Về phía Trung ương

Một phần của tài liệu Cửa khẩu khánh bình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2006 đến năm 2011 thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)

Về cơ chế chính sách: Để hoạt động biên mậu ngày càng phát triển đúng tầm và bền vững, Đảng và Nhà nước cần ban hành chiến lược phát triển kinh tế

biên mậu cụ thể, áp dụng cho tất cả các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với 3 nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Campuchia; cần có nghị quyết chuyên đề về

phát triển kinh tế biên mậu để định hướng cho hoạt động biên mậu phát triển hiệu quả hơn và bền vững hơn.

Chính phủ cần xem xét và tiếp tục cho phép kéo dài thời gian về cơ chế

bán hàng miễn thuế không chỉ tại khu thương mại miễn thuế Tịnh Biên, đồng thời cho phép thực hiện cơ chế này đối với khu vực kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình nhằm tạo động lực và thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế biên giới, mặt khác góp phần thu hút lao động nhàn rỗi từ trong dân, đồng thời ngăn chặn hữu hiệu tình trạng buôn lậu, vác hàng thuê cho trùm buôn lậu, tạo điều kiện cho quản lý nhà nước về kinh tếđối với 02 khu vực cửa khẩu này.

Mỗi tỉnh, vùng biên giới đều có những đặc trưng, tiềm năng riêng. Vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với

đặc thù từng tỉnh, từng vùng. Riêng cửa khẩu Khánh Bình huyện An Phú là vùng thuộc khu vực đồng bằng sông nước, thời gian nhàn rỗi nhất trong năm của nông dân là mùa nước nổi, chiếm ba, bốn tháng dài khiến cho thu nhập của nông dân ít nhiều bị hạn chế. Đây là điều kiện thuận lợi để trùm buôn lậu lợi dụng thuê học tiếp tay, tiếp sức. Vả lại, nước lũ về là điệu kiện đường biên trãi rộng, sự phức tạp của khâu quản lý nhà nước về buôn lậu yếu nhất.

Về quy hoạch phát triển vùng biên giới: Bộ ngành Trung ương cần khẩn trương trong việc hoàn thành các quy hoạch phát triển vùng biên giới nhất là quy hoạch và đầu tư các cặp chợ biên giới. Trước mắt tỉnh thành nào đã xác định được vị trí, quy mô, khái quát nguồn vốn, mặt bằng,… tiến hành khảo sát và đàm phán với bạn nhanh chóng đầu tư nhằm tạo điều kiện giao lưu hàng hóa, cải thiện đời sống đồng bào biên giới, hướng đến một biên giới thương mại sầm uất - ổn định.

Hiện một số công trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang như cầu Long Bình- Chrey Thom bắc qua sông Bình Di nối tỉnh lộ

956 với quốc lộ 2 thuộc tỉnh Kandal đến thủ đô Phnom Pênh, …Trung ương cần sớm có sự chỉ đạo đẩy nhanh, rút ngắn tiến độđầu tư xây dựng. Đồng thời, để tạo

môi trường trung chuyển, giao thương dễ dàng giữa hai nước, Chính phủ cần có sự

hỗ trợ nâng cấp tỉnh lộ 956 và 957 từ thị trấn An Phú đến cửa khẩu Khánh Bình thành quốc lộ bởi đoạn đường này hẹp nhưng lưu lượng phương tiện đi lại rất nhiều, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa…

Về vốn đầu tư: Chính phủ cần tăng cường vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung

ương cho các khu vực kinh tế của khẩu An Giang nói chung và khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình nói riêng để có thểđẩy nhanh tiến trình xây dựng hoàn chỉnh hệ

thống cơ sở hạ tầng tại khu vực kinh tế cửa khẩu. Hiện nay, một số hạng mục, công trình, dự án trọng điểm thuộc các khu vực kinh tế cửa khẩu An Giang vẫn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, đặc biệt trong đó là cơ sở hạ tầng khu vực kinh tế cửa khẩu Khánh Bình.

Hoặc thực hiện để cơ chế, để lại 100% số thực thu ngân sách hàng năm ở

tất cả các cửa khẩu An Giang để địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chức năng quan trọng trong khu kinh tế cửa khẩu: khu phi thuế quan, khu đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch… qua đó tạo kiện kiện thu hút đầu tư, phát triển khu kinh tế cửa khẩu đạt mục tiêu chính phủđề ra.

Một phần của tài liệu Cửa khẩu khánh bình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2006 đến năm 2011 thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 47)