Thị trường cổ phiếu chưa niêm yết

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 58 - 60)

Xuất hiện và hoạt động ngay từ năm 1996, thị trường cổ phiếu chưa niêm yết đã tăng tốc độ hoạt động khá nhộn nhịp khi thị trường chính thức đi vào hoạt động. Với hơn 90 loại cổ phiếu của các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc chưa niên yết và khoản 30 loại cổ phiếu thường xuyên lọt vào “top 30” được yết giá thường xuyên trên mạng internet, thị trường cổ phiếu không chính thức (chưa niêm yête) hơn hẳn thị trường chính thức về chủng loaị chứng khoán cũng như thuận tiện trong phương thức giao dịch.

Trong khi giao dịch trên thị trường chính thức chỉ diễn ra mỗi tuần 3 phiên, mỗi phiên kéo dài 1 giờ thì thị trường không chính thhức có thể hoạt động 24 giờ một ngày và 7 ngày 1 tuần. Cũng giống như giao dịch của các cổ phiếu niêm yết, để có được một giao dịch của loại cổ phiếu chưa niêm yết, điều kiện tiên quyết là phải là một cổ đông chịu “hy sinh” bằng cách bán đều đặn một lượng nhỏ cổ phiếu (khoảng 500-1.000 cổ phiếu) để làm giá. Một khi nhu cầu một loại cổ phiếu chưa niêm yết đã tăng lên, cổ phiếu sẽ chính thức được tung ra thị trường qua mạng lưới các nhà môi giới chuyên nghiệp. Để thực hiện một giao dịch, nhà đầu tư có thể đến các sàn giao dịch của các công ty chứng khoán, nơi các nhà môi giới chứng khoán ngoài sàn thường xuyên tụ tập hoặc gơn giản chỉ cần gọi điện thoại đến các tay “cò chứng khoán” ngoài sàn để thương lượng giá cả và các điều kiện giao dịch. Sau khi đi đến thoả thuận, nhà đầu tư có thể yên tâm để lo việc khác vì tất cả những thủ tục chuyển nhượng, đăng ký lại tên trong các cổ đông....đều do các tay “cò” đảm nhiệm với độ nhiệt tình “vô hạn”. Thời gianlà, đối tượng giao dịch chính mà giới đầu tư chứng khoán trên thị trường không chính thức nhằm đến là cổ phiếu chuẩn bị phát hành của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phấn hoá có đủ điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết. Lý do của sự lựa chọn này cũng dễ hiểu vì cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phàan hoá và niêm yết tại HSTC có lúc đã tăng lên đến 10

Có thể nói, trước tháng 6, tthị trường tự do hoạt động khá sôi động và hấp dẫn dường như ai cũng “được” khi tham gia giao dịch vì cùng với sự tăng giá liên tục cổ phiếu trên thị trường chính thức, giá cổ phiếu của thị trường không chính thức gia tăng đột biến không kém (bảng 2.3). Mãi đến cuối tháng 7, khi giới đầu tư cổ phiếu niêm yết đang hoang mang lo lắng trước không khí nguội lạnh của thị trường không chính thức thì, lần đầu tiên, một cuộc “tổng điều chỉnh giá” với quy mô rộng diễn ra trên thị trường không chính thức. Những cổ phiếu thuộc nhóm “top 10” đã từng được giới đầu cơ khao khát săn lùng để tìm mua cho bằng được với tư thế của người đi mua “lúa non” như Bibica, Bê tông 620, Savimex.... thì nay đã đồng loạt rớt giá.

Bảng 1.1.: Giá tham khảo của một số cổ phiếu trên thị trường không chính thức.

Công ty cổ phần Giá tham khảo Giá lo lớn P/E

Đường Biên Hoà 220 - 250 240 --

Dược 2/9 170 - 200 175 14,6

XNK Tân Bình 150 - 180 160 --

Bánh kẹo Biên Hoà (Bibica) 370 - 400 380 8,1

Bê tông 620 Châu thới 470 - 510 475 32,5

Cơ khí Bình triệu 370 - 410 375 --

Khai thác đá Hoá An 390 - 430 430 6,2

Nhựa Đà Nẵng (Danaplast) 360 - 400 375 --

Thuỷ sản số 1 160 - 169 175 --

* Tiến (Vip) 300 - 340 330 --

Xuất nhập khẩu Y tế (Yteco) 180 - 230 220 --

Xây dựng & VLXD Biên Hoà (BBCC)

170 - 220 200 --

Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) 360 - 400 365 --

Thuỷ sản An Giang (Agisfish) 280 - 330 310 --

Dâu tằm Á Châu 150 - 180 165 --

Công bằng mà nói, dù chỉ là các giao dịch tự phát và hoàn toàn tồn tại và phát triển dựa trên niềm tin là chủ yếu, hoạt động của thị trường chứng khoán chưa niêm yết cũng có hai tác động tích cực đến thị trường cổ phiếu đã niêm yết: (1) Giao dịch trên thị trường chứng khoán chưa niêm yết góp phần làm giảm bớt áp lực “cầu lên giá chứng khoán của thị trường chứng khoán đã niêm yết. (2) Giá hình thành trên thị trường không chính thức của một số loại cổ phiếu cũng là cơ sở tham khảo để xác định giá tham chiếu mỗi một khi cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường tự do được chính thức niêm yết trên HSTC. Tuy

nhiên, điều đáng lo ngại là, mặc dù rủi ro trong giao dịch, mua bán cổ phiếu qua thị trường cổ phiếu không chính thức rất lớn nhưng cho đến nay vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm về các giao dịch này. Chính các khe hở này là mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động đầu cơ, phao tin đồn nhảm, thao túng giá mà suy cho cùng, người bị thiệt nhất trong các canh bạc tưởng chừng như quá tốt vẫn là các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam (Trang 58 - 60)