Về các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong các khu chế xuất khu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

II. Trình độ công nghệ các ngành công nghiệp trong các KCX-KCN

2.6.3.Về các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất

Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất được xem xét trong đợt khảo sát bao gồm các biện pháp cải thiện hiệu quả sản xuất như (1) tiết kiệm năng lượng, (2) sản xuất sạch hơn và biện pháp cải thiện hiệu quả quản lý như hệ thống quản lý toàn diện nguồn lực DN (ERP).

a. Tình hình chung trong các ngành

Tỷ lệ các DN triển khai tiết kiệm năng lượng trong các ngành thường không vượt quá con số 50%. Đa số các ngành có từ 15-30% DN triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng, chỉ riêng ngành Thủy tinh là có 50% DN triển khai chương trình này.

Bảng 48. Tình hình triển khai các biện pháp nâng cao năng suất chất lượng

Ngành TK năng lượng SX sạch Bao bì 15% 8% Cao su - Nhựa* 27% 14% Điện tử* 36% 14% Cơ khí* 18% 4% Da – Giày 10% 10% Dệt nhuộm 26% 10%

Gia công kim loại 19% 14%

Giấy 25% 17% Gỗ 10% 5% Hóa - Dược* 25% 17% In 25% 13% May 18% 13% Nước giải khát 100% 100% Thiết bị điện 14% 29% Thực phẩm* 23% 23%

58

Ngành TK năng lượng SX sạch

Thủy tinh 50% 33%

VLXD 33% 33%

Trung bình chung 22% 14%

"Sản xuất sạch hơn" là một chương trình hiện được một số DN áp dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt (Công ty Dệt Thái Tuấn, 19 đơn vị thành viên của Vinatex, vv...). Hoạt động này có liên quan mật thiết đến ĐMCN và giúp DN tiết kiệm chi phí nguyên, nhiên liệu của các DN với các giải pháp có thể bao gồm:

Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi;

Ðảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra;

Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác;

Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất; Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và

Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ. Kết quả của một Hội nghị bàn tròn quốc gia về sản xuất sạch hơn do Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Thủy sản tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy: trong số hơn 30.000 DN tại TP. HCM, mới chỉ có hơn 1% thực hiện sản xuất sạch hơn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những nguyên nhân như: DN chưa ý thức được lợi ích của chương trình nên chưa thấy có nhu cầu, DN thiếu vốn để đầu tư, cũng cần chú ý đến sự bất hợp lý của một số quy định xử phạt hiện hành về gây ô nhiễm. Bởi lẽ, trong khi một số DN phải đầu tư tiền tỷ cho sản xuất sạch hơn thì những đơn vị khác tự do thải nước bẩn, chất ô nhiễm ra môi trường lại chỉ bị phạt vài triệu đồng1

.

Trong đợt khảo sát các DN trong các KCX-KCN, tỷ lệ DN áp dụng sản xuất sạch cũng chỉ chiếm 14% tổng số. Ngành có tỷ lệ DN áp dụng biện pháp này nhiều nhất là Thủy tinh và Vật liệu xây dựng (33%) sau đó là ngành Thiết bị điện (29%). Còn lại đa số các ngành đều chỉ có khoảng trên dưới 10% DN triển khai.

b. Về các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý

ERP (Enterprise Resource Planning) là phần mềm (PM) dùng để hỗ trợ, doanh nghiệp (DN) hoặc tổ chức vận hành công việc theo các qui trình định nghĩa trong thời gian triển khai. Thế mạnh của ERP là tính tích hợp các phân hệ (modules) (cả qui trình lẫn dữ liệu) với nhau để lãnh đạo DN/tổ chức có thể hòa hợp các hoạt động và nguồn tài nguyên của DN một cách tối ưu, nhằm tạo nên lợi nhuận tối đa, hoặc thỏa mãn nhu cầu khách hàng với phí tổn tối thiểu (trong các trường hợp ERP dành cho chính phủ và xem công dân là khách hàng).

1

Báo cáo tổng kết “Khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM, 2005).

59 Bảng 49. Tình hình triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý

Ngành ERP Biện pháp khác Bao bì 15% 8% Cao su - Nhựa* 5% - Điện tử* 14% 7% Cơ khí* 6% 2% Da – Giày - - Dệt nhuộm 6% -

Gia công kim loại 11% -

Giấy 8% - Gỗ - - Hóa - Dược* 4% - In 13% - May 8% 2% Nước giải khát 40% - Thiết bị điện - - Thực phẩm* 8% 3% Thủy tinh - - VLXD 11% - Trung bình chung 7% 1%

Việc ứng dụng ERP vào doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích lâu dài, hiệu quả kinh doanh, mà còn nâng cao trình độ quản lý, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập hiện nay. Những tính năng ưu việt mà hệ thống ERP mang lại đã được chứng minh trên thực tế, bằng chứng sống động là nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công và việc ứng dụng ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích trước mắt và cả về lâu dài như Savimex, Giấy Sài Gòn, Gạch Đồng Tâm, Vinamilk,…

Tuy mang lại những lợi ích to lớn, nhưng vẫn còn khá nhiều khó khăn trong việc triển khai ERP tại các DN, đặc biệt là các DN trong nước. Do đó, tỷ lệ DN triển khai ERP trong các ngành hiện nay là dưới 15%. Rất nhiều ngành không có DN nào triển khai ERP như Thủy tinh, Thiết bị điện, Gỗ, Da – Giày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, tỷ lệ các DN ứng dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý khác như áp dụng 5S, hay các giải pháp quản lý theo yêu cầu khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ DN các giải pháp này cũng chỉ chiếm không quá 10%.

c. Thực trạng các ngành trong nước

Tỷ lệ DN trong nước áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng là 25%. Trong đó ngành Cao su – Nhựa và Thủy tinh có tỷ lệ triển khai cao nhất là khoảng 40%. Rất nhiều DN còn chưa quan tâm đến việc tiết kiệm năng lượng, nhất là trong các ngành Da – Giày, In, Thiết bị điện.

Biện pháp sản xuất sạch cũng được triển khai một cách hạn chế trong các ngành. Tỷ lệ triển khai các biện pháp này cao nhất chỉ khoảng 20-22% trong các ngành. Cũng như biện pháp tiết kiệm năng lượng, còn khá nhiều DN chưa thực sự quan tâm tìm giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.

60 Bảng 50. Tình hình áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất của các DN trong nước

Ngành TK

năng lượng SX sạch ERP

Bao bì 20% 10% 20%

Cao su - Nhựa* 41% 22% 7%

Cơ khí* 21% 8% 4%

Da - Giày - 17% -

Dệt nhuộm 18% 5% 5%

Gia công kim loại 28% 22% 6%

Giấy 25% 17% 8% Gỗ 13% - - Hóa - Dược* 28% 18% 3% In - - - May 22% 11% 11% Thiết bị điện - - - Thực phẩm* 20% 20% 4% Thủy tinh 40% 20% - VLXD 33% 17% 17% Trung bình các ngành CN Việt Nam 25% 15% 6%

(*) các ngành ưu tiên phát triển của thành phố

Mặc dù ứng dụng ERP trong quản lý sản xuất đòi hỏi một trình độ và khả năng tài chính nhất định, nhưng bước đầu cũng đã được khoảng 6% DN trong các ngành chú ý đến. Trong đó các ngành Bao bì và Vật liệu xây dựng có gần 20% DN đã triển khai. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy các DN cũng đã quan tâm dần đến việc cải thiện hiệu quả tổ chức.

Một phần của tài liệu Đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong các khu chế xuất khu công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)