3.2.1 Bài toán đặt ra trong thực tế
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe là một trong những điều tất yếu của cuộc sống và chăm sóc sức khỏe sẽ trở thành một loại dịch vụ - dịch vụ đặc biệt, không thể mua, bán, cho, tặng,...mà nó phải đƣợc giữ gìn, chăm sóc. Chính vì lẽ đó Đảng và nhà nƣớc cũng đã có chủ trƣơng, chính sách về chăm sóc sức khỏe toàn diện cho toàn dân với mục tiêu tất cả ngƣời dân đều đƣợc tiếp cận dịch vụ y tế nhằm nâng cao sức khỏe “Báo cáo tổng quan ngành y tế 2013” [10 tr66-76] .
Có rất nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe phục vụ cộng đồng phổ biến và có thể ứng dụng trong thƣc tế tại Việt Nam mà đã thành công ở các nƣớc trên thế giới nhƣ: Chăm sóc theo dõi bệnh nhân tiểu đƣờng, bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân tim mạch, bệnh nhân hen phế quản, bệnh nhân ung thƣ,...Trong luận văn này tác giả đề xuất mô hình CSSK dựa trên khảo sát nhu cầu của bệnh nhân, tìm hiểu mối quan tâm của bác sỹ tại bệnh viện HN Việt Đức về theo dõi và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân trƣớc và sau phẫu thuật.
Xuất phát từ bài toán thực tế đặt ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về việc khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân trƣớc và sau phẫu thuật đặc biệt là những bệnh phải điều trị lâu dài, theo dõi diễn biến thƣờng xuyên nhƣ: Tim mạch, thận lọc máu, gan mật, tiêu hóa hoặc ung thƣ tuyến tiền liệt, ung thƣ đƣờng tiêu hóa do Gs.Ts Trịnh Hồng Sơn, các GS, Bác sỹ bệnh viện HN Việt Đức – và chuyên gia phẫu thuật hàng đầu tại Việt Nam đề xuất. Gs luôn trăn trở và chia sẻ rất nhiều về những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sau khi đƣợc phẫu thuật tại bệnh viện HN Việt Đức trong đó có những bệnh nhân nặng hơn (ung thƣ) phải theo dõi, điều trị lâu dài, bệnh nhân sau mổ tim phải theo dõi điều chỉnh thuốc thƣờng xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện đến thăm khám thƣờng xuyên theo định kỳ, đôi khi chỉ là đến xét nghiệm kiểm tra, nhận đơn thuốc điều trị mà phải trực tiếp đến bệnh viện. Có bệnh nhân ở gần, có bệnh nhân ở xa phƣơng tiện, địa hình đi lại khó khăn, chi phí tốn kém,...Trong khi đó đa số trƣờng hợp có thể điều trị tại địa phƣờng, bệnh viện tuyến tỉnh những bệnh nhân vẫn phải chuyển lên tuyến Trung ƣơng.
30
Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này mà cũng là giải quyết bài toán giảm tải một phần cho các bệnh viện tuyến Trung ƣơng nhƣ chủ trƣơng của Đảng, nhà nƣớc, Bộ Y tế. Trong thời điểm này có điểm rất thuận lời đó là Bộ Y tế đang triển khai mạng lƣới bệnh viện vệ tinh khắp cả nƣớc. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chuyên ngành ngoại khoa hàng đầu của cả nƣớc nên công tác chỉ đạo ngành xuyên suốt cả nƣớc, bệnh viện HN Việt Đức có một lƣợng lớn học trò đƣợc đào tạo bài bản tại đây đã làm việc ở hầu hết các Tỉnh trong cả nƣớc – kể cả các tỉnh vùng xâu vùng xa. Đây cũng là một điểm thuận lợi để giải quyết bài toán đặt ra.
Có 2 cách tiếp cận để giải quyết vấn đề đó là :
- Một là: Y tế từ xa (Telemedicine) nhƣ dự án của Bộ y tế đã xây dựng giữa bệnh viện hạt nhân (BV tuyến trung ƣơng) và bệnh viện vệ tinh nhằm hỗ trợ tƣ vấn khám chữa bệnh, chuẩn đoán từ xa, đào tạo và chuyển giao công nghệ cho bệnh viện tuyến dƣới bằng các sử dụng thiết bị hội nghị truyền hình và các thiết bị phụ trợ. Cách này chi phí đầu tƣ cao cho một đơn vị, số lƣợng đơn vị tham gia hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp nên ít dùng cho bài toán đặt ra. - Hai là: Xây dựng mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe với trung tâm điều phối là bệnh viện HN Việt Đức liên kết với các bệnh viện tuyến dƣới, các phòng khám, trung tâm y tế nơi có các bác sỹ đã từng học tại BV Việt Đức sẽ tham gia vào dự án. Mục tiêu đặt ra là sẽ điều phối đƣợc bệnh nhân đến đúng bệnh viện, đúng chuyên khoa theo bệnh lý của bệnh nhân, đúng chuyên gia y tế giỏi và sau khi điều trị về tuyến dƣới vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc và điều trị theo phác đồ nhƣ trên truyến trung ƣơng. Trƣờng hợp bệnh viện tuyến dƣới khám và điều trị với những bệnh nhân không cần thiết phải chuyển lên tuyến trên có cần tƣ vấn hỗ trợ sẽ đƣợc bệnh viện tuyến trên hỗ trợ và tƣ vấn đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bệnh nhân. Đây là mối quan hệ 2 chiều giữa tuyến trên và tuyến dƣới, giữa bác sỹ và bệnh nhân,...Làm đƣợc điều này ngƣời hƣởng lợi lớn nhất không ai khác là bệnh nhân..
31
3.2.2 Xây dựng mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh
Trên cơ sở khảo sát thực tế, kết quả đánh giá cũng nhƣ mong muốn của nhà quản lý, chuyên gia y tế hàng đầu về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tác giả xin đƣa ra các tiêu chí để xây dựng một mô hình chăm sóc sức khỏe thông minh:
- Lấy bệnh nhân làm trung tâm của mọi hoạt động, xác định rõ ràng các nhu cầu dịch vụ bệnh nhân cần đề từ đó đƣa ra giải pháp CSSK
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa bệnh viện – bệnh viện, bệnh viện tuyến trên – bệnh viện tuyến dƣới để hình thành mạng lƣới liên kết bền vững
- Xây dựng mối quan hệ cộng tác giữa chuyên gia y tế - chuyên gia y tế, giữa bác sỹ tuyến trung ƣơng – bác sỹ tuyến cơ sở tạo ra kênh trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn.
- Xây dựng mối quan hệ tƣơng tác hai chiều giữa bác sỹ - bệnh nhân, thông qua yêu cầu dịch vụ và cung cấp dịch vụ y tế chất lƣợng cao.
- Cải tiến quy trình KCB bằng cách ứng dụng CNTT, cung cách phục vụ để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ.
Mô hình nghiệp vụ nhƣ hình 3.8:
32
a. Phân tích quy trình nghiệp vụ
Về quy trình khám bệnh BYT ban hành hƣớng dẫn quy trình khám bệnh tại quyết định số 1313QĐ/BYT ngày 22/04/2013. Quy trình này đã rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm phiền hà cho ngƣời bệnh, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Tuy nhiên vấn đề này chỉ giải quyết trong nội tại của một bệnh viện, cơ sở y tế. Khi bệnh nhân phải chuyển đến cơ sở y tế khác hoặc bệnh viện khác thì lại phải thực hiện lại từ đầu theo đúng trình tự quy trình nhƣ trƣớc.
Thực tế luồng thông tin chuyển tuyến khi bệnh nhân khám chữa bệnh từ tuyến dƣới lên tuyến trên và ngƣợc lại nhƣ sau.
Hình 3.9. Sơ đồ luồng thông tin bệnh nhân chuyển tuyến trên thực tế
Vấn đề: Bệnh viện tuyến trên không sử dụng lại đƣợc thông tin ở tuyến dƣới và ngƣợc lại bệnh viện tuyến dƣới không kế thừa đƣợc kinh nghiệm, lịch sử điều trị của bệnh nhân tuyến trên -> lãng phí tài nguyên và tri thức.
Giải pháp: Sử dụng thế mạnh của CNTT xây dựng đƣợc kênh trao đổi chia sẻ thông thông tin giữa các bệnh viện, giữa tuyến dƣới lên tuyến trên và ngƣợc lại. Nhƣ vậy thời gian tiếp nhận và khám chữa bệnh của bệnh nhân giảm, không mất nhiều thời gian khai thác thông tin khám bệnh, kiểm tra đƣợc lịch sử cơ bản về bệnh tật của bệnh nhân cũng nhƣ thông tin điều trị trƣớc đó giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
33
Hình 3.10. Sơ đồ luồng thông tin bệnh nhân chuyển tuyến đề xuất b. Mối quan hệ tƣơng tác giữa bác sỹ - bệnh nhân
Trong mô hình thực tế hiện này mối quan hệ giữa bác sỹ - bệnh nhân luôn có một khoảng cách, một rào cản gì đó thiếu đi tính tƣơng tác 2 chiều. Hầu hết trong các bệnh viện công bác sỹ hầu nhƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của bệnh nhân mà chủ yếu thực hiện theo chỉ đạo chuyên môn, bệnh nhân ra viện Bác sỹ thƣờng ít quan tâm để ý đến bệnh nhân đó sau khi ra viện thế nào? Nếu không đến khám lại hoặc khi bác sỹ cần nghiên cứu đề tài thì mới lên hệ để điều tra lại tình trạng bệnh nhân. Mặc khác mối quan hệ bác sỹ -bệnh nhân có thể trở thành mua –bán,... nhƣng về đạo đức, ngƣời thầy thuốc vẫn muốn đóng vai trò là ngƣời cống hiến, tuy nhiên do áp lực của cuộc sống, do nhu cầu kinh tế của gia đình và bản thân nên thầy thuốc phải đóng vai trò là ngƣời bán dịch vụ, còn ngƣời bệnh – ngƣời thụ hƣởng dịch vụ là ngƣời yêu cầu dịch vụ, bỏ tiền ra mua dịch vụ, bác sỹ sẽ phải đáp ứng dịch vụ. Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay thì vấn đề này lại ảnh hƣởng nghiêm trọng đến vấn đề y đức của bác sỹ, quyền lợi giữa ngƣời có tiền và không có tiền.
Mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh ra đời với mục đích thay đổi cách nhìn về mối quan hệ Bác sỹ - bệnh nhân, nó đóng vai trò trung gian đáp ứng giữa cung và cầu. Ngƣời bệnh từ vai trò "nhờ giúp đỡ" đã chuyển thành trả phí cho mỗi
34
dịch vụ. Ngƣời thầy thuốc lúc này lại trở thành ngƣời đáp ứng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Sự kết hợp hài hòa này phá bỏ rào cản trong mối quan hệ Bác sỹ - Ngƣời bệnh, mối quan hệ trở thành bình đẳng từ 2 phía.
Mối quan hệ giữa bác sỹ - ngƣời bệnh hình thành thông qua hình thức khám bệnh, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe,...trong môi trƣờng bệnh viện hoặc các trung tâm y tế, có thể coi “nơi cung cấp dịch vụ” môi trƣờng này là kênh giao tiếp duy nhất cho đến thời điểm này để cho các bên tƣơng tác lẫn nhau thông qua việc cung cấp “Dịch vụ” và sử dụng “dịch vụ”.
c. Mối quan hệ cộng tác bác sỹ - bác sỹ
Trong mô hình KCB hiện tại đang hoạt động ở Việt Nam tồn tại hai thái cực giữa bác sỹ tuyến trên - tuyến dƣới đó là đồng nghiệp với đồng nghiêp và quan hệ giữa thầy – trò. Trao đổi chuyên môn về y tế thông tin qua bệnh nhân bằng hình thức chuyển giấy giới thiệu kèm theo mô tả quá trình điều trị tuyến dƣới lên và ngƣợc lại đối với tuyến trên xuống tuyến dƣới. Thông thƣờng mối quan hệ giữa các bác sỹ không chặt chẽ hoặc ít biết nhau, không liên quan đến chuyên môn của nhau,...dẫn đến việc thất bại trong quan hệ cộng tác ảnh hƣởng đến quá trình khám và điều trị bệnh nhân. Mối liên hệ qua lại chỉ khi gặp sự cố, sai sót do chuyên môn tuyến dƣới. Tuyến trên sẽ tác động trở lại qua công tác chỉ đạo tuyến.
Mô hình đề xuất đã xác định rõ mối quan hệ giữa các bác sỹ, giữa các bệnh viện đã có thỏa thuận hợp tác về chuyên môn, về đào tạo nên việc phân định rõ vai trò của các bác sỹ.
- Xây dựng mạng lƣới cộng tác theo chuyên khoa giữa các bác sỹ tuyến trên và tuyến dƣới.
- Bác sỹ thuộc bệnh viện tuyến dƣới/ phòng khám khám và điều trị bệnh nhân nếu khả năng điều trị đƣợc sẽ không cần chuyển tuyến, trong trƣờng hợp cần sẽ đƣợc bác sỹ tuyến trên hội chẩn, tƣ vấn.
- Tuyến dƣới phân loại bệnh nhân theo chuyên khoa để chuyển lên tuyến trên phù hợp theo định hƣớng của mô hình CSSK.
35
- Bệnh nhân sau khi đã đƣợc điều trị tuyến trên chuyển viện về tuyến dƣới hoặc về nhà điều trị tiếp sẽ đƣợc các bác sỹ tuyến dƣới tiếp nhận và điều trị tiếp tục theo phác đồ của tuyến trên.
- Bác sỹ tuyến dƣới tham gia mô hình này sẽ là cơ hội rât tốt để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn.
d. Mối quan hợp tác giữa các cơ sở y tế
Đây là mối quan hệ rất quan trọng nó đóng vai trò thiết lập kênh để trao đổi thông tin qua lại giữa các bệnh viện, cơ sở y tế. Hiện nay Bộ y tế đã và đang nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh. Đây là cơ hội thuận lợi để bệnh viện tuyến dƣới hợp tác chặt chẽ với bệnh viện tuyến Trung ƣơng nhằm nâng cao năng lực cho bệnh viện tuyến dƣới. Các bệnh viện đầu ngành tuyến trung ƣơng cũng tăng cƣờng mở rộng mạng lƣới bệnh viện vệ tinh. Mở ra một xu hƣớng mới đó là “Mô hình chăm sóc sức khỏe thông minh” - mô hình hợp tác giữa các bệnh viện, cơ sở y tế, cộng tác giữa các các chuyên gia y tế. Mô hình này thành công sẽ mang lại hiệu quả rất lớn đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc, của ngành y tế dần dần hình thành mô hình chăm sóc sức khỏe toàn dân theo đúng nhƣ mục tiêu của “Báo cáo tổng quan ngành y tế 2013 – Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân” [10 tr66-76]
Đóng góp của mô hình này nếu áp dụng thành công trong thực tế:
- Góp phần giảm quá tải bệnh viện – đây vốn là thực trạng và cũng là điểm nóng của nghành y tế những năm qua.
- Giảm thiểu việc vận chuyển bệnh nhân chuyển tuyến trong tình trạng cấp cứu dễ gặp nguy cơ, rủi rõ trong quá trình vận chuyển bệnh nhân.
- Rút ngắn thời gian khám chữa bệnh.
- Giảm chi phí khám chữa bệnh, chi phí chăm sóc. - Tăng sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ y tế.
- Tiến tới phối hợp với gia đình bệnh nhân trong vấn đề chăm sóc tại nhà đồng thời tăng cƣờng giáo dục sức khỏe cộng đồng nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
36
3.2.3 Yêu cầu đặt ra khi xây dựng mô hình TT chăm sóc sức khỏe thông minh
Mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe thông minh sẽ chỉ là một trong mô hình chăm sóc sức khỏe thông thƣờng nhƣ bao mô hình chăm sóc khác nếu không có vai trò của ứng dụng CNTT trong đó. Vai trò của CNTT là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại mô hình này...
Yêu cầu đặt ra là:
- Quản lý thông tin bệnh nhân và diễn biến lịch sử khám chữa bệnh của bệnh nhân trong suốt quá trình khám chữa bệnh lập hồ sơ y tế (EHR) trọn đời của bệnh nhân khi bệnh nhân tham gia vào mô hình này.
- Kết nối và chia sẻ thông tin với các CSYT tham gia vào dự án hoặc các hệ thống thông tin khác và có khả năng mở rộng, tái sử dụng lại thông tin trƣớc đó.
- Kết nối với các thiết bị theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà hỗ trợ trong quá trình điều trị của bệnh nhân sau khi ra viện.
- Bệnh nhân có quyền đăng ký và kiểm tra đƣợc thông tin KCB của mình. - Quá trình BS theo dõi, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, bệnh nhân cung cấp
thông tin qua App trên di dộng dễ dàng và thuận tiện.
- Bác sỹ tuyến trên và tuyến dƣới có thể khám, hội chẩn, điều trị bệnh nhân theo cấp điều trị.
- Thống kế, phân tích số liệu đƣa ra các dự báo chuẩn đoán chuyên môn giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Kết quả mong muốn:
- Mở rộng phạm vi thực hành của BS vƣợt ra khỏi phòng khám/ bệnh viện lớn - Giúp chăm sóc y tế đặc biệt trở lên phổ biến vƣợt qua mọi khoảng cách địa lý. - Tăng khả năng tiếp cận: Giúp các nhân viên y tế ở các phòng khám ở nông
thôn, bệnh viện tuyến dƣới tiếp cận với bác sĩ hoặc chuyên gia ở bệnh viện Trung Ƣơng thông qua hệ thống.
- Dựa vào kho dữ liệu lâm sàng đƣa ra dự báo tiên lƣợng điều trị ( tái phát, di