BÀI 5-KẾT CẤU THÂN TÀU(2)

Một phần của tài liệu Công nghiệp đóng tàu (Trang 28 - 30)

Ngoài kết cấu vỏ,còn có kết cấu đáy,mạn,boong vách,mũi,đuôi và kết cấu thượng tầng.

Đáy tàu thường có hai loại,đáy đơn và đáy kép.Đáy kép được tạo ra để chở dầu và nước để sao cho sử dụng hết không gian đáy cũng như để hạ thấp trọng tâm,cải thiện tính năng hàng hải và điều chỉnh độ nghiêng ngang và dọc thông qua nước ba lát.

Trong kết cấu đáy,dầm trung tâm là một thành phần dọc nằm tại đường tâm đáy từ mũi về đuôi ,đảm bảo sức bền dọc tổng cộng của thân tàu.Những dầm bên cũng là những thành phần dọc nằm cả hai bên đường dọc tâm đáy ,chủ yếu chịu đựng sự uốn dọc tổng công

Các tấm đáy đóng vai trò các thành phần ngang chủ yếu ở đáy tàu ,chịu áp lực nước và trọng lựơng của hàng hóa và trang bị cũng như các ngoại lực cục bộ.Chúng chịu trách nhiệm về sức bền ngang và sức bền cục bộ của đáy tàu.

Ngoài ra,tấm dọc đáy trong và các tấm đáy trong khác cũng được coi là kết cấu đáy.

Như ta đã thấy,kết cấu mạn trái và mạn phải là hai thành bên đối xứng với nhau .và trong kết cấu mạn ,những thành phần chủ chốt là những khung sườn chịu áp lực nước cũng như đảm bảo sức bền ngang và sức bền cục bộ của thân tàu.

Kết cấu mạn được chia thành hai kiểu,đó là khung sườn ngang và khung dọc. Xét về kết cấu boong,nó tạo bởi các tấm boong,dầm ngang ,sống boong,thanh dọc boong,quầy miệng hầm hàng,các cột chống và các thành phần khác.

Hình 5.1 Thành phần chính của thân tàu.

Xét về cấu trúc boong,một điều đáng chú ý là cung nối mạn trái và mạn phải được gọi là đường cong ngang boong,trong khi từ mũi tới đuôi thì gọi là đường cong dọc boong.

Tới đây ta xét tới kết cấu vách ,nó có thể là vách phẳng với gia cường hay vách sóng.Vách phẳng gồm có các tấm thép phẳng và những thanh gia cường ,trong khi vách kia là những tấm thép đã được ép thành hình lượn sóng.Những vách dùng để ngăn dầu và nước khỏi dò gỉ lân luợt được gọi là vách kín dầu và kín nước.Những vách chạy dọc theo chiều dài tàu gọi là vách dọc trong khi vách ngang thân tàu gọi là vách ngang.

Nhiệm vụ chủ yếu của vách là phân cách khoảng không gian bên trong tàu sao cho đảm bảo được tính chống chìm và ngăn cho cháy và khí độc không lan tỏa ,đó là chưa nói tới đảm bảo sức bền.

Về kết cấu mũi và đuôi,kết cấu mũi là vùng từ mũi tới 0.15 chiều dài tàu đo từ đường thẳng góc mũi tới đuôi ,trong khi kết cấu đuôi là vùng nằm sau vách nhọn đuôi.

Ngoại lực tác dụng vào kết cấu mũi là áp lực nước và va đập sóng trong hành trình trong khi kết cấu đuôi chịu áp lực nước,dao động do chân vịt và va đập sóng do chân vịt khuấy động.

Ngoài ra ,cần phải nhấn mạnh rằng việc gia cường cục bộ tại hai khu vực nói trên là việc thường phải làm.

Cuối cùng chúng ta nói tới thượng tầng,như đã nhắc tới ở trên,đó là kết cấu thân tàu nằm trên boong trên.Thượng tầng điển hình chỉ là kết cấu mà hai thành bên của nó ,bên trái và bên phải được nối tiếp cùng với các tấm tôn mạn.Một loại thượng tầng khác gọi là lầu lái có chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của tàu và như vậy hai thành bên của nó không nối với tấm mạn.

Ngoài ra thượng tầng tại mũi ,giữa tàu và đuôi lần luợt có tên là thượng tầng mũi,thượng tầng giữa và thượng tầng đuôi .Và thuật ngữ thượng tầng lài dài là chỉ thượng tầng lái có chiều dài lớn hơn 0.15 chiều dài tàu và chiều cao của nó không nhỏ hơn 6 lần khoảng cách giữa hai boong

Lesson 6 Ship Equipment

It is absolutely necessary for a ship to be equipped with varied ship equipment to satisfy the needs of voyage, harbour, operation and safety. Ship equipment varies according to different purposes of vessels, and usually concerns the equipment for the rudder and anchor as well as for the life-saving, cargo-lifting and mooring.

1. The Rudder Equipment

The rudder equipment is a plant to maneuverability, by which a vessel is able to ensure

Fig. 10. 1 Anchor equipment thiết bị neo

1-Anchor neo ;2-hawse pipe ống neo ; 3-chain cable xích ;4-anchor windlass tời neo ; 5-chain stopper cái chặn xích ; 6-chain pipe ống xích ; 7-mooring pipe ống dây chằng buộc ; 8-fairlead sô ma dẫn dây ;9-wire reel tang quấn cáp ; 10- bollard cột buộc dây

vessel sail along a given course, alter the course or perform a turning motion, as we mentioned in the chapters of seakeeping performances.

The main components of the rudder equipment include steering wheel, drive mechanism, steering gear, steering mechanism, rudder, rudder stock, rudder carrier, rudder stopper and rudder angle indicator. As far as the drive mechanism, steering gear and steering mechanism are concerned, a choice may be made among three different operation modi, namely, mechanical, hydraulic or electrical-driven. Moreover, an automatic steering gear has already found wide application at the present time, which joins the traditional steering gear to an electrical compass and calibrates course errors automatically during voyage.

Một phần của tài liệu Công nghiệp đóng tàu (Trang 28 - 30)