Về công tác đào tạo nghề:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cơ bản giải quyết việc làm ở địa bàn thành phố long xuyên, tỉnh an giang giai đoạn 2005 2010 (Trang 47 - 50)

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa và đa dạng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, đặc biệt là lĩnh vực phát triển theo cơ cấu thương mại - dịch vụ - công nghiệp. Phối hợp các ngành chức năng, tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề năm 2011, trong đó cần tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo nghề ngắn hạn

và dài hạn cho 3.000 người, trong đó đặc biệt quan tâm đào tạo nghề cho

1.500 lao động nông thôn, thợ thủ công và lao động chưa có việc làm theo kế

hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của

Thủ tướng Chính phủ; Kết hợp với các Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh tổ chức mở các lớp dạy nghề lưu động tại phường, xã như chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng lúa, ... áp dụng theo công nghệ mới đưa năng suất và chất lượng cao, các lớp dạy nghề cho lao động phổ thông như thêu, rua, may công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, vẽ tranh, vẽ hoa văn trên móng, cắt uốn tóc

thẩm mỹ, sửa chữa cơ khí, hàn, tiện, sửa chữa điện dân dụng điện công

nghiệp, sửa chữa điện tử, điện thoại di động... Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo nghề, tạo cơ hội tốt cho lao động nông thôn học nghề và hành nghề. Thành phố đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và có chính sách khuyến khích phát

triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, cơ sở dạy nghề tại các

doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ sở dạy nghề tiểu thủ công nghiệp… theo từng nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020. Cần đa dạng hóa việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo hình thức ngắn hạn, dài hạn; áp dụng loại hình đào tạo lưu động đến cơ sở các địa bàn vùng xa của các địa phương như: Mỹ Khánh, Mỹ Hòa, Mỹ

Thới, Mỹ Thạnh, Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Hòa Hưng để người lao động

nông thôn có cơ hội học nghề.

Mở rộng mạng lưới, quy mô ngành nghề đào tạo, thực hiên hình thức

đào tạo đa dạng, linh hoạt và năng động, đáp ứng nhu cầu nhân lực về số

lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ theo nhu cầu thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đào tạo các ngành nghề cung ứng và mở rộng thị trường lao động ngoài nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành

thị trường phù hợp với pháp luật. Ưu tiên phát triển các thành phần tham gia

đào tạo những ngành nghề mũi nhọn như công nghệ thông tin, cơ khí và một số ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như may công nghiệp, chế biến

nông thủy sản, xây dựng, thương mại, dịch vụ,… Trong đó cần chú trọng các nghề truyền thống; quan tâm đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông thôn về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, kiến thức lao động, tác phong công

nghiệp nhằm cung ứng lực lượng lao động có chất lượng cao. Tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề phát triển theo hình thức vừa hoạt động kinh vừa dạy nghề, tạo điều kiện cho học viên được

thực tập tại cơ sở để nâng cao chất lượng thực hành và bố trí việc làm cho

từng đối tượng theo điều kiện của doanh nghiệp hoặc của cơ sở sản xuất kinh doanh.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến công – khuyến nông – khuyến ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề tư nhân phân công người tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, phương pháp giảng dạy phù hợp với người học, bổ sung chương trình đào tạo, phương pháp tư vấn người lao động chọn nghề, tìm nghề và tạo việc làm cho lao động

nông thôn.

Hiện nay tư vấn hướng nghiệp là một công đoạn quan trọng của công

tác hướng nghiệp, là hoạt động giúp cho học sinh – sinh viên thanh niên có

điều kiện xác định nghề nghiệp (định hướng hoặc tìm chọn nghề) trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và nắm được định hướng phát triển kinh tế - xã hội

cũng như nhu cầu nhân lực địa phương, đất nước trong từng thời kỳ. Tuy

nhiên nhìn chung hoạt động hướng nghiệp vẫn mang nặng tình hình thức; chất lượng và hiệu quả chưa cao. Đề nghị Sở Giáo dục tỉnh chỉ đạo các phòng giáo Giáo dục - Đào tạo huyện thị, thành phố có kế hoạch phân luồng, tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh ngay từ khi còn học ở lớp cuối cấp THCS và THPT để các em có ý thức trong việc chọn ngành nghề và đăng ký tuyển sinh đào tạo nghề nếu các em không có điều kiện học tiếp tục lên các bậc học

cao hơn. Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục

hướng nghiệp trong các trường THCS và THPT để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. Tạo sự đồng bộ, liên kết, hợp tác giữa hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành gắn kết với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu cụ thể.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cơ bản giải quyết việc làm ở địa bàn thành phố long xuyên, tỉnh an giang giai đoạn 2005 2010 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)