Tham gia sản xuất 

Một phần của tài liệu Đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong các khu chế xuất khu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Thiết kế sản phẩm mới 12% 19%

Kiểm soát chất lượng 14% 23%

Việc sử dụng các chuyên gia tư vấn trong quản lý, tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, nếu có, lại thường được các DN nước ngoài chú trọng

20 hơn các DN trong nước. Hoạt động được các DN ưu tiên sử dụng chuyên gia tư vấn nhiều nhất là các việc có liên quan đến thiết bị và công nghệ (lắp đặt thiết bị, chuyển giao công nghệ và sửa chữa – nội dung thứ 1 và 2 trong Bảng 13).

Mô tả xu hướng sử dụng mức độ chuyên gia tư vấn trên biểu đồ hình 8 cho thấy rõ hơn về các thứ tự ưu tiên sử dụng chuyên gia. Các DN trong và ngoài nước đều rất ưu tiên mời chuyên gia lắp đặt và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên trong hoạt động tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng thì các DN trong nước lại không mặn mà lắm với các chuyên gia bên ngoài. Trong khi đó, DN nước ngoài lại sử dụng các chuyên gia khá đồng đều trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. 0% 10% 20% 30% 40% Lắp đặt và CGCN Vận hành, sửa chữa Tbị Tổ chức sản xuất Quản lý DN Tham gia sản xuất Thiết kế SP mới Kiểm soát chất lượng DN trong nước 0% 10% 20% 30% 40% Lắp đặt và CGCN Vận hành, sửa chữa Tbị Tổ chức sản xuất Quản lý DN Tham gia sản xuất Thiết kế SP mới Kiểm soát chất lượng DN nước ngoài

Hình 7. Mức độ sử dụng chuyên gia tư vấn về quản lý và sản xuất của các DN

Chính vì sự hạn chế trong việc sử dụng các thông tin tư vấn nên các yếu tố quản lý tổ chức của các DN được đánh giá là chưa hiệu quả. Các yếu kém này sẽ được phân tích cụ thể ở phần 1.5 trong chương này.

1.4. Đánh giá lực lượng lao động trong các DN

Tổng số lao động thống kê được trong đợt khảo sát 429 DN là 126.306 người. Trong đó, lực lượng lao động sản xuất trực tiếp là 117.287 người (93%) và 9.019 người (7%) làm các công việc văn phòng, hành chính và quản lý. Bình quân mỗi DN trong các KCX-KCN giải quyết việc làm cho 294 lao động.

Một số thống kê cụ thể về chất lượng và năng lực của lực lượng lao động trong các KCX-KCN được diễn giải và phân tích chi tiết dưới đây.

1.4.1. Về chất lượng đội ngũ quản lý và lao động kỹ thuật

Chất lượng của lực lượng lao động được đánh giá thông qua trình độ học vấn của lực lượng lao động và nhận xét chủ quan của DN đối với đội ngũ quản lý và lao động kỹ thuật tại đơn vị.

21

* Về trình độ học vấncủa lực lượng lao động

Thống kê về trình độ học vấn đội ngũ lao động trong các DN cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ trên Trung học phổ thông chỉ đạt khoảng 11%; trong đó chỉ 6% lao động có trình độ Cử nhân (Cao đẳng, Đại học) hoặc cao hơn. Số còn lại là lực lượng công nhân đã qua đào tạo nghề (28%) và lao động phổ thông (61%). Trình độ học vấn tuy không phản ảnh hoàn toàn khả năng của lực lượng lao động, nhưng đây cũng là một con số thống kê đáng chú ý dành cho các nhà quản lý.

Mặc dù mặt bằng về trình độ học vấn của đội ngũ lao động khá thấp, nhưng thống kê lại chỉ ra con số dưới 30% nhân sự được đào tạo bồi dưỡng hàng năm; trong đó chưa đến 1% dành cho cấp quản lý. Đây là mặt hạn chế thứ hai cần được các DN quan tâm cải thiện để nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động.

Bảng 14. Trình độ học vấn của lực lượng lao động

Trình độ lao động

Số lượng Tỷ lệ so với tổng số Quản lý &

văn phòng Sản xuất trực tiếp Quản lý & văn phòng Sản xuất trực tiếp

Cao đẳng, Đại học trở lên 4.981 2.149 4% 2%

PTTH-TH chuyên nghiệp 2.007 4.222 2% 3%

CN qua đào tạo nghề 235 35.116 <1% 28%

Lao động phổ thông 1.796 75.800 1% 60%

Tổng cộng 9.019 117.287 7% 93%

Với tình hình trình độ và đào tạo của lực lượng lao động như đã thống kê, 60% DN trong nước và 54% DN nước ngoài nhận xét về chất lượng của đội ngũ quản lý chỉ ở mức khá. Đội ngũ lao động kỹ thuật cũng có con số thống kê tương tự: 65% DN trong nước và 52% DN nước ngoài đánh giá khá. Cán bộ quản lý được đánh giá cao chỉ ở mức 7-11% và công nhân kỹ thuật là 2-4%. Như vậy, có thể thấy lực lượng lao động trong các KCX-KCN chưa hoàn toàn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng nhân sự của các DN; và các nguyên nhân chính là do trình độ học vấn của lao động đầu vào chưa cao và các DN chưa chú trọng đào tạo nâng cao cho người lao động.

1% 38% 54% 7% 1% 28% 60% 11% 0% 20% 40% 60% Thấp Trung bình Khá Cao

Trong nước Nước ngoài

Đội ngũ quản lý 3% 41% 52% 4% 3% 29% 65% 2% 0% 20% 40% 60% 80% Thấp Trung bình Khá Cao

Trong nước Nước ngoài

Đội ngũ lao động kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22

1.4.2. Về năng lực của đội ngũ lao động

Năng lực của đội ngũ lao động được đánh giá bởi ba khả năng (1) duy trì trạng thái sản xuất hiện tại, (2) khả năng duy trì, cải tiến và đổi mới sản phẩm, và (3) cải tiến thiết bị hiện có, sao chép thiết bị hiện có hoặc chế tạo thiết bị mới. Ba khả năng này mô tả năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ của lực lượng lao động theo thứ tự từ thấp đến cao.

Kết quả thống kê trong các DN cho thấy tỷ lệ đánh giá năng lực của đội ngũ lao động tập trung ở các mức năng lực thấp và trung bình:

Trên dưới 87% lực lượng lao động trong nước và 92% lao động trong các DN nước ngoài được đánh giá là đủ khả năng duy trì vận hành thiết bị và sửa chữa nhỏ.

Tỷ lệ lao động có khả năng cải tiến một số sản phẩm và một số thiết bị trong quy trình sản xuất ở khoảng 81% (DN trong nước) và 75% (DN nước ngoài).

Ở mức năng lực khác, khoảng 73% lao động trong nước và 74% lao động nước ngoài có thể duy trì và cải tiến sản phẩm hiện tại.

Bảng 15. Năng lực của đội ngũ lao động trong các DN trong và ngoài nước Năng lực / các khả năng (sắp xếp theo

thứ tự tăng dần từ thấp đến cao) DN trong nước DN nước ngoài

Duy trì sản xuất

Vận hành (thấp) Sửa chữa (trung bình) Lắp đặt TB mới (cao) 42% 45% 10% 50% 42% 8% Đổi mới sản phẩm

Duy trì SP hiện tại (thấp)

Cải tiến SP hiện tại (trung bình) Phát triển SP mới (cao)

33% 40% 23% 39% 35% 23%

Cải tiến thiết bị

Chế tạo phụ kiện (thấp) Cải tiến thiết bị (trung bình) Chế tạo TB mới (cao)

27% 54% 5% 29% 46% 7%

Xét riêng các mức năng lực cao, kết quả khảo sát cũng cho thấy khả năng của lực lượng lao động trong các DN tập trung ở việc đổi mới và phát triển sản phẩm (tỷ lệ lên đến 23%). Trong khi đó, tỷ lệ lao động được đánh giá có năng lực duy trì sản xuất ở mức lắp ráp được thiết bị chỉ ở khoảng 8-10% và năng lực chế tạo thiết bị mới cũng ở khoảng 5-7%. Như vậy, có thể nói rằng mức độ hấp thụ công nghệ của lực lượng lao động trong các KCX-KCN chỉ tập trung vào các yếu tố sản xuất, gần như rất ít hấp thụ được các tiến bộ về thiết bị.

23

1.4.3. Mức độ phụ thuộc vào chuyên gia bên ngoài

Một yếu tố khách quan khác được khảo sát để có đánh giá tương đối sát thực hơn về khả năng của lực lượng lao động trong DN, đó là mức độ phụ thuộc

vào các chuyên gia bên ngoài DN. Có bảy nội dung được đặt ra cho các DN lựa

chọn về mức độ sử dụng chuyên gia, bao gồm hai nội dung về thiết bị và công nghệ, ba nội dung về quản lý và sản xuất và hai nội dung liên quan đến sản phẩm.

Số liệu trong Bảng 16 cho thấy số các DN sử dụng chuyên gia tư vấn về công nghệ chiếm đa số với tỷ lệ tương ứng với các nội dung lắp đặt, CGCN là 35% và sửa chữa thiết bị là 25%. Trong khi đó, các nội dung về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm có tỷ lệ chuyên gia tham gia thấp hơn rất nhiều (cao nhất là 19% và thấp nhất là 8%).

Nội dung được các DN đánh giá là cần sử dụng đội ngũ chuyên gia bên ngoài nhất là lắp đặt và chuyển giao công nghệ khi đầu tư thiết bị công nghệ mới. Tỷ lệ DN lựa chọn ưu tiên sử dụng chuyên gia cho nội dung này là 35%. Kết quả khảo sát năng lực của lực lượng lao động trong DN trong nội dung trước cũng cho thấy chỉ trên dưới 10% lao động trong các DN có khả năng tự lắp đặt thiết bị mới (Bảng 15). Như vậy, mặc dù khả năng của đội ngũ kỹ thuật trong DN chưa thể lắp đặt hoàn toàn các thiết bị, nhưng các DN cũng ít sử dụng chuyên gia bên ngoài. Theo đánh giá của nhóm khảo sát, có rất nhiều khả năng việc lắp đặt và CGCN đã được thực hiện bởi các đơn vị cung cấp thiết bị và công nghệ theo hợp đồng trọn gói.

Bảng 16. Mức độ phụ thuộc chuyên gia bên ngoài trong các hoạt động DN Yếu tố Tỷ lệ DN Trong nước Tỷ lệ DN Nước ngoài

Tỷ lệ trung bình

Lắp đặt và CGCN 35% 35% 35%

Sửa chữa thiết bị 26% 23% 25%

Tổ chức sản xuất 20% 5% 13% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý DN 25% 7% 16%

Tham gia sản xuất 11% 5% 8%

Thiết kế SP mới 19% 12% 16%

Kiểm soát chất lượng 23% 14% 19%

– Việc sử dụng chuyên gia bên ngoài trong trường hợp thiết bị có sự cố cũng có số liệu khá tương đồng so với khả năng tự sửa chữa thiết bị của lao động trong DN:

Khi thiết bị có sự cố, các DN nước ngoài thường sử dụng kết hợp cả 2 loại chuyên gia trong nước (38%) và ngoài nước (39%) để sửa chữa (xem hình 10). Số liệu thể hiện ở nội dung trước (Bảng 15) cũng cho thấy số DN nước ngoài có khả năng tự sửa chữa thiết bị chiếm khoảng 42% DN. Tức là đa số các DN nước ngoài phải trông cậy vào các chuyên gia ngoài DN để sửa chữa thiết bị.

Tương tự, tỷ lệ DN trong nước đánh giá lực lượng lao động có khả năng tự sửa chữa thiết bị chỉ ở mức 45% (Bảng 15). Do đó, các DN trong nước cũng thường sử dụng chuyên gia kỹ thuật bên ngoài DN

24 trong việc sửa chữa thiết bị. Điểm khác biệt giữa các DN trong nước và nước ngoài là DN trong nước thường sử dụng chuyên gia kỹ thuật trong nước với tỷ lệ là 43%, và kết hợp với lực lượng kỹ thuật trong đơn vị với tỷ lệ là 29% (xem đồ thị Hình 10).

Ngoài số DN tự đánh giá là có khả năng tự sửa chữa thiết bị, một số DN chọn giải pháp mua linh kiện thay thế nếu trang thiết bị có sự cố (tỷ lệ trên dưới 60%). Tỷ lệ DN tự chế các linh kiện thay thế thấp hơn 20% (trong nước 16%, nước ngoài 13%), nhưng cũng cho thấy cần phải phát triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp các linh kiện thay thế cho DN.

0% 10% 20% 30% 40% Lắp đặt và CGCN Vận hành, sửa chữa Tbị Tổ chức sản xuất Quản lý DN Tham gia sản xuất Thiết kế SP mới Kiểm soát chất lượng

Mức độ phụ thuộc chuyên gia (tính trung bình trong các loại hình DN)

39% 38% 29% 30% 58% 13% 13% 43% 29% 38% 16% 0% 20% 40% 60% CG nước ngoài CG trong nước CG+Tự sửa Tự sửa Mua LK thay thế Tự chế tạo LK thay thế

Trong nước Nước ngoài

Khả năng sửa chữa thiết bị

Hình 9. Khả năng sửa chữa thiết bị của DN và sự phụ thuộc chuyên gia bên ngoài

1.4.4. Về hoạt động nghiên cứu ứng dụng

Số lượng DN có hoạt động nghiên cứu ứng dụng không nhiều: 25 DN trong nước và 14 DN nước ngoài, chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,6% và 7,2% so với mỗi loại hình đầu tư. Tổng số DN có hoạt động NCUD ở cả 2 loại hình là 39 DN, chiếm tỷ lệ 9% trong tổng số 429 DN được khảo sát.

Bảng 17. Số lượng DN có hoạt động nghiên cứu ứng dụng DN

trong nước

DN

nước ngoài Tổng cộng

Số DN có hoạt động NCUD 25 14 39

Tỷ lệ % trong loại hình đầu tư 10,6% 7,2% -

Tỷ lệ % trên tổng số DN (429 DN) 5,8% 3,2% 9%

Nhìn chung hoạt động NCUD trong các DN còn khá yếu. Trong 3 năm, tổng kinh phí NCUD ở 39 DN nêu trên là khoảng 85,2 tỉ đồng, chiếm 4-5% tổng

25 chi phí của các DN. Mức kinh phí này được đánh giá là chưa cao vì theo Luật Thuế thu nhập DN (sửa đổi) thì tỷ lệ kinh phí DN được phép dành cho Quỹ phát triển KHCN hàng năm lên đến 10% thu nhập trước khi tính thuế.

Bảng 18. Kinh phí nghiên cứu ứng dụng trong các DN (đvt: triệu VNĐ) DN

trong nước

DN

nước ngoài Tổng cộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng kinh phí NCUD 42.051 43.163 85.214

Trung bình trên mỗi DN 1.682 1.726 2.185

Tỷ lệ % trên tổng chi phí (trung bình) 4% 5% 4%

1.5. Đánh giá về tổ chức sản xuất kinh doanh

Thành phần tổ chức của các DN được đánh giá thông qua 5 tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận trên lao động (O1); các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng sản phẩm (O2); hiệu quả quản lý của DN (O3), đánh giá thông qua tỷ lệ chi phí quản lý trên tổng chi phí và tỷ lệ cán bộ quản lý các cấp trên tổng lao động; sức cạnh tranh của DN, đánh giá thông qua thị phần trong và ngoài nước (O4); và việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý môi trường (O5).

Trong các tiêu chí đánh giá, chỉ có tiêu chí chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh là có nhiều DN trên mức trung bình. Tuy nhiên, cũng vẫn có 20% DN trong nước và 11% DN nước ngoài có điểm yếu trong khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tương tự, khả năng cạnh tranh của 28% DN trong nước và 33% DN nước ngoài bị đánh giá yếu. Số liệu thống kế cũng cho thấy, chỉ 39% DN trong nước và 28% DN nước ngoài có sản phẩm có sức cạnh tranh cao (điểm đánh giá 70 điểm – mức khá trở lên).

Ở các tiêu chí khác, 80-90% DN không đạt được mức đánh giá trung bình. Ví dụ trong tiêu chí lợi nhuận trên đầu lao động, chuẩn đánh giá được sử dụng trong đề án có mức thấp nhất là 10 triệu đồng/ lao động/ năm và cao nhất là 100 triệu đồng/ lao động/ năm (xem thang điểm đánh giá ở Phụ lục 2). Nhưng có đến 95% DN trong nước và 97% DN nước ngoài có tỷ số này dưới mức trung bình là 45 triệu đồng/ lao động/ năm; tức là mỗi tháng, mỗi lao động tạo ra cho DN chưa đến 4 triệu đồng lợi nhuận.

Các thống kê chi tiết về một số nội dung khác trong thành phần tổ chức được phân tích cụ thể dưới đây.

1.5.1. Về mức độ quan tâm đến các yếu tố sản xuất kinh doanh

Khảo sát cho thấy các biện pháp quản lý sản xuất và kinh doanh (như chú trọng đến chất lượng sản phẩm và chất lượng lao động; các yếu tố thị trường, thương hiệu…) thu hút sự quan tâm của trên 90% DN vì có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và dễ nhìn thấy kết quả. Đồng thời, các yếu tố này cũng đòi hỏi ít chi phí hơn việc mua sắm mới hoặc nâng cấp thiết bị, công nghệ. Các yếu tố chuyên môn hóa sản xuất cũng như đa dạng hóa sản phẩm, là những biện pháp khá thiết thực để nâng cao năng suất và lợi nhuận, cũng được khoảng 70% DN quan tâm.

26 Bảng 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Thấp Trung bình Quan trọng & Rất quan trọng

Chất lượng SP 1% 1% 98%

Quản lý tốt 1% 2% 98%

Công nhân giỏi 1% 3% 96%

Giảm chi phí 1% 4% 96% Có thị trường 3% 7% 89% Thương hiệu 4% 8% 88% MTB hiện đại 2% 12% 86% NVL nhập khẩu 4% 11% 84%

Một phần của tài liệu Đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong các khu chế xuất khu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 29)