Về phía lãnh đạo thành phố Long Xuyên:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cơ bản giải quyết việc làm ở địa bàn thành phố long xuyên, tỉnh an giang giai đoạn 2005 2010 (Trang 46 - 47)

Tăng cường phát triển kinh tế, trước hết là phát triển các doanh nghiệp

vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản

suất; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 người dân có một doanh nghiệp; phát triển

kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp, đặc biệt coi trọng phát triển

kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và

xuất khẩu để tận dụng lao động dư thừa và lao động có ngành nghề truyền

thống của nước ta, trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường lao động

trong nông nghiệp và thị trường xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa. Thành phố và các phường xã cần tích cực tìm kiếm đối tác là các khu công nghiệp, khu chế xuất, công ty, nhà máy có nhu cầu tuyển dụng lao động để cung ứng nhằm giải quyết lao động cho lao động của thành phố.

Tăng cường sự phối hợp với các ngành chức năng và sự hỗ trợ chuyên

môn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tuyên truyền các chính

sách pháp luật về lĩnh vực giải quyết việc làm. Tập trung tham mưu cho Ủy

ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc

làm, xuất khẩu lao động và thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo những năm tiếp theo. Chủ động sơ kết thúc đẩy thực hiện đề án dạy nghề và giải quyết việc làm, đề án xuất khẩu lao động.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ban ngành, đoàn thể xã hội, của

cán bộ, công chức phường, xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo

nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực nông thôn.

Hàng năm, Uỷ ban nhân dân thành phố, phường, xã, chủ động xây dựng kế hoạch; quy hoạch hoặc chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy cùng cấp về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tổ chức triển khai và tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cấp Ủy, chính quyền, các tổ chức và người dân về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phát huy vai trò của các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và tổ chức xã hội các cấp, các hội nghề nghiệp thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền; tập trung đi sâu vào đối tượng

trọng điểm, tuyên truyền đến từng đối tượng cụ thể, chủ động lồng ghép với

truyền, vận động với các nội dung về các chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm

miễn phí và vận động các thành viên của tổ chức mình tham gia học nghề;

thực hiện tốt sự liên kết giữa nhà nước, gia đình và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề và sử dụng lao động.

Liên kết với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố, trường Chính trị Tôn Đức Thắng tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức xã.

Thực hiện nghiêm qui định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về một số lĩnh vực, ngành nghề bắt buộc người lao động phải có chứng chỉ nghề mới được hành nghề để từng bước tiến tới tất cả các nghề đều phải qua đào tạo được cấp bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề mới được hành nghề.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Kiện toàn Tổ triển khai thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg của Uỷ ban nhân dân thành phố để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; xây dựng tiêu chí để kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo việc thực hiện Đề án trên địa bàn.

Cần thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên; trong đó, có các chương trình thanh niên tình nguyện tham gia xây

dựng các công trình trọng điểm quốc gia hoặc các dự án lớn của Nhà nước,

chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp, chương trình thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo, thanh niên tham gia xuất khẩu lao động.

Cầnphát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải

quyết việc làm cho thanh niên. Đoàn Thanh niên cần phải được tạo điều kiện và chủ động tham gia với Nhà nước hoàn thiện chính sách, thực hiện các hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; đẩy mạnh phong trào thi đua

“Tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; trực tiếp quản lý và triển khai các chương trình, dự án cụ thể về dạy nghề, tạo việc làm, dịch vụ việc làm cho

thanh niên,… theo hướng dẫn của Nhà nước.

Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các

cấp, đây là giải pháp quan trọng và cần được quan tâm nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cơ bản giải quyết việc làm ở địa bàn thành phố long xuyên, tỉnh an giang giai đoạn 2005 2010 (Trang 46 - 47)