Về phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cửa khẩu khánh bình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2006 đến năm 2011 thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 55)

Nâng cao năng lực kinh doanh, phù hợp với điều kiện kinh doanh,… hiện là vấn đề quan trọng, quyết định sự thành công không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả xã hội. Cá nhân đề xuất một số giải pháp như:

Để tạo được thế đứng vững chắc trên thị trường Kampuchia, các doanh nghiệp cần có những kế hoạch đầu tư đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm đặc biệt là nâng cao chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới trên bộ với các nước láng giềng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt

động kinh doanh có tính “thương vụ”, ít có tầm nhìn dài hạn và chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể. Để duy trì và phát triển bền vững hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải hoạch định một chiến lược kinh doanh lâu dài.

Để hoạch định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chiến lược xuất nhập khẩu chung của Việt Nam và các cơ chếđiều hành hoạt động xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ; phân tích môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực, thực tiễn thị trường của Việt Nam và nước bạn; tình hình cạnh tranh và

đặc điểm của doanh nghiệp để hoạch định chiến lược cho sát thực và cụ thể. Khi hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chiến lược cho từng thời điểm cụ thể, tránh đưa ra các mục tiêu không rõ ràng, khó xác định.

Sau khi đã xác định được mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp cần phải xác

định rõ các nội dung, biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả

nhất. Song song đó, các doanh nghiệp cũng cần phải tăng cường các hoạt động tổng kết, kiểm tra đánh giá chiến lược để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch chiến lược cho từng mặt hàng cụ thể, sang từng khu vực thị trường cụ thể. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung đầu tư sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà thị trường nước bạn

đang có nhu cầu và An Giang nói chung và An Phú nói riêng có thế mạnh như

thuỷ sản, nông sản, hàng gia dụng….

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại. Hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại là một hoạt động rất quan trọng nhằm xâm nhập, mở rộng thị

trường và tổ chức các hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Tăng cường các hoạt động khảo sát thị trường nước bạn, Doanh nghiệp có thể tự thành lập đoàn khảo sát hoặc tham gia các đoàn khảo sát thị

trường do các cơ quan quản lý của Nhà nước, của tỉnh hoặc do các tổ chức hỗ trợ

phát triển thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức. Dù tiến hành theo hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải lập một kế hoạch khảo sát cụ thể từ việc lựa chọn đoàn khảo sát, mục đích và yêu cầu cần phải đạt được, biện pháp và cách thức tổ chức tiến hành…

Khảo sát thị trường nước ngoài là một vấn đề khó khăn và phức tạp đối với các doanh nghiệp. Trước mắt, tuỳ vào quy mô của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức, quy mô đoàn khảo sát, thời gian và quy mô thị trường khảo sát cho phù hợp với doanh nghiệp. Từđó làm cơ sở tăng dần quy mô cho các lần khảo sát tiếp theo.

Tăng cường hệ thống thông tin về thị trường: Ngoài những thông tin về thị

trường trong nước và khu vực, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý các thông tin về thị trường nước bạn như thông tin về luật pháp, về phát triển kinh tế, về chính sách xuất nhập khẩu, giá cả, nhu cầu hàng hoá của nước bạn, hệ thống thanh toán, hệ thống cơ sở hạ tầng và các thông tin về doanh nghiệp nước bạn. Các kênh

thông tin mà doanh nghiệp có thể thu thập ngoài các nghiên cứu khảo sát thị

trường còn có thể thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, qua các hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo, qua các văn phòng đại diện của doanh nghiệp

ở nước bạn, qua các tổ chức xúc tiến thương mại, qua hệ thống khách hàng, và Việt kiều ở nước láng giềng…Các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên,

đầy đủ, chính xác và kịp thời để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm mục đích giới thiệu quảng cáo hàng hoá, ký kết các hợp đồng mua bán và tìm kiếm các thông tin về thị trường. Tham gia các cuộc hội thảo chuyên đề có liên quan đến hoạt động thương mại với thị trường các nước láng giềng để hiểu biết thêm về thị trường, về

kinh nghiệm phát triển và mở rộng thị trường, về phương thức kinh doanh…Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi, học tập và bổ sung kiến thức để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Thực hiện các chiến lược quảng cáo trên thị

trường nước bạn.Hình thức này rất phù hợp với các doanh nghiệp có những mặt hàng truyền thống xuất khẩu sang các nước láng giềng. Thực hiện quá trình quảng cáo sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp và nhãn hiệu của doanh nghiệp. Điều này có tác dụng to lớn và lâu dài trong sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước láng giềng hoặc tại các cửa khẩu biên giới để tiếp cận khách hàng, đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá ổn định và giải quyết các vấn đề đột xuất nảy sinh nhằm ổn định mức tiêu thụ, duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp cũng là một giải pháp mà các doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện, nhằm nâng cao uy tín và khả năng làm ăn doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư

nhân phải thường xuyên được nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ như các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, các kiến thức về

marketing…

Ngoài ra,một nguyên tắc mà dù ở bất cứ thời kỳ nào, trong hoàn cảnh nào, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều phải thực hiện nghiêm túc, chính là “ chữ tín” và “ chữ tâm”. Vì vậy, trong sản xuất và phân phối, các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo được yếu tố chất lượng cho sản phẩm. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tạo được hệ thống mua bán tin cậy, chất lượng với các đối tác trong và ngoài nước thì sẽ, tạo được uy tín, mở rộng được hoạt động kinh doanh.

PHẦN KẾT LUẬN

Hội nhập và phát triển luôn là tiêu chí được nêu ra trong chính sách phát triển của quốc gia. Đẩy mạnh giao lưu kinh tế biên giới chính là một trong những con đường của tiến trình hội nhập. Đó không chỉ là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế, mà còn là “mảnh đất thử nghiệm” cho những chính sách, đường lối phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, là con đường thúc đẩy tiến trình hội nhập rút ngắn lại và dễ dàng hơn.

Giao lưu kinh tế chính là việc hợp tác, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau, mà trước hết là các quốc gia có chung đường biên giới, đó là bước tập duyệt đầu tiên để trao đổi toàn diện với các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, từ khi mở cửa biên giới nói chung và chính phủ phê duyệt thành lập khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình năm 2005 nói riêng cho đến nay, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng, hàng loạt hiệp định giữa Việt Nam với các nước láng giềng được kí kết, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm, các mặt hàng trao đổi ngày càng phong phú… Tình hình xuất nhập khẩu qua biên giới đã và đang diễn ra vô cùng sôi nổi.

Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, khu kinh tế

cửa khẩu Khánh Bình đã xuất khẩu một khối lượng lớn hàng hóa qua thị trường tiêu thụ Campuchia như: nông sản dưới dạng thô, sơ chế và tươi sống, một số mặt hàng tiêu dùng… Ngược lại, cũng nhập khẩu một số vật tư thiết bị, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất và một hàng tiêu dùng phục vụ dân cư.

Đây là kết quả rất lớn đẩy mạnh kim nghạch xuất nhập khẩu của An Giang nói chung và khu kinh tế của khẩu Khánh Bình nói riêng với nước bạn Campuchia, thúc đẩy sản xuất trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, tăng thu cho ngân sách… Sự phát triển thương mại đã tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, giữ vững an ninh quốc phòng, tăng cường tính đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Campuchia.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, kết quả nêu trên vẫn chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Hiện tại, hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới vẫn còn nhiều bất cập trong kỹ thuật, nghiệp vụ và công tác quản lý. Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn như sự xuống cấp của tỉnh lộ 956 và 957, tiến trình quy hoạch và xây dựng cầu Long Bình- Chrey Thom bắc qua sông Bình Di nối tỉnh lộ 956 với quốc lộ 2 thuộc tỉnh Kandal đến thủđô Phnôm Pênh còn chậm… Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại thương mại diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi gây

nên tình trạng thất thu thuế, gấy bất lợi cho người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và làm mất trật tự an ninh, kinh tế và chính trị. Chính sách ưu đãi của chính phủ chưa đồng bộ, vấn đề ô nhiễm môi trường và xóa bỏ tệ nạn xã hội vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn….

Để đưa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng, đưa cửa khẩu Khánh Bình đi lên trước những yêu cầu hội nhập của quốc tế và khu vực, thì chính phủ thực hiện đồng bộ một số chính sách như chính sách đặc thù bán hàng miễn thuế đến 500.000đ/người/ngày cho khách tham quan du lịch tại khu phi thuế quan, đẩy mạnh chính sách mời gọi đầu tư cho khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại

đang làm giảm hiệu quả và cản trở sự phát triển thương mại biên giới giữa Việt Nam với Campuchia tại khu vực này. Trong đó, cũng cần rất nhiều sự can thiệp của Nhà nước cũng như các ban ngành, các cấp lãnh đạo là tăng cương công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dưng cơ sở vật chất hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp – những người thực thi các hoạt động này cũng cần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: xây dựng chiến lược xuất khẩu, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại đồng thời hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Trước những điều kiện thuận lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với sự nổ lực không ngừng của các cấp lãnh đạo, cùng với vị trí ưu đãi và chủ động nắm bắt thời cơ của khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình thì trong thời gian tới triển vọng mậu dịch biên giới giữa Việt Nam với Campuchia qua cửa khẩu Khánh Bình sẽ ngày càng phát triển, thúc đẩy kinh tế huyện An Phú lên tầm cao mới. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất đó chính là sự thiện chí và quyết tâm của mỗi nước, lấy lợi ích quốc gia dân tộc kết hợp với lợi ích quốc tế chân chính hiệu quả

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban quản lý Khu kinh tế. 2011. Báo cáo số 849/BC-BQLKKT về tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang năm 2011.

[2] Ban quan lý khu kinh tế. 2011. Báo cáo số 858/BC-BQLKKT về kết quả

thực hiện nhiệm vụ năm 2011.

[3] Ban quản lý khu kinh tế. 2011. Báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị 11- CT/TU ngày 15/9/2006 của Ban Thường vụ TU về đẩy nhanh tiến độ ĐTXD và phát triển khu KTCK đến năm 2020.

[4] Bộ công thương. 2008. Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT V/v ban hành quy chế chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

[5] Chính phủ. 2008. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

[6] Đảng bộ tỉnh An Giang. 2001. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu

Đảng bộ tỉnh lần thứ VII.

[7] Đảng bộ tỉnh An Giang. 2006. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu

Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2006 – 2010.

[8] Đảng bộ tỉnh An Giang. 2011. Chuyên đề Nghị Quyết Đại hội đại biểu

Đảng bộ tỉnh lần thứ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

[9] Đảng bộ tỉnh An Giang. 2010. Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ

tỉnh lần thứ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2011 – 2015, Nxb Chính trị quốc gia.

[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002,tập 4. [12] Huyện Uỷ An Phú. 2008. Báo cáo tham luận Đẩy mạnh hoạt động biên mậu góp phần tăng cường tiêu thụ nông sản nội địa.

[13] Huyện Uỷ An Phú. 2011. Báo cáo số 41-BC/HU V/v Tồng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2011. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.

[14] Lê Hữu Trang. Phó trưởng ban, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang. Chuyên đề: Kinh nghiệm chuyển khai chính sách biên mậu và thu hút, khuyến khích đầu tư vào các khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu thuộc tỉnh; những đề xuất và kiến nghị.

[15] Lương Ninh. 2008. Lịch sửĐông Nam Á. Hà Nội,Nxb Giáo dục

[16] Thanh Nguyên. 2010. Cơ hội kinh doanh từ Campuchia. Số 3170. Báo An Giang

[17] Thông tư của Bộ tài chính số 08/2010/TT-BTC ngày 14/01 năm 2010 V/v thực hiện quyết định số 93/2009/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 21 quyết định số 33/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu

[18] Thủ tướng Chính phủ. 2001. Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg V/v áp dụng chính sách đối với Khu KTCK biên giới.

[19] Thủ tướng Chính phủ. 2005.Quyết định số 35/2005/QĐ-TTg V/v thành lập khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình.

[20] Thủ tướng Chính phủ. 2007. Quyết định số 65/200/QĐ-TTg V/v ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu An Giang

[21] Thủ tướng Chính phủ. 2007. Quyết định số 1474/QĐ-TTg V/v thành lập ban quản lý khu kinh tế tỉnh An Giang

[22] Thủ tướng Chính phủ. 2008. Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg V/v phê duyệt đề án “ Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”.

[23] Thủ tướng Chính phủ. 2009. Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg V/v ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

[24] Thủ tướng Chính phủ. 2010. Quyết định số 169/2010/QĐ-TTg V/v phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang năm 2003.

[25] UBND huyện An Phú. 2008. Báo cáo “Những giải pháp để phát huy huy lợi thế cửa khẩu trên địa bàn huyện An Phú”

[26] UBND huyện An Phú. 2010. Báo cáo kết quả năm thực hiện Chương

Một phần của tài liệu Cửa khẩu khánh bình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2006 đến năm 2011 thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 55)