Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực tại công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 33 - 35)

1.1.3.1. Quan niệm và sự cần thiết về hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp

Đãi ngộ nhân lực là hoạt động quản trị nhân lực có vai trò rất lớn giúp doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, mặt khác nó cũng tác động tới đạo đức của người lao động. Nếu doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ nhân lực hợp lý thì sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động luôn cố gắng, nỗ lực trong công việc được giao, giữ gìn họ làm việc lâu dài với doanh nghiệp, thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao tới làm. Ngược lại nếu doanh nghiệp chính sách đãi ngộ doanh nghiệp không hợp lý sẽ làm cho người lao động ỷ lại, không quan tâm đến công việc… không gắn bó với doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy có thể coi đãi ngộ nhân lực chính là một công cụ hữu hiệu để tạo động lực cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Về phía nhà quản trị, nếu chính sách đãi ngộ nhân lực hợp lý sẽ giúp tuyển mộ, tuyển chọn, sử dụng và bố trí, giáo dục và đào tạo người lao động dễ dàng và đạt hiệu quả cao, tạo tiền đề để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả lâu dài, bởi vì “ mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người”.

Từ đó cho thấy để công tác quản trị nhân lực đạt hiệu quả cao, đáp ứng đúng mục tiêu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần xây dựng và hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực.

Hơn nữa, Hiện nay với trình độ, nhu cầu sống của con người ngày càng cao thì đòi hỏi có một mức đãi ngộ hợp lý là một nhu cầu tất yếu của người lao động. Căn cứ vào tình hình thực tế đó, doanh nghiệp cần quan tâm và hoàn thiện chế đãi ngộ hơn nữa, để có thể ngày càng phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh, có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp mới phát triển bền vững, lâu dài.

Tóm lại, hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực là một vấn đề rất quan trọng trong mọi giai đoạn, quá trình phát triển của doanh nghiệp, tổ chức.

1.1.3.2. Đánh giá sự hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp

Thứ nhất: Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đãi ngộ nhân lực, nhằm thực hiện đãi ngộ nhân lực một cách đồng bộ và chính xác. Mặt khác công tác này còn giúp doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực và thực hiện được đúng các mục tiêu trong thời gian dài, ứng phó được với các thay đổi không có lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực một cách khoa học, hợp lý. Trong chính sách đãi ngộ nhân lực cần chú ý đảm bảo tính linh hoạt, sẽ giúp các chính sách của doanh nghiệp luôn phù hợp với điều kiện kinh doanh thay đổi bất thường nhằm mang lại lợi ích kịp thời cho người lao động, tính công bằng vì tâm lý của con người là “ không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”, nếu chính sách không công bằng sẽ làm cho người lao động ghen tỵ, đố kỵ,… gây mất đoàn kết nội bộ, tạo ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai: Doanh nghiệp cần triển khai thực hiện kế hoạch đãi ngộ nhân lực trong doanh nghiệp, bộ phận cụ thể. Đây là bước quan trọng vì công tác này sẽ tác động trực tiếp tới lợi ích đạt được của người lao động. Người lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, người sử dụng lao động sẽ trả cho người lao động một khoản tiền để bù đắp lại sức lao động đã bỏ ra và một phần dư thừa. Khi thực hiện công tác đãi ngộ nhân lực doanh nghiệp cần theo dõi đánh giá chính xác công bằng, tầm quan trọng của từng công việc để có mức trả đãi ngộ hợp lý, công bằng và chính xác đối với từng người lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực tại công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w