Triển khai lồng ghép vào các dự án khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng một mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh (Trang 93 - 98)

Một điều thuận lợi cho kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình chăm sóc sức này đó là tại Bệnh viện HN Việt Đức đang có một dự án ”Telemedicine” do Ngân Hàng tái thiết Đức (KFW) tài trợ vốn ODA 8 triệu ER giai đoạn 2015 – 2018. Dự án xây hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng thí điểm mạng lƣới y tế từ xa giữa bệnh viện HN Việt Đức với hai bệnh viện tuyến tỉnh cũng nhƣ 2 bệnh viện tuyến huyện và khu vực (Yên Bái và Thanh Hóa) nhằm tăng cƣờng hệ thống y tế tuyến tỉnh đồng thời tăng chất lƣợng quản lý bệnh viện và chất lƣợng dịch vụ y tế trong phòng bệnh, điều trị bệnh. Dự án này đã đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt danh mục 01/2015. Mục tiêu dài hạn của Dự án là nâng cao trình độ chuyên môn của các bệnh viện tuyến dƣới thông qua đào tạo, chẩn đoán và tƣ vấn từ xa; nâng cao chất lƣợng phục vụ bệnh nhân ở tất cả các cấp của hệ thống chăm sóc sức khoẻ qua việc tƣ vấn của tuyến trên, qua đó giúp giảm tải cho các bệnh viện trung ƣơng và cấp tỉnh. Mục tiêu cụ thể của Dự án là thành lập trung tâm điều khiển hệ thống y tế từ xa (Telemedicine) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; giảm tải bệnh nhân cho tuyến trung ƣơng; tăng hiệu quả đào tạo,chăm sóc sức khỏe, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dƣới (đặc biệt là vùng xâu vùng xa nhƣ các bệnh viện trong dự án). Kết quả chính của Dự án là xây dựng đƣợc cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Telemedicine đồng bộ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 2 bệnh viện đa khoa khu vực và 2 bệnh viện huyện; cung cấp và trang bị hệ thống trang thiết bị cho các bệnh viện tham gia dự án và xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ hệ thống tin học bệnh viện, trao đổi liên kết giữa các bệnh viện tham gia vào dự án có thể mở rộng sau này.

85

Cơ cấu đầu tƣ của dự án:

1. Đầu tƣ trang thiết bị CNTT, hội nghị truyền hình trực tuyến, kết nối với thiết bị sinh hình trong y tế để: Hỗ trợ tƣ vấn hội chẩn từ xa, tƣ vấn phẫu thuật từ xa, hội nghị, đào tạo từ xa, chuyển giao kỹ thuật,...

2. Đầu tƣ xây dựng hệ thống chẩn đoán hình ảnh từ từ xa hỗ trợ công tác chẩn đoán hình ảnh.

3. Xây dựng phần mềm cho các bệnh viện, xây dựng trung tâm quản lý và điều phối y học từ xa (trung tâm chăm sóc sức khỏe) với mục tiêu

+ Là môi trƣờng trung gian để kết nối liên thông giữa các bệnh viện tham gia vào dự án, để chia sẻ thông tin hồ sơ bệnh án của bệnh nhân chuyển tuyến hoặc bệnh nhân cần nhờ sự chăm sóc, tƣ vấn từ tuyến trên

+ Cập nhật kết quả quá trình điều trị từ tuyến trên chuyển về tuyến dƣới. + Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện đến khi bệnh nhân khỏe hẳn.

+ Báo cáo đánh giá phục vụ nghiên cứu khoa học.

Mô hình chăm sóc sức khỏe thông mình mà tác giả nghiên cứu đề xuất sẽ lồng ghép vào dự án ở mục (3) trong cơ cấu đầu tƣ mà bên tƣ vấn dự án đã đặt ra yêu cầu. Hiện nay tổ chức hợp tác quốc tế (GIZ) – đơn vị đang tham gia khảo sát và đánh giá hoạt động Telemedicine tại Việt Nam cụ thể là các bệnh viện tham gia vào dự án này, GIZ sẽ hỗ trợ công tác triển khai mạng lƣới y tế từ xa thí điểm dự kiến hoàn thành vào năm 2017. [6]

86

Sơ đồ kết nối Telemedicine thuộc dự án KFW tại Bệnh viện Việt Đức

87

Vê dự án này điểm thuận lợi để đƣa mô hình của tác giả là thành phần của dự án là rất phù hợp, có tính khả thi bởi nó là dự án đƣợc xậy dựng mới hoàn toàn từ bệnh viện Việt Đức đến các bệnh viện vệ tinh, nên việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là bắt buộc do đó việc trao đổi dữ liêu liên thông giữa các bệnh viện cũng nhƣ core trung tâm chăm sóc sức khỏe dễ dàng.

4.4. Kết luận chƣơng

Giải pháp CNTT để triển khai mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh dựa trên nền tảng kỹ thuật của mô hình kiến trúc hƣớng dịch vụ tác giả đã mô tả và xây dựng đƣợc mô hình kiến trúc tổng thể của mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh, xác định mối quan hệ và vai trò các bên liên quan tham gia vào hệ thống để từ đó xây dựng quy trình nghiệp vụ, mô hình hóa yêu cầu của hệ thống. Với bài toán cụ thể áp dụng cho mô hình chăm sóc bệnh nhân trƣớc và sau khi điều trị tại bệnh viện HN Việt Đức là hoàn toàn khả thi. Một điều thuận lợi nữa là mô hình đề xuất lại là một phần quan trọng trong dự án Telemedicine đang trong quá trình khảo sát và xây dựng. Do vậy tác giả cũng kỳ vọng đây là một cơ hội để nghiên cứu đƣợc ứng dụng vào thực tế góp phần nhỏ vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thách thức lớn vẫn đang chờ phía trƣớc.

88

Chƣơng 5: KẾT LUẬN

Nội dung luận văn đã tìm hiểu và nghiên cứu một bài toán tổng thể trong một quy mô triển khai hẹp, trong ngành ngoại khoa nói chung và bệnh viện HN Việt Đức nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu thực tế để xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tác giả cũng đƣợc sự tƣ vấn đóng góp y kiến, yêu cầu của các chuyên gia y tế...

Các vấn đề đạt đƣợc:

- Nghiên cứu mô hình lý thuyết SOA để áp dụng vào thực tế

- Xây dựng kiến trúc tổng thể cho mô hình chăm sóc sức khỏe thông minh - Xây dựng, mô tả quy trình hoạt động.

- Định hƣớng mục tiêu triển khai thực tế tại bệnh viện Việt Đức.

Luận văn này đƣợc tác giả cùng sự giúp đỡ của thày hƣớng dẫn về mô hình lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế tại Bệnh viện Việt Đức và các bệnh viện vệ tinh trong gần 1 năm mới hoàn thành, tuy vậy kết quả cũng mới chỉ là bƣớc đầu, còn rất nhiều thách thức còn ở phía trƣớc trong quá trình vận dụng lý thuyết này vào thực tế, cũng nhƣ còn cần đƣợc khái quát hóa & đúc rút phƣơng pháp luận rõ ràng cũng nhƣ cần mang tính khoa học hơn nữa, để không những chỉ có thể giúp cho tác giả và các cộng sự phát triển tốt hơn sản phẩm đầu ra của mô hình này là mong muốn của tác giả sẽ đặt nền móng để có thể áp dụng mô hình này trên diện rộng hơn bao phủ tất cả các chuyên ngành trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam chứ không riêng gì ngành ngoại khoa.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Fujitsu, Heathcare Business Overview 12.2012

[2] Katiuscia Mannaro, Luisanna Cocco, Manola D'Onofrio “A system of Cloud Services and SOA to improve Health Care Organizations” Department of Electrics and Electronics Engineering, University of Cagliari, Piazza d'ArmiCagliari, Italy

[3] Marco Savini, Andreea Ionas, Andreas Meier, Ciprian Pop, Henrik Stormer

The eSana Framework: Mobile Services in eHealth using SOA. University of Fribourg Boulevard de Pérolles 90,1700 Fribourg, Switzerland

[4] Priti Kalode, Dr Onkar S Kemkar, Dr P R Gundalwar HL7 and SOA Based Distributed Electronic Patient Record Architecture Using Open EMR

[5] SK Telecom, Introduce Solutions Primary Care Center 09.2013

[6] Bệnh viện HN Viêt Đức, Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của bệnh viện HN Việt Đức và các bệnh viện vệ tinh thuộc dự án bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2013 -2015.

[7] Cục CNTT – Bộ Y tế , Hướng dẫn khung kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong hoạt động y tế từ xa thuộc phạm vi đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 - 2020

[8] Hồ Bảo Thanh, Nguyễn Nhƣ Sơn, Luận văn Nghiên cứu mô hình hướng dịch vụSOA

[9] HSP Việt Nam, Tài liệu mô tả hệ thống Quản lý thông tin y tế xã phường.

[10] Nguyễn Thị Kim Tiến, Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Hoàng Long, Phạm Trong Thanh, Sarah Bales Báo cáo chung ngành y tế năm 2013 –“Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”

Trang Web [W1] Website: http://edoctor.vn/bac-sy-edoctor.html [W2] Website: http://vietteltelecom.vn/index.php/ho-tro-cskh/tong-dai-thong-tin-y-te-suc- khoe-1062 [W3]Website:http://www.ehealthblueprint.com/fr/documentation/chapter/service-oriented- architecture-soa [W4]Website: ftp://ftp.ihe.net/TF_Implementation_Material/ITI/schema/HL7V3/NE2008/coreschemas/ [W5]Website:http://mobile.nss.vn/ca21-n22784-y-te-thong-minh-canh-cua- dang-dan-mo-tai-viet-nam.htm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng một mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)