Định hướng xây dựng nông thôn mới của huyệnKim Sơn trong thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình (Trang 59 - 63)

gian tới

Nghị quyết đại hội lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã chỉ rõ: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển. Xây dựng nông thôn gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt. Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Nghiên cứu mô hình nông thôn mới theo đặc điểm sinh thái và tập quán sinh sống của từng địa phương nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn với điều kiện tiện nghi giúp giảm dần khoảng cách với cuộc sống đô thị.

- Tổ chức quy hoạch và kiến trúc công trình phải góp phần kích cầu về

50

điều kiện kinh tế và đảm bảo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Đảm bảo về kích cầu về phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của

địa phương, khai thác ưu thế của từng địa phương.

- Đảm bảo về điều kiện sống, nhu cầu xã hội: y tế, giáo dục, văn hóa,

thể thao, nâng cao dân trí của người dân địa phương…

- Cơ sở hạ tầng phát triển bền vững, xây dựng hệ thống công trình công

cộng, hạ tầng kỹ thuật, trung tâm công nghiệp để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu và tính đến các giai đoạn tiếp theo sau 20 năm và tầm nhìn sau 50 năm.

- Giữ gìn bản sắc tập quán văn hóa của địa phương

- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời

phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn.

Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổ chức của hợp tác xã và cơ chế thị trường; hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo cán bộ quản lý, lao động; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và các dự án phát triển nông thôn; hợp tác xã phải làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân

51

Tăng cường phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gồm cả cấp huyện và xã; tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá; tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi và khuyến khích các ngân hàng, định chế tài chính cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. Có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, kể cả huy động vốn ODA và FDI.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân mục tiêu của Chương trình xây dựng nôn thôn mới hiện nay

Đẩy mạnh xây dựng, triển khai hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch chi tiết trên các lĩnh vực (tiêu chí quy hoạch) vì quy hoạch phải đi trước một bước

Đẩy mạnh hoàn thành cơ bản cơ sở hạ tầng thiết yếu theo yêu cầu của đề án Đẩy mạnh tập trung khai thác các nguồn lực cho phát triển sản xuất tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động

Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hoặc hợp tác xây dựng doanh nghiệp tại các vùng nông thôn mục đích: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ở nông thôn,

nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện đào tạo nghề cho lao

động nông thôn; có cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp tạo thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Xây dựng các chế độ, chính sách tín dụng riêng đối với các địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới với lãi xuất thấp, ra hạn thời gian thanh toán - vay dài hạn.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông thôn, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài.

Chính sách về phát triển chợ nông thôn:

52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình kết cấu hạ tầng phù hợp với điều kiện nông thôn, thuận lợi trong giao dịch mua bán, tiết kiện chi phí xây dựng…

Chính sách về phát huy mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới:

+ Nguồn lực về tài chính:

Chính sách huy động vốn từ trong nhân dân để dầu tư phát triển sản xuất hàng hóa.

Khuyến khích thu hút nguồn vốn từ liên doanh liên kết - liên kết 4 nhà; Coi trọng nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.

Đẩy mạnh thu hút nguồn hỗ trợ, kể cả hỗ trợ từ thân nhân người Việt, người nước ngoài…

+ Nguồn lực về con người:

Nhà nước hỗ trợ các địa phương trong đào tạo nhân lực quản lý, công nhân kỹ thuật, đào tạo nghề…

Có chính sách đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, kết hợp kinh nghiệm của người địa phương và vận dụng kiến thức khoa học phát triển những bước mới trong sản xuất hàng hóa ở nông thôn.

Khuyến khích thu hút những người tài tâm huyết với quê hương về phục vụ quê hương.

+ Nguồn lực về khoa học kỹ thuật:

Hỗ trợ cho nông dân trong nghiên cứu cơ bản, xây dựng quy hoạch chi

tiết, xác định phát triển cây con gì có hiệu quả.

Hỗ trợ mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến phát triển tại

địa phương theo cơ chế Nhà nước đẩy mạnh xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp đầu tư khoa học - kỹ thuật vào nông thôn cùng hưởng lợi, cung cấp bí quyết kỹ thuật nuôi trồng sản phẩm và bao tiêu 100% sản phẩm đầu ra.

53

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình (Trang 59 - 63)