Ưu điểm Nhược điểm
Nhóm phương pháp dựa trên tiếp cận về thu nhập Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức •Chính xác và phù hợp trong điều kiện ngân hàng thực hiện chính sách thanh toán cổ tức mức cao nhất trong khả năng của ngân hàng đó.
•Phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá về giá trị cuả các nhà đầu tư thiểu số.
•Thích hợp với các ngân hàng có chứng khoán được giao dịch trên thị trường, bởi vì các ngân hàng có TSHH không đáng kể nhưng được đánh giá rất cao những giá trị vô hình.
•Việc dự báo cổ tức cũng không phải là dễ dàng. Vì vậy giả thuyết về sự ổn định của cổ tức và mực độ tăng trưởng đều đặn thường không thuyết phục được nhà đầu tư.
•Để xác định lợi tức cổ phần còn phải xây dựng được là một lí thuyết định hướng phân chia cổ tức trong tương lai. Trong khi đó, chính sách phân chia cổ tức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như : nhu cầu đầu tư, nhu cầu trả nợ, chính sách thuế thu nhập của Nhà nước…. Việc tính toán đến các yếu tố này cũng không đơn giản.
•Việc lượng định các tham số n bằng cách cho n→ +∞ nói chung là không đúng trong thực tế.
•Việc tính lãi suất chiết khấu đòi hỏi phải có một lí thuyết hoàn chỉnh về rủi ro.
•Khó áp dụng hoặc không áp dụng được đối với các ngân hàng chưa thực hiện chi trả cổ tức trong quá khứ và sẽ đánh giá thấp giá trị của ngân hàng có xu hướng chi trả cổ tức
thấp, sử dụng lợi nhuận để phát triển. Phương pháp chiết khâu dòng tiền vào VCSH •Phù hợp với ngân hàng vì nó sử dụng một tỷ trọng lớn nợ trong cơ cấu vốn và nợ thay đổi liên tục và thay đổi nhiều theo thời gian.
•Phù hợp với ngân hàng vì tài sản của ngân hàng chủ yếu là TSVH.
•Cho phép định giá mà tránh được vấn đề phức tạp khi phải điều chỉnh số liệu kế toán sao cho có thể phản ánh đúng thời điểm phát sinh các khoản tiền.
•Khó khăn khi ước lượng lãi suất chiết khấu. Mặt khác, việc dự báo các “dòng tiền vào” và “dòng tiền ra” nhiều khi phức tạp và mang tính suy đoán.
•Đòi hỏi một lượng thông tin lớn, mang tính tin cậy để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường vĩ mô, vi mô, các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến ngân hàng.
•Đòi hỏi chuyên môn cao trong việc định giá để phân tích và xử lý số liệu. Phương pháp Lợi nhuận ngoài kỳ vọng •Mô hình sử dụng dữ liệu kế toán có sẵn. •Mô hình này có thể áp dụng cho các ngân hàng không trả cổ tức hoặc các ngân hàng không có dòng tiền dương trong thời kỳ đầu.
•Mô hình này có thể áp dụng khi dòng tiền không thể dự báo được.
•Mô hình này dựa vào dữ liệu kế toán, và như vậy có thể có sai lệch do điều hành từ ban quản trị.
Nhóm phương pháp so sánh thị
trường
•Phản ánh đúng thực tế thị trường đối với giá trị của ngân hàng được định giá.
•Đơn giản
•Phổ biến với những nước có thị trường chứng khoán phát triển.
•Không tính tới giá trị tương lai của ngân hàng.
•Mất nhiều thời gian trong việc lựa chọn các ngân hàng có chung đặc điểm để so sánh.
•Không đề cập đến rủi ro, đặc biệt là trong trường hợp định giá các ngân hàng nên dễ dàng dẫn đến kết quả định giá sai.
•Phụ thuộc vào các báo cáo tài chính. Ngân hàng có thể làm sai lệch dựa trên các lý do về chính sách an toàn tài chính, ví dụ như tăng quỹ dự phòng. •Không thích hợp nếu như thị
trường chứng khoán chưa thực sự phát triển lành mạnh, hiệu quả thì không thể áp dụng phương pháp này.
Nguồn : tổng hợp
1.2.5 Quy trình định giá trong M&A ngân hàng
a, Chuẩn bị định giá
Chuẩn bị định giá là một loạt những công việc mà phải thực hiện để nhằm mục đích đánh giá những thông tin sơ bộ về đối tượng định giá
b, Lập kế hoạch định giá
Lập kế hoạch định giá là việc dự kiến trước các công việc cần làm khi thực hiện định giá một cách có hệ thống, theo thứ tự nhất định và trong một thời gian nhất định.
Kế hoạch định giá bao gồm dự kiến : • Nhân lực định giá
• Tài liệu cần thiết • Phương pháp định giá Chuẩn bị định giá Lập kế hoạch Định giá Thực hiện định giá Kết thúc định giá
• Phạm vi, quy mô nguồn thông tin • Thời gian bắt đầu và kết thúc định giá
c, Thực hiện định giá
Thực hiện định giá là quá trình đánh giá và phân tích thông tin, sử dụng các công thức và mô hình toán học phù hợp theo phương pháp định giá đã chọn để đưa ra kết quả định giá. Bao gồm 4 bước chính :
• Thu nhập tài liệu
• Khảo sát đối tượng định giá • Phân tích tài liệu
• Ước tính giá trị ngân hàng
d, Kết thúc định giá
Kết thúc định giá là quá trình tổng hợp, công bố và lưu trữ những kết quả định giá.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác định giá trong hoạt động M&A ngân hàng
1.3.1 Nhân tố chủ quan
a, Mục đích của việc định giá
Mục đích của việc định giá cũng ảnh hưởng ít nhiều tới công tác định giá ngân hàng. Việc định giá ngân hàng trên giác độ cơ quan nhà nước, muốn định giá nhằm phục vụ cho việc quản lý vĩ mô sẽ khác với việc định giá ngân hàng trên giác độ ngân hàng, cổ đông hay nhà đầu tư trong hoạt động M&A.
Trong hoạt đông M&A thì mục tiêu mua bán sáp nhập của bên mua và bên bán cũng ảnh hưởng tới công tác định giá ngân hàng.
Xét trên góc độ bên mua, mua với mục đích đầu tư lâu dài vào ngân hàng thì yếu tố khiến bên mua cân nhắc đầu tiên đó là khả năng sinh lợi của ngân hàng trong tương lai.
Xét về góc độ bên bán, nếu bên bán vì một lí do nào đó không muốn tiếp tục vận hành ngân hàng, hoặc trong quá trình kinh doanh, ngân hàng
không đem lai lợi nhuận thì khi tiến hành định giá, phương pháp thu nhập sẽ không được thực hiện. Ngược lại, nếu bên bán muốn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để bán lại một phần và hy vọng có sự ảnh hưởng của các nhà đầu tư đó đối với tình hình kinh doanh của ngân hàng trong tương lai thì yếu tố sinh lợi trong tương lai sẽ là cơ sở để lựa chọn nhóm phương pháp thu nhập.
b, Nguồn nhân lực thực hiện định giá
Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực mà trong đó yếu tố con người trở thành yếu tố có tính chất quyết định. Định giá ngân hàng trong M&A là một phần của hoạt động tài chính. Do vậy, hoạt động này cũng đòi hỏi một hàm lượng chất xám cao. Người định giá ngân hàng phải có kiến thức, trình độ vững vàng, cần phải nắm chắc quy trình định giá, các quy trình kiểm kê, xác định giá trị còn lại, có khả năng phân tích các báo cáo tài chính cũng như am hiểu tinh tường về lĩnh vực ngân hàng và hoạt động M&A. Hơn thế nữa, định giá viên còn cần phải có khả năng dự báo vĩ mô ngành cũng như khả năng nhìn thấy sự phát triển của ngân hàng trong tương lai. Kiến thức chuyên môn cũng cần phải đi kèm với kinh nghiệm định giá và hơn hết là đạo đức nghề nghiệp. Thiếu đi một trong ba yếu tố đó thì công tác định giá ngân hàng khó có thể thành công.
Không chỉ có khía cạnh chất lượng mà quy mô nguồn nhân lực cũng ảnh hưởng tới chất lượng và sự đảm bảo về mặt thời gian cho công tác định giá.
c, Cở sở dữ liệu và thông tin
Công tác định giá ngân hàng được tiến hành trên cơ sở các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan tới ngân hàng. Để có những kết quả tính toán chính xác thì phải dựa trên những thông tin, số liệu đầy đủ, có chất lượng, chính xác trên nhiều mặt, nhiều góc độ khác nhau. Chất lượng và sự đầy đủ những thông tin này phụ khả năng tiếp cận, phương pháp thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng thông tin của thẩm định viên. Từ đó, ảnh hưởng tới khả năng đảm bảo thông tin cho công tác định giá ngân hàng.
Thông tin mà thẩm định viên có có thể thu thập từ nhiều nguồn: từ chính ngân hàng, từ doanh nghiệp, từ các ngân hàng khác, từ các nguồn khác… Tuy nhiên, đối với định giá ngân hàng, hiện nay, trên thực tế mọi nguồn thông tin thẩm định viên có được chủ yếu dựa vào các tài liệu của ngân hàng cung cấp hoặc là nguồn thông tin đại chúng cho nên có thể đem lại kết quả, thông tin không cân xứng, phiến diện, không đảm bảo độ tin cậy. Hơn thế nữa, trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển, mạng lưới phương tiện, trang thiết bị thu thập thông tin, phòng ngừa rủi ro để trợ giúp cho công tác định giá còn thiếu nhiều và rất lạc hậu so với trên thế giới, thêm vào đó, sự sửa đổi, bổ sung các loại thông tin này hầu như chưa được cập nhật liên tục, điều đó có ảnh hưởng lớn tới chất lượng thông tin cũng như ảnh hưởng tới công tác định giá ngân hàng.
Tóm lại, trong quá trình định giá ngân hàng trong M&A, người định giá phải sử dụng một khối lượng cơ sở dữ liệu và thông tin khổng lồ để dùng vào các mô hình định giá. Từ đó đưa ra kết quả của cuộc định giá. Vì thế chất lượng của công việc định giá phụ thuộc nhiều vào độ tin cậy và chính xác của cơ sở dữ liệu cũng như nguồn thông tin mà định giá viên thu thập được.
d, Phương pháp định giá được lựa chọn
Mỗi phương pháp định giá sẽ mang đến một loại thông tin riêng về giá trị ngân hàng và giá trị ngân hàng được xác định từ các phương pháp này có thể rất khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ quyết định thành công của việc định giá, từ đó làm nên thành công cho thương vụ M&A, do vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng tính phù hợp của phương pháp được chọn.
Phương pháp định giá được lựa chọn sẽ khác nhau khi mà đối tượng định giá khác nhau. Thông thường, nhà đầu tư định giá cổ phiếu sẽ sử dụng lượng thông tin được công bố eo hẹp nên chỉ có thể áp dụng phương pháp định giá quen thuộc, dễ áp dụng để quyết định đầu tư. Người chủ ngân hàng
sẽ sử dụng thông tin nội bộ đầy đủ, có thể sử dụng những phương pháp định giá với mô hình tính toán phức tạp để tự xác định giá trị của ngân hàng. Ngoài ra, độ ổn định của thu nhập và dòng tiền tương lai cũng ảnh hưởng tới phương pháp định giá được lựa chọn. Đối với những ngân hàng có thu nhập trong tương lai khá ổn định và có thể dự tính được thì việc sử dụng nhóm phương pháp thu nhập là khả thi và tương đối chính xác. Ngược lại, đối với những ngân hàng mà thu nhập chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không chắc chắn trong tương lai, không có khả năng dự tính được chính xác kết quả hoạt động trong khoảng thời gian tới thì có thể áp dụng nhóm phương pháp thị trường.
1.3.2 Nhân tố khách quan
a, Hệ thống luật pháp
Hệ thống luật pháp là một nhân tố vĩ mô quan trọng ảnh hưởng tới công tác định giá ngân hàng trong M&A. Với một hệ thống luật pháp hoàn thiện, đầy đủ với các quy chế theo chuẩn quốc gia, quốc tế sẽ góp phần tạo nên sự thành công của công tác định giá. Hệ thống luật pháp cung cấp đầy đủ các quy định về quy trình định giá, việc lựa chọn phương pháp định giá, các qui chế giám sát hoạt động định giá… không chỉ tạo được sự chủ động cho định giá ngân hàng trong M&A mà còn tạo môi trường pháp lý trong sạch thúc đẩy nhu cầu định giá để tăng tính sôi động cho thị trường M&A.
b, Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế cũng là một nhân tố vĩ mô tác động tới sự thành công của công tác định giá ngân hàng trong M&A.
Một nền kinh tế phát triển và ổn định sẽ giúp cho thị trường tiền tệ và đặc biệt là thị trường chứng khoán phát triển mạnh. Từ đó hình thành nên hệ thống thông tin hoàn hảo và đáng tin cậy hơn. Đó chính là cơ sở tốt cho công tác định giá ngân hàng bởi sự dễ dàng thu thập thông tin chính xác về ngân hàng đang định giá cũng như các ngân hàng khác để phân tích, so sánh nhằm
đưa ra kết quả chính xác nhất. Thị trường chứng khoán phát triển kéo theo thông tin về các ngân hàng được công bố công khai và minh bạch hơn. Có rất nhiều số liệu phục vụ tích cực cho việc định giá ngân hàng như ROA, ROE, chi phí/thu nhập, hệ số an toàn vốn… được các ngân hàng niêm yết. Sự biến động giá cổ phiếu cũng là những thông tin quan trọng và hữu ích cho việc định giá ngân hàng trong M&A.
Nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững đem theo dự báo đáng tin cậy về tình hình kinh doanh của ngân hàng. Đối với những ngân hàng có thu nhập trong tương lai khá ổn định và có thể dự tính được thì việc sử dụng nhóm phương pháp thu nhập là khả thi và tương đối chính xác.
Như vậy, công tác định giá trong M&A ngân hàng chịu tác động của rất nhiều nhân tố, cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Sự phân biệt giữa các nhân tố chỉ mang tính chất tương đối. Giữa các nhân tố có sự tương tác với nhau, đôi khi sự tác động của nhân tố này là hệ quả của nhân tố khác.
CHƯƠNG 2 : CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam
Hoạt động M&A ngân hàng diễn ra phổ biến trên thế giới, đây được xem là biện pháp “cứu cánh” cho các ngân hàng gặp khó khăn và là con đường nhanh nhất để bắt đầu việc kinh doanh (mua lại một ngân hàng hoạt động không hiệu quả trên thị trường rồi tái cấu trúc nó, hơn là phải xây dựng một ngân hàng ngay từ đầu). Mặc dù vậy, đây vẫn là hoạt động tương đối mới ở Việt Nam.
Kể từ những năm giữa thập niên 1990, có thể chia quá trình phát triển của thị trường M&A ngân hàng ở Việt Nam thành 2 giai đoạn :
• Giai đoạn thứ nhất : năm 1995 - 2005
• Giai đoạn thứ hai : năm 2005 tới nay
2.1.1 Thực trạng hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam những năm 1990 -2005
Có thể nói, đây chính là giai đoạn xuất hiện thương vụ M&A ngân hàng đầu tiên. Có nhiều ý kiến tranh luận về việc đâu là thương vụ M&A ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam. Một vài công trình nghiên cứu trước đây cho rằng thương vụ M&A ngân hàng đầu tiên là thương vụ giữa NHTMCP Phương Nam và NHTMCP Đồng Tháp. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997, NHTMCP Đồng Tháp với vốn điều lệ 5 tỷ đồng phải sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam do các quy định về vốn điều lệ. Một số báo chí khác cũng đã đưa tin về thương vụ trao đổi mua bán cổ phần với đối tác nước ngoài của VP Bank mới là tín hiệu đầu tiên cho làn sóng M&A ngân hàng.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Quang Lương - Phó Chánh Văn phòng Ngân hàng nhà nước Việt Nam, bối cảnh kinh tế xã hội cho thương vụ M&A ngân
hàng Việt Nam bắt nguồn chính từ giai đoạn từ năm 1986 - 1988, giai đoạn “tiểu” giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam sau sai lầm của cuộc tổng điều chỉnh Giá - Lương - Tiền năm 1985. Hầu hết các hợp tác xã tín dụng nông thôn (trên 7.000 HTX) và các Quỹ tín dụng (QTD) Đô thị (500 QTD) đều lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Ngoài ra, có tới 17/48 NHTMCP tại thời điểm 1987 cũng nằm trong tình trạng không có khả năng chi trả, phần lớn bị giải thể, bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt