Vai trò của các bên liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng một mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh (Trang 79 - 82)

a.Trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh: Có vai trò điều phối mọi hoạt động

của hệ thống, là nới quản lý, đăng ký các dịch vụ từ bệnh viện/ cơ sở y tế, là nới yêu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ bệnh nhân/ tổ chức có nhu cầu KCB hoặc chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là kênh trao đổi thông tin giữa các bên lên quan: Bác sỹ - bệnh nhân, Bác sỹ - bác sỹ, bệnh nhân – bệnh nhân, các tổ chức xã hội khác khi tham gia hoặc kết nối vào hệ thống để trao đổi dữ liệu, thu thập số liệu,... (Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội, Cơ quan quản lý nhà nƣớc, Các tổ chức nghiên cứu khác,...).

b. Bệnh viện/ Cơ sở y tế:

Là nơi cung cấp thông tin về bệnh nhân, bác sỹ và các thông tin về dịch vụ KCB, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hệ thống CSSK.

71 + Là nơi cung cấp các dịch vụ KCB.

+ Cho phép hệ thống quản lý của bệnh viện trao đổi dữ liệu với trung tâm CSSK thông qua chuẩn HL7,...

+ Cho phép hệ thống quản lý bệnh viện chia sẻ thông tin với các bệnh viện tuyến dƣới/ trên qua công cụ HL7 Gateway do Bộ y tế cung cấp. HL7 Gateway là bộ công cụ trao đổi dữ liệu vừa đƣợc Bộ y tế xây dựng với mục đích chuẩn hóa thông tin trao đổi giữa các bệnh viện với nhau trên toàn quốc (Do các phần mềm của các bệnh viện khi xây dựng không tuân theo một chuẩn chung nào nên việc trao đổi dữ liệu, thu thập số liệu liên bệnh viện rất khó khăn)

+ Bộ phận Nghiên cứu của bệnh viện đƣợc phép sử dụng số liệu phục vụ báo cáo, thông kê,...Nếu phân tích chuyên sâu phục vụ nghiên cứu cần đƣợc sự cho phép của quản trị hoặc đơn vị sở hữu thông tin.

c. Vai trò của Bác sỹ:

+ Bác sỹ: Khi tham gia vào hệ thống phải là ngƣời của bệnh viện/ trung tâm y tế/phòng khám tƣ,...và phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ y tế cấp phép. Hệ thống sẽ kiểm tra đúng mã trên chứng chỉ hành nghề mới đăng ký đƣợc vào hệ thống. Bác sỹ chỉ có quyền khám và điều trị bệnh nhân theo đúng chuyên môn/khoa của mình khi đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu của hệ thống.

+ Đƣợc phép khám và điều trị cho bệnh nhân theo đúng chuyên khoa của mình. + Đƣợc phép cập nhật thông tin khám, kết quả khám, điều trị của bệnh nhân vào hệ thống theo dõi, chăm sóc sức khỏe từ hệ thống thông tin của bệnh viện/ cơ sở y tế/ phòng khám tƣ,...hoặc trực tiếp qua mạng Internet vào hệ thống CSSK.

+ Bác sỹ chỉ đƣợc phép xem, cập nhật thông tin KCB, ra y lênh điều trị, theo dõi các kết quả điều trị từ các tuyến trên/ dƣới đối với bệnh nhân mình đang điều trị, không đƣợc phép xem, sửa, cập nhật thông tin đối với bệnh nhân của các bác sỹ khác trừ trƣờng hợp đƣợc ủy quyền hoặc nhận đƣợc yêu cầu tƣ vấn từ các bác sỹ khác và bệnh nhân.

+ Đƣợc phép tra cứu dữ liệu, phân tích số liệu từ kho dữ liệu và kết quả phân tích từ hệ thống phân tích số liệu của trung tâm CSSK liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

72

của mình phục vụ công tác thống kê, báo cáo, nghiên cứu khoa học,... Nếu muốn tham khảo nghiên cứu sang các lĩnh vực chuyên môn/ khoa khác cần phải đƣợc sự cho phép của quản trị hệ thống hoặc đơn vị sở hữu thông tin.

d. Vai trò của bệnh nhân: Bệnh nhân là đối tƣợng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế từ bệnh viện/ cơ sơ y tế. Bệnh nhân khi tham gia trong hệ thống có vai trò sau: + Đƣợc phép đăng ký tham gia vào hệ thống khi đi KCB tại cơ sở y tế có kết nối với trung tâm CSSK hoặc đăng ký dịch vụ trực tuyến qua cổng thông tin điện tử. Khi đăng ký qua cổng thông tin của hệ thống thì hệ thống sẽ tự động điều phối phòng khám/ cơ sở y tế/ bệnh viện gần nhất theo chuyên môn của Bác sỹ cũng nhƣ tình trạng bệnh của bệnh nhân khai báo đồng thời phải đảm bảo quyền lợi về chính sách BHYT của ngƣời bệnh (Yêu cầu hệ thống: đối với bệnh nhân có BHYT hệ thống sẽ định hƣớng tới nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu gần tuyến trên nhất để thuận tiện cho bệnh nhân chuyển tuyến)

+ Đƣợc cung cấp thẻ thành viên tại bất kỳ cơ sở KCB nào trong hệ thống, thẻ này quản lý thông tin cá nhân, có thể làm thẻ để thanh toán tƣ vấn chăm sóc định kỳ, thanh toán phí đặt lịch qua mạng.

+ Đƣợc phép tra cứu thông tin lịch sử khám chữa bệnh của mình, có quyền quản lý thông tin điều trị, chia sẻ thông tin hoặc không cho phép chia sẻ thông tin (Khó khả thi bởi vì ở Việt Nam quyền này thƣờng không có tác dụng,bệnh viện, bác sỹ thoải mái sử dụng, chia sẻ thông tin mà bệnh nhân không biết và hầu hết không quan tâm. + Đƣợc phép cập nhật thông tin tình trạng bệnh của mình tại nhà nếu những bệnh theo dõi lâu dài, mãn tính để BS theo dõi và ra y lệnh điều trị hoặc tƣ vân điều trị. + Đƣợc cung cấp các thông tin về tƣ vấn, cảnh bảo về sức khỏe bản thân, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, lịch hẹn KCB qua Portal, email,SMS,...

e. Cơ quan quản lý nhà nước: Tham gia với tƣ cách là đơn vị quản lý nhà nƣớc, là nơi cung cấp về các chính sách, quy định về KCB, chính sách về các tiêu chuẩn khi tham gia vào hệ thống CSSK. Đơn vị có vai trò rất quan trọng, là nơi đứng ra đảm bảo việc bảo vệ thông tin cá nhân của bệnh nhân, bảo vệ các cơ sở KCB, Bác sỹ,... + Cung cấp chính sách, quy định KCB.

73

+ Cho phép/ yêu cầu các đơn vị trực thuộc liên quan tham gia trao đổi, cung cấp thông tin hỗ trợ cho hệ thống (dân số, BHYT,...)

+ Đƣợc phép thu thập số liệu báo cáo, thông kê, phân tích số liệu để nghiên cứu từ đó đƣa ra quyết định về chính sách, chiến lƣợc y tế toàn dân.

+ Cung cấp hoặc đầu tƣ kinh phí để phát triển hệ thống.

g. Các tổ chức nghiên cứu: Là đơn vị, cá nhân độc lập (Trƣờng, viện nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu y tế, sinh viên y khoa, nghiên cứu đề tài,.. ) cần thông tin từ hệ thống CSSK để nghiên cứu cho mục đích của mình. Đây cũng là đối tƣợng có nhu cầu khai thác dữ liệu lớn, nhƣng họ lại không có vai trò gì trong hệ thống CSSK. + Cần có thông tin, số liệu để nghiên cứu với các mục đích khác nhau.

+ Muốn tham gia vào hệ thống hoặc liên hệ đơn vị quản lý để có thông tin báo cáo, thông kê, số liệu phân tích họ sẽ phải trả phí. Đây cũng là nguồn cung cấp kinh phí cho hệ thống hoạt động lâu dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và xây dựng một mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh (Trang 79 - 82)