai đoạn cách mạng trước đây và giúp cho việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước hiện nay.

- Bài học về vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Từ những tư tưởng ngoại giao lớn của Người cĩ thể khái quát là: “biết đánh giá, dự báo tình hình, nắm bắt thời cơ, tổ chức lực lượng, nhận rõ bạn thù, tranh thủ đồng minh, cơ lập kẻ thù chủ yếu, kiên định về nguyên tắc, linh động về sách lược, biết thắng từng bước để tiến đến thắng lợi hồn tồn, độc lập tự chủ gắn liền với đồn kết quốc tế”30. Những dấu ấn tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh luơn in đậm trong từng giai đoạn lịch sử của ngoại giao Việt Nam. “Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, khi nào chúng ta xa rời nguyên tắc ngoại giao Hồ Chí Minh, chúng ta dễ phạm sai lầm, chủ quan duy ý chí, đưa đất nước rơi vào

tình trạng khĩ khăn về đối ngoại, ảnh hưởng đến phát triển và an ninh của đất nước”31

Trong bối cảnh muơn vàn khĩ khăn, đất nước bị bao vây kinh tế, cấm vận, Nghị quyết 13 của Bộ chính trị khĩa VI đã ứng dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh vào thực tiễn đất nước. Trọng tâm của những chủ trương là những vấn đề liên quan đến Campuchia, Trung Quốc, các nước lớn, các nước trong khu vực. Tiếp đĩ, Đại hội VII của Đảng đã tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”. Đây là một quyết định cĩ ý nghĩa quan trọng về chiến lược và sách lược. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày càng mở rộng tất cả các nước lớn, gia nhập tổ chức ASEAN, kí hiệp định với EU, bình thường hĩa quan hệ với Trung Quốc, sau khi giải quyết vấn đề Campuchia. Đưa nước ta thốt ra khỏi tình trạng bị bao vây, cơ lập trong suốt 20 năm trước đây.

- Kinh nghiệm về việc lựa chọn những vấn đề quan trọng, then chốt nhất đếxử lý, từ đĩ cĩ tác dụng giải tỏa những khĩ khăn phức tạp.

Đối với việc chúng ta giải quyết vấn đề Campuchia là vấn đề then chốt của ngoại giao Việt Nam thời kì này. Việc ta rút quân khỏi Campuchia vào lúc Cộng Hịa Nhân Dân Campuchia vững vàng, là một lựa chọn khơn ngoan: ta vẫn bảo vệ được thành quả cách mạng của Campuchia, làm cho Khơ me đỏ khơng cịn tranh giành thành quả cách mạng Campuchia và nhanh chĩng bị tan rã khi ta tiến hành bình thường hĩa quan hệ với các nước. Cĩ thể nĩi, chỉ với việc ta rút quân khỏi Campuchia nhất là sau khi ta tuyên bố mà khơng cần giải pháp thì trở ngại lớn nhất cho việc cải thiện quan hệ đối ngoại của ta với các nước đã được dỡ bỏ. Ngồi ra cịn là việc ta chọn thời điểm thích hợp để thiết lập quan hệ với Liên minh Châu Âu (EU), gia nhập ASEAN, bình thường hĩa quan hệ với Mĩ… Đĩ là bài học về việc lựa chọn các mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ta trong thời kì mới.

- Bài học về mối quan hệ với ASEAN, và quan hệ với nước láng giềng.

31 Bộ ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.144

Việc tham gia vào ASEAN đã đưa nước ta hội nhập kịp với xu thế chung của khu vực và thế giới, đĩ là xu thế khu vực hĩa, tồn cầu hĩa đang diễn ra mạnh mẽ. Điều đĩ khơng những giúp ta giữ được an ninh ở khu vực mà cịn cĩ thêm nguồn vốn đầu tư và cơ hội thương mại với các nước láng giềng. Hơn nữa ta cịn tận dụng được cả sức mạnh, nhất là sức mạnh ngoại giao ASEAN. Để hỗ trợ cho các cố gắng trên mắt trận ngoại giao, nhằm củng cố quan hệ và nâng cao vị thế của ta trong quan hệ với các nước, với các tổ chức quốc tế khác.

Việc chúng ta tham gia thành cơng vào ASEAN đem lại cho ta bài học về vị trí vai trị đặc biệt của các nước láng giềng trong khu vực với tinh thần đây sẽ là nơi bắc cầu ra thế giới.

- Bài học về cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mĩ .

Những nước lớn trong khu vực cĩ tác động rất lớn đối với kinh tế, chính trị, xã hội thế giới. Cân bằng quan hệ giữa các nước lớn cĩ vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược quốc gia. Là một trong những nước lớn từ trong, sau chiến tranh lạnh và cĩ vị trí đặc biệt trong trường quốc tế hiện nay, Mĩ - Trung Quốc đã quyết định rất lớn đối với cục diện thế giới. Vì vậy sử lý khơn khéo mối quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc cĩ ý nghĩa nhiều phương diện. Từ những nhận thức đĩ, từ 1986 đến nay, ta hết sức quan tâm đến sử lý mối quan hệ này trên cơ sở lợi ích dân tộc, cân bằng quan hệ giữa hai nước. Vì vậy mà ta cĩ thể quan hệ bình thường hĩa với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị trên thế giới.

KẾT LUẬN

Trong cơng cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khĩaVII) và Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hĩa, đa phương hĩa với phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển" nhằm mục tiêu "giữ vững hịa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời gĩp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội"

Từ năm 1986 đến nay, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam diễn ra cùng một lúc trên 4 mặt :

Một là, tạo dựng và củng cố mơi trường hịa bình, ổn định cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực cĩ ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhận thức rõ điều đĩ, hoạt động đối ngoại đã tập trung giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hĩa quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời triển khai mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao song phương cấp cao với các nước ASEAN, chủ động tham gia các hoạt động của Hiệp hội và năm 1995, Việt Nam chính thức tham gia ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một quyết định đúng đắn và kịp thời. Cùng với việc giải quyết hịa bình vấn đề Campuchia, bình thường hĩa quan hệ với Trung Quốc, nối lại quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, ký Hiệp định khung với với Liên minh châu Âu, bình thường hĩa quan hệ ngoại giao với Mỹ, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển… việc Việt Nam gia nhập ASEAN gĩp phần phá thế bị bao vây, cơ lập, tạo ra mơi trường hịa bình, ổn định và thuận lợi hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa Việt Nam hội nhập

về kinh tế với khu vực và quốc tế. Mặt khác, để gĩp phần bảo đảm an ninh và ổn định cho đất nước, hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã gĩp phần chủ động và tích cực giải quyết những vấn đề tồn tại với các nước láng giềng và các nước ở khu vực.

Hai là, ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi gĩp phần vào cơng cuộc phát triển đất nước, mở rộng hợp tác kinh tế. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nhờ những thành tựu quan trọng của cơng cuộc đổi mới và chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hĩa, đa dạng hĩa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã làm thất bại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và đồng minh, mở rộng và đa dạng hĩa thị trường, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương với hơn 130 nước và lãnh thổ, đĩn nhận nguồn đầu tư trên 36 tỷ USD của hơn 60 nước và lãnh thổ, tranh thủ hơn 13 tỷ USD từ nguồn viện trợ ưu đãi chính thức của các chính phủ và các tổ chức quốc tế và hàng tỷ USD viện trợ khơng hồn lại của nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Việc tạo dựng mơi trường quốc tế hịa bình, tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, cơng nghệ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước cũng là sự đĩng gĩp trực tiếp và thiết thực cho yêu cầu bảo đảm an ninh.

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ, lực lượng sản xuất phát triển nhanh và quốc tế hĩa cao độ, đẩy nhanh xu thế tồn cầu hĩa. Trong bối cảnh đĩ, các nước đều tìm cách giành cho mình một vị thế xứng đáng trong phân cơng lao động quốc tế, tranh thủ vốn, cơng nghệ, kỹ năng quản lý để phát triển, đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình. Nhận rõ xu thế đĩ, Việt Nam đã đề ra chủ trương hội nhập và kiên trì thực hiện chủ trương đĩ. Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới". Từ đầu những năm 90 Việt Nam đã khai thơng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, tiếp đĩ năm 1995 chính thức gia nhập ASEAN và tham gia AFTA. Năm 1996 Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập và năm 1998 trở thành thành viên

chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam cũng đã đàm phán và ký Hiệp định Thương mại với Mỹ và đang đàm phán về việc gia nhập WTO, mức hội nhập cao nhất, rộng nhất, cĩ ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết lập mơi trường buơn bán và quan hệ hợp tác kinh tế với tồn bộ thế giới.

Ba là, nâng cao vị thế nước nhà trên trường quốc tế. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hĩa, đa phương hĩa, đến nay Việt Nam đã cĩ quan hệ ngoại giao với 167 nước thuộc tất cả các châu lục và lần đầu tiên trong lịch sử cĩ quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Trong điều kiện quốc tế ngày nay khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh, ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, gĩp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước trên thế giới.

Bốn là, chủ động tích cực gĩp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế

giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các hoạt động đối ngoại phong phú, đa dạng cả theo đường Đảng lẫn Nhà nước và các hoạt động quốc tế nhân dân đã gĩp phần duy trì và củng cố quan hệ đồn kết hữu nghị với các đảng phái chính trị, trước hết là các Đảng cộng sản và cơng nhân, các tổ chức tiến bộ đấu tranh cho hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, từ đĩ tranh thủ sự hỗ trợ về chính trị cĩ lợi cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, chính sách đa phương hĩa, đa dạng hĩa các quan hệ quốc tế theo phương châm "Việt nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển". Nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại trong thời gian tới là tiếp tục tạo mơi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời gĩp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân

chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam sẽ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hĩa dân tộc, bảo vệ mơi trường sinh thái.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Định Á (1994), Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh khơng cĩ khĩi súng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Bin (2002), Ngoại giao Việt Nam 1995 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Ngoại Giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ ngoại giao Việt Nam (2000), Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hơ Chí Minh,tập 1,Nxb Chính trị quốc gia.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội mới.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Trần Bá Đệ (1998), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh - Quá khứ, hiện tại và tương lai, tập 1,Nxb Sự thật.

11. Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim (đồng chủ biên, 2007), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Lịch sử 12, (2002), Nxb giáo dục

14. Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam, Nxb cơng an nhân dân, Hà Nội.

15. Nguyễn Viết Thảo - Hồng Văn Hiển (1998), Quan hệ quốc tế từ 1945 đến 1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

DANH MỤC VIẾT TẮT

AMATA: Khu Cơng nghiệp Việt Nam - Thái Lan

APEC: Asia Pacific Economic Cooperation

ASEAN: The Assoacition of southeast asia National Hiệp hội các nước Đơng Nam Á

ASEM: Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu

AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Một phần của tài liệu Đề tài Những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ 1986 đến nay (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w