Giải pháp về sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình (Trang 72 - 74)

Trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, an toàn sinh học, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, gia tăng tỷ lệ thu hồi các bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật, áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Khuyến khích chăn nuôi trang trại và hạn chế dần chăn nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát nguồn phát sinh ô nhiễm. Tổ chức sắp xếp lại các làng nghề, di dời các cơ sở nằm xen kẽ khu dân cư, đi đôi với hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có đầy đủ hạ tầng bảo vệ môi trường để bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường tập trung. Khuyến khích hình thành các đơn vị tư vấn, dịch vụ thiết kế, xử lý môi trường; ngành công nghiệp môi trường. Những cơ sở không đạt tiêu chuẩn chuẩn môi trường sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Yêu cầu khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường, sử dụng biện pháp đình chỉ hoạt động một phần hoạt toàn bộ quá trình sản xuất đối với những doanh nghiệp cố tình không thực hiện xử lý các chất thải hoặc những doanh nghiệp có tổng lượng chất thải lớn và bị khiếu nại nhiều lần. Hàng năm tiếp tục thực hiện tốt Chương trình giải thưởng môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp:

- Thực hiện công tác vệ sinh môi trường nông thôn: vệ sinh đường làng,

xóm, thôn bản, và các khu vực công cộng; khơi thông cống rãnh thoát nước.

63

- Vận động nhân dân xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng

phân chuồng và quản lý phân tươi đúng cách, không dùng phân tươi để bón tưới cho rau màu.

- Thành lập và tổ chức các đội kỹ thuật chuyên xây dựng công trình vệ

sinh tại các huyện, xã, thôn.

- Hướng dẫn cho cộng đồng xây dựng các công trình nhà tiêu đúng kỹ

thuật, đảm bảo chất lượng, đồng thời hỗ trợ công tác giám sát sử dụng tại cộng đồng.

- Đầu tư nghiên cứu các mô hình vệ sinh phù hợp cho các vùng ngập lụt,

hộ gia đình, trường học, trạm xá, chợ nông thôn, ủy ban nhân dân các xã.

- Hướng dẫn, và quản lý việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

- + Xây dựng các mô hình về dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom rác

thải. Các tổ chức, cá nhân là Chủ đầu tư xây dựng mới các khu dân cư ngay từ khi lập dự án phải bố trí nguồn kinh phí xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường và phải được phê duyệt trước khi triển khai dự án. Phải có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch khu dân cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt như: Hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận; có hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải riêng biệt; có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải từ các hộ gia đình trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn; Công trình vệ sinh công cộng; hệ thống cây xanh. Chỉ được bàn giao đưa vào sử dụng khi hoàn tất các công trình kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường này. Các địa phương chủ động điều tra các khu điểm dân cư gây ô nhiễm môi trường, sau đó tiến hành khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm của các khu điểm dân cư này, phân loại mức độ ô nhiễm để đề xuất ngay giải pháp cải tạo, nâng cấp

64

các hệ thống, hạ tầng bảo vệ môi trường, nâng tỷ lệ diện tích cây xanh. Đối với các khu điểm dân cư hiện hữu chưa có hạ tầng bảo vệ môi trường thì địa phương phải xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, xây dựng cải tạo hệ thống cống thu gom nước thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân bảo vệ môi trường ở khu vực công cộng và khu dân cư như: Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; Không chặt, bẻ cành cây hoặc có hành vi khác phá hoại cây cối, các thảm thực vật tại khu vực công cộng và khu dân cư; Không được phát tán khí thải, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh; Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh; không để các vật nuôi gây mất vệ sinh khu vực công cộng. Thực hiện tốt việc đóng các loại phí về thu gom rác thải, phí nước thải sinh hoạt và phí về bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình (Trang 72 - 74)