Phân tích đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại địa phương trong quá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình (Trang 50 - 53)

trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, tiêu chí bảo vệ môi trường bao gồm: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Có thể nói đây là một tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu cần thực hiện để đạt theo yêu cầu đề ra khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, đặc biệt đối với cộng đồng người dân sống ở khu vực nông thôn. Trong đó, vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường không khí từ các làng nghề thủ công, hoạt động

41

chăn nuôi, thói quen đốt rác..., chất thải rắn không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh, việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, nuôi trồng thuỷ sản không đúng qui định...

Kết quả khảo sát mới đây của các cơ quan chức năng cho thấy, với hơn 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường. Ðiều dễ nhận thấy nhất là quá trình tăng nhanh vòng quay đất trồng trọt, mà không chú trọng đúng mức đến các giải pháp tái tạo độ phì nhiêu, khiến đất đai sớm bạc màu. Sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng môi trường sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.

Hình 2.6. Sông Ân Giang - Thị trấn Phát Diệm

Thực tế, những địa phương phát triển mạnh trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm thường gây ô nhiễm môi trường do chưa chú trọng các biện pháp xử lý chất thải. Ðây là một trong những hạn chế cần được khắc phục trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao và các mục tiêu xây dựng nông thôn mới hiện nay. Trong khi đó, nhiều khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp khó khăn trong việc thu gom và xử lý rác thải. Ngoài ra, lượng lớn chất thải phát sinh do chăn nuôi cùng với chất thải rắn từ các làng nghề và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để đã gây ô nhiễm môi trường.

42

Khu vực nông nghiệp là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế thấp, hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường... còn nhiều hạn

chế, đồng thời phải tiếp nhận một phần chất ô nhiễm từ các đô thị, khu công

nghiệp và cũng là nơi phát sinh chất thải trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề... Song việc thu gom, xử lý rác thải, chất thải ở khu vực này vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Đến năm 2011, hầu hết các xã đã triển khai thực hiện tiêu chí môi trường nhưng chưa có xã nào đạt tiêu chí này. Xét riêng từng chỉ tiêu, mới có chỉ tiêu về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn của Bộ Nông nghiệp &PTNT đạt 79,1%; chỉ tiêu tỷ lệ xã có đội vệ sinh tự quản, duy trì thường xuyên hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải đạt 98%, nhưng rác mới chỉ được tập kết tại bãi rác của địa phương chứ chưa được xử lý; chưa có xã nào đạt chỉ tiêu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường. Hiện đã có một số xã triển khai xây dựng nghĩa trang nhưng không có xã nào hoàn thành theo quy hoạch nông thôn mới, vì chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế chính sách đối với xây dựng nghĩa trang, hầu hết đang dừng ở quy hoạch quỹ đất hoặc giữ nguyên hiện trạng nghĩa trang cũ của địa phương. Việc sử dụng đất nghĩa trang vẫn phụ thuộc vào phong tục, tập quán địa phương, chủ yếu quan tâm đến chôn cất người qua đời mà chưa quan tâm đến diện tích cây xanh, các công trình phụ trợ, mỹ quan. Như vậy, đến hết năm 2011, chưa có xã nào đạt tiêu chí 17 (môi trường).

Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ các cấp về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới chưa cao.

43

Ở nhiều địa phương, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã "tiếp tay" cho ô nhiễm môi trường khi vứt rác bừa bãi, chất kín nhiều dòng sông, ao hồ, mương máng. Mỗi khi có nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ các nguồn nước ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến chính cuộc sống của người dân nơi đây.

Hệ thống thoát nước thải tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng đầu tư. Hầu hết nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề đều đổ trực tiếp ra môi trường, ngấm vào đất hoặc chảy vào ao, hồ, sông... vừa gây mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn nhiều khả năng lây lan dịch bệnh. Hơn nữa, việc quy hoạch và xây dựng chợ nhiều nơi không gắn với việc xử lí rác thải. Sau mỗi phiên chợ, rác do người dân vứt bừa bãi ven đường hoặc tràn xuống các dòng sông. Thiếu kinh phí cũng khiến cho một số xã đã thành lập được tổ, đội thu gom rác thải nhưng hoạt động không thường xuyên, vẫn còn nhiều xã chưa có bãi rác nên tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến. Tiến độ triển khai công tác quy hoạch ở nhiều xã còn chậm. Nguồn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương còn thấp, chưa tương xứng với nội dung tiêu chí. Mặt khác, chế độ thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho xây dựng nông thôn mới nói chung, tiêu chí 17 nói riêng chưa phù hợp nên không thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình (Trang 50 - 53)