5. Kết cấu đề tài
2.2.1.5 Thiết kế văn phòng và đồng phục nhân viên
Thiết kế văn phòng và đồng phục nhân viên là một trong các yếu tố tạo sự khác biệt trong nhận diện thương hiệu. Văn phòng và đồng phục nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, tạo không gian riêng biệt khi khách hàng đến giao dịch và tiếp xúc với nhân viên, bên cạnh đó đồng phục công sở cũng được xem xét như là một trong các yếu tố làm nên niềm tự hào của nhân viên về cơ quan, từ đó có một cách thức gián tiếp quảng bá hình ảnh thương hiệu. Một văn phòng thiết kế có thẩm mỹ, hài hòa trong kiến trúc, không gian thoải mái, thoáng mát,… sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp, đẳng cấp của ngân hàng. Đồng phục nhân viên và các vật dụng đi kèm như thẻ nhân viên, bút viết, sổ tay, balo,… được thiết kế với phong cách riêng sẽ là điểm nhấn vừa là để nhân viên tự hào về nơi họ làm việc vừa là để khách hàng chú ý hơn tới hình ảnh của ngân hàng.
Tại PG Bank, với màu cam chủ đạo, ngân hàng đã có những thiết kế riêng giúp khách hàng nhận diện thương hiệu rõ ràng hơn.
2.2.1.6 Một số nhận diện của thương hiệu PG bank
Hệ thống nhận diện thương hiệu bên cạnh những nhận diện cơ bản như tên thương hiệu, logo, slogan, kiểu chữ, màu sắc trong các tài liệu giao dịch và truyền thông .
Bên cạnh đó, còn có các hệ thống nhận diện thương hiệu bổ sung như:
Hệ thống nhận diện văn phòng - Danh thiếp
- Tiêu đề thư A4 - Phong bì (A4, A5) - Bìa kẹp hồ sơ, tài liệu
- Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi - Huy hiệu (đeo ngực)
- Thẻ nhân viên
- Mẫu Slide thuyết trình (Power point) - Chữ ký email (signature email) - Giấy mời, thiệp chúc mừng - Bìa đĩa, nhãn đĩa CD, DVD
Hệ thống ấn phẩm, quảng cáo truyền thông - Brochure, Catalogue
- Profile Công ty - Tờ rơi, tờ gấp - Poster quảng cáo - Đồng phục nhân viên - Cờ treo, cờ để bàn
- Phông nền sự kiện (Backdrop) - Bandroll, Standee
- Các mẫu quảng cáo trên báo - Trang trí hội thảo, sự kiện …
Hệ thống biển bảng - Bảng hiệu (ngang, dọc) - Biển chỉ dẫn
- Billboard, Pano - Quầy tiếp tân …
Hệ thống bao bì, nhãn mác sản phẩm - Bao bì, tem, nhãn
- Hộp, thùng đựng sản phẩm
- Bố cục trình bày trên sản phẩm …
Hệ thống xúc tiến thương mại, quà tặng - Mũ, nón, áo thun
- Cặp, túi xách, sổ, bút - USB, móc khóa - Dù, ô, áo mưa
- Các phương tiện vận chuyển (ôtô, xe buýt) …
Hệ thống thương mại điện tử - Website
- Email Marketing - Flash banner
2.2.2 Các hoạt động quảng bá thương hiệu
2.2.2.1 Quảng bá thương hiệu qua phương tiện truyền thông
Quảng bá qua các phương tiện truyền thông là một hình thức phổ biến nhất để xây dựng thương hiệu, đặc biệt là với các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh. Mục đích sử dụng công cụ này là cung cấp thông tin để xây dựng mức độ nhận biết về thương hiệu và xây dựng hình ảnh của thương hiệu. Ưu điểm chung của công cụ quảng cáo này là mức độ phát tán rộng trên phạm vi ảnh hưởng rộng. Hạn chế là chi phí khá cao, mức độ lưu trữ thông tin ngắn và không tập trung tác động vào đúng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, tùy vào từng loại cụ thể mà có những ưu điểm và hạn chế khác nhau.
Ngày nay, quảng cáo đã trở thành hoạt động cần thiết của kinh doanh nói chung và ngân hàng nói riêng. Quảng cáo vừa là một phương tiện, vừa là một công cụ để nối liền hoạt động kinh doanh của NHTM với thị trường. Quảng cáo không chỉ giúp cho ngân hàng bán nhiều hơn các sản phẩm mà còn kích thích khách hàng hình thành nhu cầu về sản phẩm mới của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo, các ngân hàng cần xác định rõ mục tiêu quảng cáo; yêu cầu của quảng cáo, chi phí cho quảng cáo; lựa chọn phương tiện quảng cáo; đánh giá hiệu quả quảng cáo.
Một số hình thức phổ biến trong nhóm công cụ này như sau: - Quảng cáo trên truyền hình.
- Quảng cáo trên báo và tạp chí. - Quảng cáo trên đài phát thanh.
- Quảng cáo trên bảng hiệu trong và ngoài trời. - Tài trợ trên truyền hình.
Hiểu được những hiệu quả của việc quảng cáo truyền thông, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, PG Bank đã tận dụng sự hiệu quả này như một cách thức xây dựng thương hiệu.
- PG Bank đã sử dụng Báo là phương tiện để đưa thông tin, các chương trình khuyến mãi, các sự kiện hoạt đông của ngân hàng, logo của PG Bank đã xuất hiện trên các trang báo online như: Tiền Phong, Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí kinh doanh, Báo đầu tư, Công Thương, Tạp chí Lao động và Xã Hội, Ngân hàng, VnExpress, VnEconomy, Thời báo ngân hàng, Thời báo kinh tế, Doanh nhân Sài Gòn, Nhịp cầu đầu tư,…
- Bên cạnh đó, trên các phương tiện giao thông, hình ảnh của PG Bank đã được đưa đến công chúng qua các tuyến tàu hỏa Bắc – Nam, xe Buýt nội thành Hà Nội, Flexipay xe LCL liên tỉnh.
- Trên truyền hình, thông tin của PG Bank đã xuất hiện trong các chương trình Bản tin tài chính kinh doanh, Bản tin kinh tế tài chính 24h, Bản tin truyền hình thông tấn xã Việt Nam. Và chương trình truyền thanh Xzone.
- Ngoài ra, PG Bank còn thực hiện các quảng cáo TVC.
2.2.2.2 Quảng bá thương hiệu bằng hoạt động PR
Quảng bá thương hiệu bằng hoạt động PR (quan hệ công chúng) là những chương trình tác động hay đối thoại với công chúng. Về hình thức, đây là những chương trình mang tính khách quan. Tuy nhiên, về bản chất, đây lại là những chương trình “quảng cáo trong thân thiện”. Mục đích của những chương trình này là tạo sự nhận biết và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Ưu điểm của những chương trình này là dễ dàng tác động vào tiềm thức của những khách hàng tiềm năng, tuy nhiên, hạn chế là khó có sự phân biệt rõ ràng giữa ý nghĩa quan hệ công chúng – phát triển công đồng với quảng cáo, do vậy cần phải thận trọng khi thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất.
Về bản chất, PR trong ngân hàng cũng giống như trong các doanh nghiệp, tổ chức khác. Tuy nhiên hoạt đông chính của ngân hàng là kinh doanh dịch vụ nên phải có kế hoạch PR phù hợp. Bởi các hoạt đông kinh doanh dịch vụ ngân hàng là một loại hình kinh doanh dịch vụ phi vật chất và do đó mà lợi ích không thể nhận biết ngay được, nên kế hoạch PR phải được hoạch định để làm sao đạt được mục tiêu hiệu quả nhất đó là giành đươc sự tin cậy cao của các đối tượng công chúng. Khi đã có uy tín với các đối tượng thì ngân hàng có thể yên tâm tập trung cho chức năng trung gian tài chính của mình.
Hoạt động PR của ngân hàng luôn được hỗ trợ từ phía chính phủ, từ các tổ chức tài chính và đặc biệt là các nhà đầu tư đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiềm lực tài chính của ngân hàng. Chính vì thế, hoạt động PR của ngân hàng nên chú trọng và lưu ý đến việc tạo dựng mối quan hệ với các nhóm công chúng.
Một số chương trình PR PG Bank đã thực hiện:
- Quay số trúng thưởng Chương trình Du lịch Châu Âu và 90 ngày vay vốn ưu đãi 2012
- Quay số trúng thưởng Du xuân hái lộc 2012 - Quay thưởng cào ngay trúng lớn 2012 - Gửi tiền online quay ngay quà lớn 2012
- Tặng quà Trung thu cho các em có hoàn cảnh khó khăn 2011 - Tài trợ Giải Quần vợt ngành Tài chính – Ngân hàng 2010 - Tham gia triển lãm ảnh ngành Ngân Hàng
2.2.2.3 Quảng bá thương hiệu bằng hình thức khuyến mãi
Nhóm các công cụ khuyến mãi bao gồm khuyến mãi cho người tiêu dùng và khuyến mãi cho kênh phân phối. Mục đích của việc sử dụng phương tiện này là gia tăng lợi ích cho đối tượng nhằm khuyến khích đối tượng mua hàng hay đặt hàng nhiều hơn. Đặc điểm của dạng này là có thể kích thích tăng doanh số bán hàng nhanh trong ngắn hạn, giúp bao phủ và trưng bày sản phẩm tốt hơn, nhưng hạn chế là chỉ có thời gian trong ngắn hạn và ít có ý nghĩa về mặt xây dựng thương hiệu.
Đối với lĩnh vực Ngân hàng, có thể hiểu khuyến mãi là bất cứ hoạt động nào tạo ra một động cơ để mua sản phẩm ngoài các lợi ích vốn có của sản phẩm. Khuyến mãi thường được các ngân hàng sử dụng nhằm khuyến khích khách hàng thử lần đầu tiên hoặc tiếp tục sử dụng một dịch vụ ngân hàng cụ thể, dịch vụ này là dịch vụ mới hay dịch vụ được cải tiến.
Khuyến mãi là một phần của chiến lược marketing nói chung, nhưng khuyến mãi không phải là một giải pháp thay thế cho các yếu tố chiêu thị khác và không thể bù đắp cho những sai sót trong hoạt động marketing khác. Việc quyết định sử dụng khuyến mãi và lựa chọn hình thức khuyến mãi phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: giai đoạn trong chu kỳ sống của dịch vụ, hoạt động cạnh tranh của các đối thủ về dịch vụ, chiến lược của ngân hàng.
2.2.2.4 Quảng bá thương hiệu qua bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là một hình thức giao tiếp mang tính chọn lọc cao cho phép nhà bán hàng đưa ra các các thông điệp có tính thuyết phục đến các nhu cầu cụ thể của từng người mua hoặc người có ảnh hưởng đến quyết định mua. Về cơ bản, nó là một hoạt động chiêu thị tập trung vào từng người mua của thị trường mục tiêu, sau đó nuôi dưỡng và khuyến khích một sự chuyển tiếp nhanh chóng từ việc nhận thức vấn để cho đến hành động mua không chỉ của chính khách hàng trực tiếp mà còn cả những khách hàng tiềm năng có liên quan.
Vai trò của bán hàng trực tiếp phụ thuộc vào một số các nhân tố trong môi trường thị trường – sản phẩm cũng như đặc điểm của bản thân khách hàng. Với các dịch vụ truyền thống có nguồn gốc từ con người, nhân viên ngân hàng trực tiếp là người thực hiện dịch vụ, thực hiện chiêu thị bằng bán hàng trực tiếp tỏ ra có hiệu quả trong nhiều trường hợp. Một khách hàng mới gửi tiết kiệm có thể không biết hết các dịch vụ ngân hàng mà mình có nhu cầu sử dụng, những thông tin do nhân viên ngân hàng cung cấp có thể thuyết phục khách hàng này phát hiện ra nhu cầu của mình về dịch vụ ngân hàng và đưa ra quyết định sử dụng các dịch vụ đó.
Đối với các doanh nghiệp nói chung, để phát huy hiệu quả của bán hàng trực tiếp, có nhiều vấn để phải quan tâm, riêng đối với ngành dịch vụ ngân hàng, việc huấn luyện nhân viên ngân hàng về kỹ năng và sự am hiểu nghiệp vụ là điều quan trọng nhất.
2.2.2.5 Quảng bá thương hiệu qua tiếp thị trực tiếp
Quảng bá bằng hình thức tiếp thị trực tiếp đến khách hàng mục tiêu bởi việc gửi email, phát tờ rơi, gọi điện thoại,… cũng là một hình thức xây dựng thương hiệu khá phổ biến. Nội dung của hình thức này là ngân hàng gửi email hay điện thoại đến khách hàng để giới thiệu về ngân hàng, thương hiệu, các gói dịch vụ,… còn tờ rơi thường sử dụng kèm với các chiến dịch quảng cáo. Tờ rơi tập trung mô tả những đặc điểm nổi trội của sản phẩm hay nội dung của chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Việc sử dụng công cụ thương hiệu này có thuận lợi là ít tốn chi phí và hiệu quả cao do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mục tiêu. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, vai trò của công cụ quảng bá này ngày càng phổ biến, các ngân hàng phân loại khách hàng và giới thiệu tới từng khách hàng mục tiêu các dịch vụ, các chương trình ưu đãi dành riêng cho từng đối tượng khách hàng. Không những chỉ giới thiệu về các chương trình khuyến mãi, các gói dịch vụ,… thông qua phương tiện này các ngân hàng thể hiện sự chu đáo trong chăm sóc khách hàng và tạo sự gắn kết chặt chẽ.
2.2.2.6 Quảng bá thương hiệu qua quan hệ khách hàng
Khách hàng có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM. Bởi khách hàng tạo thành các yếu tố chủ yếu của môi trường kinh doanh, nó được các nhà quản lý Marketing phân tích, nghiên cứu cẩn thận trước khi sử dụng các kỹ thuật Marketing. Nếu thiếu sự hiểu biết về đặc điểm, thái độ, nhu cầu của khách
hàng thì không thể sử dụng hiệu quả trong các kỹ thuật Marketing vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Theo các nghiên cứu của các chuyên gia Marketing, hầu như tăng trưởng trong các ngành dịch vụ đều xuất phát từ tiếng tăm về sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc đem lại hoặc cung cấp sự quan tâm và chăm sóc khách hàng ở chuẩn mực cao.
Các chuyên gia Marketing trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng hoạt động chăm sóc khách hàng là một yếu tố quan trọng của Marketing để phát triển và khởi xướng những lợi ích tài chính mới. Đối với việc phát triển thương hiệu, cả khách hàng bên ngoài và khách hàng bên trong đều là những cầu nối vững chắc cho một niềm tin mạnh mẽ về uy tín dịch vụ và thương hiệu tới những công chúng và khách hàng tiềm năng.
2.2.2.7 Quảng bá thương hiệu qua xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Mọi ngân hàng đều hoạt động trong cùng môi trường và cạnh tranh với nhau trong cùng khuôn khổ bảo đảm của luật pháp. Tuy nhiên, một số ngân hàng sẽ đạt được những lợi thế chiến lược nhờ một số yếu tố riêng có của từng ngân hàng như văn hóa doanh nghiệp. Nếu một ngân hàng được biết đến như là một tổ chức biết quan tâm, đầu tư đến con người hoặc đã đạt được những giải thưởng chất lượng thì điều này sẽ làm tăng lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng này. Một số ngân hàng có thể thực hiện những phương pháp mới lạ để xác định các vấn đề hay trục trặc xảy ra khi hứa giải quyết những vấn đề xảy ra cho khách hàng nếu có sai sót nào đó xảy ra, từ đó xây dựng lòng tin cho khách hàng và được khách hàng nhìn nhận, đánh giá cao về văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng.
Nhằm tạo dựng và duy trì sự bền vững cho những thành công của Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh thị trường hội nhập có tính cạnh tranh cao như hiện nay, PG Bank luôn đặc biệt quan tâm xây dựng một văn hóa doanh nghiệp riêng của Ngân hàng, tập trung vào 5 giá trị cốt lõi:
Tính tuân thủ.
Tinh thần trách nhiệm Sáng tạo
Tính chuyên nghiệp Luôn hướng đến hiệu quả.
Khách hàng bên trong là nội lực phát triển thương hiệu, tuy họ không phải luôn là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng họ cũng cần được chăm sóc được đáp ứng nhu cầu như khách hàng bên ngoài để cống hiến cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thì có thể nói văn hóa doanh nghiệp chính là “linh hồn” của “thể xác” là cơ sở vật chất, là nguồn vốn. Nhân viên chính là bộ mặt của ngân hàng. Nắm bắt được giá trị này, PG Bank luôn quan tâm tới từng nhân viên, tới công việc, gia đình của họ. Ở PG Bank, khách hàng có thể cảm nhận rõ ràng họ thực sự là một tập thể gắn bó và nhiệt tình. PG Bank đã chăm sóc nhân viên của mình được thể hiện qua một số hoạt động sau:
- Tổ chức tiệc cuối năm hàng năm
- Tổ chức tết trung thu, khai giảng năm học mới cho con em cán bộ công nhân