Về xuất khẩu lao động, phải chú trọng giải quyết số lao động có chất lượng, có điều kiện tham gia đóng góp từ gia đình và bản thân người lao động
nhưng trong thực tế số lao động đăng ký đi xuất khẩu lao động phần đông
trình độ học vấn thường không có tay nghề chuyên môn, hoàn cảnh gia đình
nhiều khó khăn nên việc huy động lực lượng tham gia xuất khẩu lao động của địa phương hàng năm thường không đạt chỉ tiêu. Đề nghị tỉnh xem xét lồng ghép tính điểm thi đua hàng năm, vào công tác giải quyết việc làm của các địa
phương cho phù hợp với thực tế nếu tính điểm thi đua thì giảm chỉ tiêu thấp hơn so với hiện nay.
Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Đây là một trong những thế mạnh của lao động nước ta về số lượng đông và trẻ. Vì vậy phải tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, nhất là thanh niên nông thôn để tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động cho các ngành nghề sản xuất.
Tuyên truyền rộng rãi thường xuyên các thông tin về xuất khẩu lao
động để mọi người dân nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước, quyền lợi và nghĩa vụ của người khi tham gia xuất khẩu lao động. Các trường, các trung tâm tổ chức dạy nghề cho những người đủ điều kiện, có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Tỉnh hỗ trợ 50% học phí cho người học nghề, học tập giáo dục định hướng để đi xuất khẩu lao động. Ban Chỉ đạo Xuất khẩu lao
động tỉnh phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để
tuyên truyền, giúp đỡ người có nguyện vọng xuất khẩu lao động, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, ưu tiên sử dụng lao động sau khi đi xuất khẩu hoàn thành nhiệm vụ về nước. Tập trung tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chính sách của
tỉnh về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời nâng cao
nhận thức cho người dân hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi đi xuất khẩu lao động; cần có chính sách cho vay vốn đối với số lao động đi làm việc ở nước ngoài khi đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định. Không vì lý do lao động về nước trước thời hạn, chưa trả nợ vay ngân hàng mà hạn chế việc cho vay đối với các lao động đăng ký tham gia sau này. Mời gọi các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng và năng lực hoạt động trong lĩnh vực này về triển khai tuyển chọn lao động trên địa bàn. Lựa chọn các nước có
nền chính trị ổn định, thu nhập cao để đưa lao động đến làm việc. Trong đó,
chú trọng các đơn hàng đảm bảo mức thu nhập cho người lao động có tiền trang trải sinh hoạt, trả nợ ngân hàng và có tích lũy. Ưu tiên đối với thị trường có nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề; bên cạnh đó đẩy mạnh đào tạo nghề
gắn với nhu cầu của các nước tiếp nhận lao động. Đảm bảo giáo dục định
hướng cho lao động xuất khẩu nhất là về ngoại ngữ, văn hóa, kỷ luật lao động, phong tục tập quán, luật pháp nước sở tại …
Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nói
chung và thành phố nói riêng hiện vẫn đang chịu sức ép từ nhiều phía như:
cung cầu lao động có khoảng cách quá lớn; chất lượng nguồn nhân lực còn
hạn chế; Chất lượng đầu ra của đào tạo, dạy nghề chưa đáp ứng cả về số
lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề cho thị trường lao động, các vùng
kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp và các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành
công nghệ cao; Đa số đối tượng yếu thế, lao động nông thôn, chưa qua đào
tạo; Tính năng động, khả năng thích nghi với kinh tế thị trường của hầu hết lực lượng lao động, nhất là lao động nông thôn còn thấp; Việc làm có năng suất
lao động và thu nhập thấp chiếm tỷ lệ cao... vàgiải quyết việc làm còn là giải
quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội đồng thời là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người.
KẾT LUẬN
Giải quyết việc làm nâng cao chất lượng lao động là một biện pháp
quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước kế hoạch giải quyết việc làm được đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để có được một xã hội đảm bảo công bằng văn minh thì mọi người phải có công ăn việc làm, dân giàu thì nước mới mạnh.
Quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng trên địa bàn thành phố nhưng cơ cấu lao động chuyển đổi chậm chất lượng lao động chưa cao, đặc biệt thiếu đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao.
Giải quyết vấn đề việc làm không phải một sớm một chiều mà phải có sự đầu tư lâu dài, sự phối hợp từ trên xuống dưới để tháo gỡ dần dần nhữhg khó khăn về kinh tế - xã hội của thành phố. Giải quyết tốt việc làm cho người
lao động sẽ làm giảm lượng thất nghiệp của thành phố, từ đó nền kinh tế xã
hội của tỉnh sẽ dần dần được nâng cao dẫn đến ngày càng phát triển.
Việc nghiên cứu này đã giúp cho vấn đề giải quyết việc làm của thành phố thêm thuận lợi hơn.
Khóa luận còn nhiều thiếu sót do khả năng và trình độ còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn. Do vậy kính mong có sự góp ý chân thành của các
thầy cô giáo nhằm hoàn thiện hơn phương pháp nghiên cứu và chất lượng nội dung khóa luận.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của thầy
Nguyễn Ngọc Phương và tập thể các bác, các chú công tác tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Long Xuyên đã góp ý kiến và cung cấp các thông tin cần thiết để bài viết được hoàn thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
# "
1. Bảng chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế - xã hội – môi trường, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, tháng 7/ 2009.
2. Bảng theo dõi hộ nghèo từ năm 1996 đến 2010, Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội thành phố Long Xuyên.
3. Báo cáo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động(
giai đoạn 2006 – 2010), Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành
phố Long Xuyên.
4. Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội năm 2009 và
nhiệm vụ trọng tâm năm 2010, Tổ tư vấn vềđảm bảo an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, tháng 3/ 2010
5. Báo cáo tình hình thực hiện công tác lao động – thương binh và xã hội
năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Phòng lao động Thương
binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, tháng 11/ 2010
6. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, nhiệm kỳ 2005 – 2010 và Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển
nhiệm kỳ 2010 – 2015,Đảng bộ tỉnh An Giangtháng 8/ 2010.
7. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2005 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2006, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
thành phố Long Xuyên, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, tháng 12/ 2005.
8. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình Xóa đói giảm nghèo – việc
làm (2001 – 2005) và kế hoạch Xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010,
Ban điều hành chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Long Xuyên, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên , tháng 3/ 2006.
9. Báo cáo tổng kết công tác lao động thương binh và xã hội năm 2009 và kế
hoạch năm 2010, Phòng lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân
dân thành phố Long Xuyên, tháng 12/ 2009.
10. Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm
2007, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, tháng 12/ 2006.
11. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2006
và phương hướng nhiệm vụ năm 2007, Ban điều hành chương trình xóa
đói giảm nghèo và việc làm, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, tháng 3/ 2007.
12. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc
làm, xuất khẩu lao động và giảm nghèo năm 2009, Ban điều hành chương
trình đào tạo nghề - giải quyết việc làm – xuất khẩu lao động – giảm nghèo, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, tháng 02/ 2010.
13. Bộ luật Lao động của nước CHXHCNVN năm 1994( sửa đổi, bổ sung các
năm 2002, 2006, 2007), Nxb Chính trị Quốc gia, 2007
14. Các Nghị quyết của Trung ương 1996 – 1999(2000), Nxb Chính trị Quốc
gia.
15. Chuyên đề nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX,
nhiệm kỳ 2010 – 2015, Ban biên soạn các chuyên đề nghị quyêt Đại hội
IX, Tỉnh ủy An Giang, tháng 2/ 2011.
16. Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010, Ủy ban nhân
dân thành phố Long Xuyên, tháng 6/ 2010.
17. Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn năm 2020”, Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên, tháng 7/ 2010.
18. Niêm giám thống kê 2005( 4/2006), Cục thống kê tỉnh An Giang.
19. Niêm giám thống kê 2006( 5/2007), Cục thống kê tỉnh An Giang.
20. Niêm giám thống kê 2007( 6/2008), Cục thống kê tỉnh An Giang.
21. Niêm giám thống kê 2008( 6/2009), Cục thống kê tỉnh An Giang.
22. Niêm giám thống kê 2009( 6/2010), Cục thống kê tỉnh An Giang.
23. Niêm giám thống kê 2010( 6/2011), Cục thống kê tỉnh An Giang.
24. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ( 1996), Nxb Chính trị
Quốc gia.
25. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ( 2011), Nxb Chính trị
quốc gia.
26. Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Long Xuyên nhiệm kỳ 2005 – 2010, tháng 1/ 2006.