Về công tác giải quyết việc làm:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cơ bản giải quyết việc làm ở địa bàn thành phố long xuyên, tỉnh an giang giai đoạn 2005 2010 (Trang 50 - 52)

Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa đã có những thay đổi về tư duy và hành động tích cực về nhận thức và các giải pháp đầu tư nâng cao đào tạo gắn với sử dụng lao động, cân đối theo

trình độ nghề, nhu cầu ngành nghề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy nguồn nhân lực đặc biệt đối với thanh niên về tự học tập, nâng cao trình độ nghề và các kỹ năng nghề.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề; vai trò, vị trí của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề; nhân rộng các mô hình sáng tạo mới trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, biểu dương kịp thời những điển

hình tiên tiến để thúc đẩy phong trào thi đua. Tăng cường công tác tuyên

truyền, vận động các thành phần kinh tế có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất theo hướng phát triển công nghệ hiện đại nhằm thu hút lao động, giải quyết

việc làm và dạy nghề tại chỗ theo dạng kèm cặp vừa học, vừa làm tạo điều

kiện cho người lao động có thu nhập ổn định góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở

địa phương. Phấn đấu giới thiệu và giải quyết việc làm tại thành phố, trong

tỉnh và ngoài tỉnh cho 4.200 lao động.

Vấn đề việc làm là điều quan tâm hàng đầu của thanh niên hiện nay,

nhưng khi tham gia vào thị trường lao động, thanh niên thật sự gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, nhiều người chưa biết cách tìm hiểu việc làm phù hợp với năng lực, chưa biết cách làm bộ hồ sơ xin việc, tham gia phỏng vấn tuyển dụng. Tạo chuyển biến mạnh với các cơ quan, tổ chức, xã hội về phát triển nguồn nhân lực có kế hoạch, theo định hướng chuyên môn, chất lượng cao. Nâng cao nhận thức các yếu tố cạnh tranh trong quá trình tham gia thị

trường lao động của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động về

chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường trách nhiệm các doanh nghiệp về thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước và phối hợp với tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu tuyển dụng lao động, theo số lượng và cơ cấu ngành nghề sử dụng lao động ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động. Đầu tư phát triển các hoạt động quan hệ doanh nghiệp, thông tin nghề nghiệp – việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trường, cơ sở đào tạo. Nghiên

cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Xã hội hóa và tăng cường giám sát chặt chẽ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp – việc làm, cung ứng lao động, giới thiệu việc làm.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng đặt ra yêu

cầu phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đảng và Nhà nước cũng đã có

những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đa dạng hoá các hình thức, mở rộng quy mô đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn kĩ thuật cho người lao động, đặc biệt là nguồn lao động trẻ. Vì vậy, trình độ chuyên môn kĩ thuật của thanh niên có sự tăng lên. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng thanh niên có trình độ học vấn còn nhiều bất cập. Phần lớn thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng muốn ở lại thành phố chọn các công việc có thu nhập cao để lập nghiệp. Nhiều nơi, nhiều ngành cần lao động có trình độ chuyên môn cao lại không thu hút được nguồn nhân lực. Do đó cần có những giải pháp cần thiết nhằm phát huy vai trò của thanh niên. Cần thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho ba nhóm đối tượng: sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề; thanh niên, học sinh cuối cấp PTCS, PTTH; thanh niên thất nghiệp. Đối với thanh niên đã qua đào tạo, nhất là công nhân kĩ thuật có trình độ cao, các kĩ sư, cử nhân, doanh nhân giỏi… cần được sử dụng vào khu vực kinh tế đòi hỏi chất lượng lao động cao. Có chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài trong thanh niên,… Đối với nhóm thanh niên sau khi học hết phổ thông mà không

tiếp tục học trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng, đại học tập trung ở các

vùng nông thôn, là nhóm lao động có sức cạnh tranh yếu do không có trình độ

chuyên môn kĩ thuật, cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, khuyến khích

phát triển kinh tế trang trại, phát triển các khu công nghiệp thu hút nhiều lao động không đòi hỏi quá cao về tay nghề, ưu tiên đưa thanh niên đi xuất khẩu

lao động theo hướng mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển kinh tế hộ

gia đình, tự tạo việc làm trong thanh niên,… Đối với nhóm đối tượng thanh

niên thất nghiệp, mất việc làm, hiện nay tập trung chủ yếu ở thành thị, có đặc thù là khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động kém, do chưa có nghề lại không có tư liệu sản xuất, khó có thể tự tạo việc làm. Do vậy, cần phát triển mạnh hơn nữa các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương bằng các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ người sử dụng lao động phát triển sản xuất – kinh doanh. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp những nghề mà thị trường

đang cần; đặc biệt là cho thanh niên ven đô thị, nơi chuyển đổi mục đích sử

việc làm, xoá đói giảm nghèo để tự tạo việc làm. Tăng cường hoạt động thông tin giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm,…Cần thực hiện xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Đây không chỉ là chủ trương mà còn là giải

pháp quan trọng để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào giải quyết việc

làm, là vấn đề vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp thiết hiện nay ở nước ta, đặc biệt là đối với thanh niên. Xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể, các đối tác xã hội với các hình

thức, phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của

cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, cho thanh niên.

Tập trung xử lý lao động dư trong các doanh nghiệp nhà nước theo

hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc phục tình trạng "đóng băng”

trong đổi mới cơ cấu lao động làm ảnh hưởng tới sự phát triển đa dạng và

chiều sâu của nền kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động bằng thông qua các hệ thống thông tin, quảng cáo, trang tin việc làm trên các báo, đài và tổ chức các hội chợ việc làm để tạo điều kiện cho các quan hệ giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động ký kết các hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, các khu vực công nghiệp tập trung và cho cả xuất khẩu lao động để giúp người lao động tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp cơ bản giải quyết việc làm ở địa bàn thành phố long xuyên, tỉnh an giang giai đoạn 2005 2010 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)