Phát triển khu kinh tế dịch vụ

Một phần của tài liệu Cửa khẩu khánh bình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2006 đến năm 2011 thực trạng và giải pháp (Trang 43)

Ngoài chính sách vĩ mô được công khai, công bố các quy hoạch, trước mắt cần lấy vị trí hiện có của khu KTCK Khánh Bình làm trung điểm, tiến hành đầu tư

xây dựng hạ tầng kỹ thuật, từng bước đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế

biên giới. Thực hiện đầu tư hoàn chỉnh hệ thống chợ biên giới, đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân. Trong đó:

+ Ưu tiên đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng các chợ cửa khẩu có vị

thế quan trọng như chợ Long Bình, chợ Vĩnh Hội Đông.

+ Tiếp tục hoàn chỉnh chợ Vạt Lài, chợ Phú Lợi đưa vào khai thác hoạt

động.

+ Cũng cố lại tổ chức ban quản lý các chợ, điều chỉnh phương án khai thác cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu hoạt động của từng chợ, sắp xếp mua bán các chợ đảm bảo vệ sinh, trật tự và văn minh tạo sức thu hút cao đối với khách hàng đến tham quan mua sắm như chợ Đồng ky xã Quốc Thái; chợ Phú Thạnh xã Phú Hữu; chợ Bắc Đai xã Nhơn Hội.

+ Sắp xếp lại hoạt động của hai chợ Ngã ba Khánh Bình, chợ Vàm kinh Vĩnh Hội Đông.

3.2.3. Xây dựngkết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ:

Để đàm bảo hoạt động lâu dài, tạo niềm tin vững chắc cho các nhà đầu tư, Huyên An Phú nên có sơ đồ quy hoạch và thiết kế cho hệ thống hạ tầng giao thương:

Khảo sát và quy hoạch đầu tư xây dựng mới một số chợ đầu mối, bến bãi tập kết hàng hóa tuyến biên giới thuộc các xã Khánh An, Khánh Bình, Long Bình, Quốc Thái; trước mắt là chợđầu mối nông sản, súc sản tại xã Khánh Bình.

Mặt khác để có được hàng hóa xuất khẩu dưới dạng tinh chế. Việc sản xuất không thể diễn ra đơn lẻ, manh mún như hiện nay. Do đó huyện nên:

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cụm Công nghiệp An Phú, quy hoạch và lập dự án đầu tư các cụm công nghiệp Cồn Tiên, Khánh Bình để mời gọi doanh nghiệp đầu tư. Khuyến khích xây dựng nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, xay xát lúa gạo xuất khẩu. . . nhằm khai thác sử dụng hết nguồn nguyên liệu tại địa phương các vùng lân cận, xuất sang thị trường Campuchia và các nước khác.

Đẩy mạnh phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng và giá trị cao như

dịch vụ vận tải, kho bãi lưu trữ và bảo quản hàng hóa, trạm trung chuyển hàng hóa. . .để phát huy ưu thế cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài vào nhằm phục vụ phát triển kinh tế biên giới và các cửa khẩu của huyện.

Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải:

Để giao thông đường bộ phục vụ vận tải hàng hóa từ trong nước tập kết về

cửa khẩu Khánh Bình, và vận chuyển phục vụ hành khách và khách du lịch đến

điểm du lịch Búng Bình Thiên, nhất thiêt phải cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ

956 và 957. Đây là việc làm đòi hỏi nhiều kinh phí, phải có dự án, cấp phê duyệt… Cho nên, trước mặt UBND huyện An Phú cần lập phương án, trình UBND tỉnh để

tiến hành theo yêu cầu phát triển kinh tế như hiện nay.

Trước mắt, huyện nên tăng cường trật tự giao thông như hiên tại, nhất là những chuyến xe hàng rong, các phương tiện đi lại, hình thành nếp văn minh giao thông ngay từ khi các tuyến đường chưa mở rộng. Bởi lẽ, trong giai đoạn hiện tại, mỗi khi xe khách, khách du lịch đi về hướng này sẽ vô cùng vất vã khi phải “tránh, né” các phương tiên thô sơ, các “chợ di động” cùng tham gia giao thông. Gây phiền hà cho hành khách lẫn nhà xe. Điều này lý gải vì sao cho đến nay chưa có bến xe khách từ trung tâm thành phố Long xuyên về An Phú và ngược lại.

Đối với tuyến đường thủy, huyện nên quy hoạch xây dựng bến neo, đậu tàu, thuyền sao cho vừa an toàn vưa lịch sự. Bởi lẽ, miền tây thu hút khách du lịch

không chỉ là điểm du lịch, sản phẩm du lịch mà còn là niềm tự hào là du lịch miền sông nước. Cho nên, trước mắt cần hình thành khu vực bến tàu, sao cho vừa thuận tiện cho việc bóc dở, lên xuống hàng hóa lại vừa phù hợp với khách du lịch miệt vườn. Tất yếu sẽ phát triển dịch vụ hàng hóa lưu niệm, hàng hóa miễn thuế phát triển. Cho nên cần thiết phải gắn với khu vực hàng miễn thuế mặc dù hiện tại chính phủ chưa cho phép, song xu hướng tương lai, tất yếu phải có loại hình thương mại này đáp ứng cho việc phát triển kinh tế địa phương, đồng thời khắc phục sự yếu kém của khu hàng miễn thuế của Tịnh Biên - quá xa điểm du lịch, tréo đường giao thông.

Phối hợp với nước bạn để phát triển các tuyến thông thương giữa các địa phương hai bên biên giới, đặc biệt là xây dựng cầu Long Bình- Chayrthum. Đây là một công trình rất thuận lợi cho tuyến đường bộ, có lẽ do khủng hoảng tài chính tác động nên cả hai phía Việt Nam và Campuchia chưa thể tiến hành theo kế

hoạch. Tuy nhiên, không thể chần chừ khi kinh tế sa sút, khủng hoảng thì lại là

điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, vì nó vừa kích thích kinh tế khôi phục, vừa giải quyết công ăn, việc làm cho xã hội. Thiết nghĩ, tỉnh An Giang và hai tỉnh bạn nên bàn bạc và đẩy nhanh tiến độ xây dựng là hợp lý nhất.

3.2.4. Mở rộng hình thức quảng bá thương hiệu, kích thích sản xuất, thương mại.

Để tạo điều kiện hiện hữu cho sự giao lưu hàng hóa, UBND huyện nên: Tổ chức hội chợ triển lãm, giới thiệu quảng cáo hàng hóa, nhất là những mặt hàng đặc thù của Việt Nam và huyện An Phú. Qua đó, khuyến khích, tạo nét hưng phấn cho niềm tự hào dân tộc. Mặt khác, để nhân dân nước bạn có điều kiện quảng bá hàng hóa của bạn qua đó giúp cho ta hiểu biết thêm loại hình hàng hóa thật và giả, tránh được thiệt hại khi tiêu dùng hàng hóa biên giới nhất là hàng hóa nhập lậu. Song song đó giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán với nước bạn và tìm kiếm thông tin về thị trường, phát hiện thị trường và nhu cầu tiểm ẩn từ phía nước bạn Campuchia.

Về bưu chính viễn thông và các dịch vụ thông tin khác: Cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tổng đài, mạng lưới thông tin tại khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình, khu du lịch Búng Bình Thiên, bảo đảm nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước ngày càng cao. Xây dựng các trung tâm thông tin kinh tế, thương mại, dịch vụ nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là thị trường nước bạn Campuchia. Ngoài ra cần tích cực, và tăng cường công tác chống buôn lậu, ngăn chặng hàng cấm xâm nhập qua các tuyến biên giới của huyện. Quản lý, kiểm tra kiểm

soát tốt thị trường nội địa tạo cạnh tranh công bằng, bảo vệ và đẩy mạnh lưu thông hàng hóa nội địa trên thị trường, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với hàng giả, hàng kém phẩm chất và gian lận thương mại . . .

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Về phía Trung ương

Về cơ chế chính sách: Để hoạt động biên mậu ngày càng phát triển đúng tầm và bền vững, Đảng và Nhà nước cần ban hành chiến lược phát triển kinh tế

biên mậu cụ thể, áp dụng cho tất cả các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với 3 nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Campuchia; cần có nghị quyết chuyên đề về

phát triển kinh tế biên mậu để định hướng cho hoạt động biên mậu phát triển hiệu quả hơn và bền vững hơn.

Chính phủ cần xem xét và tiếp tục cho phép kéo dài thời gian về cơ chế

bán hàng miễn thuế không chỉ tại khu thương mại miễn thuế Tịnh Biên, đồng thời cho phép thực hiện cơ chế này đối với khu vực kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình nhằm tạo động lực và thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế biên giới, mặt khác góp phần thu hút lao động nhàn rỗi từ trong dân, đồng thời ngăn chặn hữu hiệu tình trạng buôn lậu, vác hàng thuê cho trùm buôn lậu, tạo điều kiện cho quản lý nhà nước về kinh tếđối với 02 khu vực cửa khẩu này.

Mỗi tỉnh, vùng biên giới đều có những đặc trưng, tiềm năng riêng. Vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với

đặc thù từng tỉnh, từng vùng. Riêng cửa khẩu Khánh Bình huyện An Phú là vùng thuộc khu vực đồng bằng sông nước, thời gian nhàn rỗi nhất trong năm của nông dân là mùa nước nổi, chiếm ba, bốn tháng dài khiến cho thu nhập của nông dân ít nhiều bị hạn chế. Đây là điều kiện thuận lợi để trùm buôn lậu lợi dụng thuê học tiếp tay, tiếp sức. Vả lại, nước lũ về là điệu kiện đường biên trãi rộng, sự phức tạp của khâu quản lý nhà nước về buôn lậu yếu nhất.

Về quy hoạch phát triển vùng biên giới: Bộ ngành Trung ương cần khẩn trương trong việc hoàn thành các quy hoạch phát triển vùng biên giới nhất là quy hoạch và đầu tư các cặp chợ biên giới. Trước mắt tỉnh thành nào đã xác định được vị trí, quy mô, khái quát nguồn vốn, mặt bằng,… tiến hành khảo sát và đàm phán với bạn nhanh chóng đầu tư nhằm tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, cải thiện đời sống đồng bào biên giới, hướng đến một biên giới thương mại sầm uất - ổn định.

Hiện một số công trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang như cầu Long Bình- Chrey Thom bắc qua sông Bình Di nối tỉnh lộ

956 với quốc lộ 2 thuộc tỉnh Kandal đến thủ đô Phnom Pênh, …Trung ương cần sớm có sự chỉ đạo đẩy nhanh, rút ngắn tiến độđầu tư xây dựng. Đồng thời, để tạo

môi trường trung chuyển, giao thương dễ dàng giữa hai nước, Chính phủ cần có sự

hỗ trợ nâng cấp tỉnh lộ 956 và 957 từ thị trấn An Phú đến cửa khẩu Khánh Bình thành quốc lộ bởi đoạn đường này hẹp nhưng lưu lượng phương tiện đi lại rất nhiều, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa…

Về vốn đầu tư: Chính phủ cần tăng cường vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung

ương cho các khu vực kinh tế của khẩu An Giang nói chung và khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình nói riêng để có thểđẩy nhanh tiến trình xây dựng hoàn chỉnh hệ

thống cơ sở hạ tầng tại khu vực kinh tế cửa khẩu. Hiện nay, một số hạng mục, công trình, dự án trọng điểm thuộc các khu vực kinh tế cửa khẩu An Giang vẫn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, đặc biệt trong đó là cơ sở hạ tầng khu vực kinh tế cửa khẩu Khánh Bình.

Hoặc thực hiện để cơ chế, để lại 100% số thực thu ngân sách hàng năm ở

tất cả các cửa khẩu An Giang để địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chức năng quan trọng trong khu kinh tế cửa khẩu: khu phi thuế quan, khu đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch… qua đó tạo kiện kiện thu hút đầu tư, phát triển khu kinh tế cửa khẩu đạt mục tiêu chính phủđề ra.

3.3.2. Về phía Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang

Hiện nay, không chỉ người dân bên ngoài mà cả một số cán bộ khi được hỏi về hoạt động biên mậu hay kinh tế biên mậu đều không biết hoặc không rõ, chỉ

những cán bộ chuyên trách mới nắm vững. Điều này sẽ gây hạn chế rất lớn cho việc triển khai các kế hoạch trọng tâm, trọng điểm về phát triển kinh tế biên mậu sâu, rộng trên từng địa bàn có tiềm năng biên mậu. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế biên mậu và những chương trình kế hoạch đề ra cho từng chặng đường phát triển, Đảng bộ An Giang cần có sự thống nhất nhận thức về quan điểm, mục đích phát triển kinh tế

biên mậu trong toàn Đảng bộ.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thành lập riêng một trang Web giới thiệu về tiềm năng và những chủ trương, định hướng, những công trình dự án trọng điểm và những chính sách hỗ trợ phát triển riêng của tỉnh có liên quan đến hoạt động kinh tế biên mậu; thường xuyên cập nhật những báo cáo tổng kết hoạt

động kinh tế biên mậu trên địa bàn năm huyện, thị biên giới.

Mặc dù đã chính thức đưa vào mục tiêu, kế hoạch phát triển gần mười năm nay nhưng An Giang vẫn chưa xây dựng được nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế biên mậu… Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng mục tiêu, các kế hoạch và chương trình trọng điểm dành riêng cho phát triển kinh tế biên

mậu trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc xây dựng Nghị quyết chuyên đề về kinh tế biên mậu cũng là điều đang rất cần thiết với An Giang hiện nay trong từng giai đoạn.

Cần có sự quy hoạch thêm về xây dựng và phát triển các khu công nghiệp chế biến tại các khu vực kinh tế cửa khẩu Khánh Bình, thông qua lợi thế nguồn hàng tại địa phương, đặc biệt, với nguồn rau quả, thủy sản tươi rẻ, đa dạng mỗi năm có trên hàng chục tấn sẽ mang đến nguồn lợi lớn cho ngành công nghiệp chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biến, không chỉ có một nguồn hàng dồi dào mà còn rút ngắn được những khoản hao phí không cần thiết khi phải vận chuyển các mặt hàng từ các vùng khác đến cửa khẩu tiêu thụ. Phát triển thêm loại hình này, kinh tế huyện An Phú sẽ không ngừng tăng trưởng.

Tiếp tục tận dụng các khoản hỗ trợ kinh phí của Trung ương về thực hiện “Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn biên giới” thông qua các kỳ hội chợ… nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có điều kiện quảng bá thương hiệu và tìm hiểu nhu cầu thị trường từ nước bạn.

Các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần tận dụng các chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ xây dựng thêm hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu… để khi có điều kiện thuận lợi thì đề trình Chính phủ nâng cấp thành các cửa khẩu quốc tế tạo tiền đề phát triển kinh tế biên mậu lâu dài.

Ngoài ra, hiện nay nguồn vốn đầu tư vào các công trình, dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng ở các Khu vực cửa khẩu vẫn còn rất thiếu. Vì vậy, Đảng bộ và UBND tỉnh cần có những kế hoạch kêu gọi thu hút vốn hỗ trợ từ nhiều nguồn, không chỉ từ ngân sách Nhà nước mà có thể tranh thủ các nguồn vốn viện trợ

ODA, FDI hay vốn từ các quỹđất sạch,…

Sớm hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống giao thông như: nâng cấp mở rộng đường 956 và đầu tư xây dựng đường 957. Thực hiện

đầu tư cầu kinh Phú Hội và cầu vượt sông Phú Hội.

Hỗ trợ nguồn vốn từ các chương trình để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn thuộc các xã biên giới như: Phú Hữu, Nhơn Hội, Phú Hội, Khánh Bình.

Sớm hoàn thành và công bố quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình, cửa khẩu Vĩnh Hội Đông.

Hỗ trợ vốn tạo quỹđất để mời gọi đầu tư xây dựng các chợ biên giới.

Tăng cường hỗ trợ các nguồn vốn vay từ các chương trình của Chính Phủ đối với các hộ thuộc xã biên giới các xã đặc biệt khó khăn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Có cơ chế chính sách ưu đãi, thông thoáng đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các khu vực biên giới, cửa khẩu.

Đề nghị tỉnh xem xét trích một phần từ nguồn thu thuế Hải quan trên địa bàn để

Một phần của tài liệu Cửa khẩu khánh bình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2006 đến năm 2011 thực trạng và giải pháp (Trang 43)