II. Một số biện pháp quản lý nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh: 1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
7. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh:
cho học sinh:
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Ở mỗi môi trường dù lớn hay nhỏ đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Trong đó nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt nhà trường là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, có vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh không thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục nhà trường tốt hơn.
Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
- Đầu năm nhà trường chủ động tổ chức hội nghị, mời đại diện của các tổ chức nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài xã hội để bàn về phối hợp GDĐĐ cho học sinh. Bầu ra ban chỉ đạo có từ 5-7 thành viên đại diện cho nhà trường, đại diện cho hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị xã hội do hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường gia đình, xã hội để GDĐĐ học sinh.
+ Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tham gia vào quá trình GDĐĐ học sinh, thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh THPT.
+ Đối với các lực lượng cho nhà trường: đoàn thanh niên, GVCN, các tổ trưởng chuyên môn đều được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp thống nhất kế hoạch GDĐĐ học sinh. Ban giáo dục nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng bộ phận, tổ chức để có sự điều chỉnh kịp thời. + Đối với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Ban giám hiệu họp bàn thống nhất việc chỉ đạo kế hoạch giáo dục GDĐĐ học sinh với UBND xã, công an các cấp, các cơ quan đoàn thể, lịch hoạt động cụ thể với những nội dung thiết thực.
- Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh THPT.
+ Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách trực tiếp, thông qua các hình thức hoạt động.
+ Thăm gia đình học sinh: là một hình thức phổ biến, sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tới từng học sinh. Có kế hoạch thăm hỏi gia đình, GVCN tìm hiểu được hoàn cảnh sống, lao động và học tập của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình và cùng gia đình học sinh kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục… Qua đó tạo ra và cũng cố niềm tin, tin cậy lẫn nhau giữa hai bên, nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh được nâng cao.
+ Mời cha mẹ học sinh đến trường: thường được hiệu trưởng hay GVCN sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm nội quy, vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ trầm trọng, thông báo tình hình học tập, cùng cha mẹ học sinh tìm những biện pháp thích hợp để giáo dục có hiệu quả.
+ Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN với cha mẹ học sinh. Cuộc họp được tổ chức theo lịch định
kỳ tùy theo tình hình thực tế của nhà trường của lớp (theo quy định tổ chức họp phụ huynyh học sinh 3 lần: đầu năm, giữa năm và cuối năm). Ở các cuộc họp này GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra các biện pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹ học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ).
+ Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình một cách gián tiếp.
Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình. Đây là biện pháp hữu hiệu, là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường. GVCN có kế hoạch định kỳ thông báo kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức hàng tháng, hàng đợt thi đua của từng em, có nhận xét đánh giá toàn diện, những kiến nghị với gia đình về một số trường hợp cụ thể. Nhất là với học sinh cá biệt, hàng tuần có sổ liên lạc cho gia đình, gia đình trao đổi ý kiến với GVCN để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện sự phối hợp giáo dục.
Trao đổi thư từ, điện thoại với cha mẹ học sinh: hình thức này được sử dụng để thông báo tình hình học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh giữa GVCN với cha mẹ học sinh, đặc biệt có những biến đổi đột xuất. Hình thức này có tác dụng thông tin nhanh để xử lý kịp thời những sự việc cần giải quyết nhanh. Đặc biệt có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục học sinh cá biệt.
Phối hợp với gia đình thông qua cơ quan của cha mẹ làm việc. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả giáo dục to lớn, song thực tế ít được quan tâm đúng mức. Nó có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm của cha mẹ học sinh đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời làm cho học sinh thấy được trách nhiệm học tập, rèn luyện đạo đức ở trường có ảnh hưởng tới cha mẹ ở nơi công tác. Từ đó các em có ý thức rèn luyện tốt hơn.
Phối hợp với gia đình thông quan tổ chức hội cha mẹ học sinh: Người đại diện cha mẹ học sinh là những người có uy tín, gia đình hạnh phúc, con cháu hiếu thảo hiền, chăm ngoan, học giỏi, có năng lực tổ chức hoạt động. Hội có vai trò to lớn trong việc liên kết với những tác động giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội. Tuyên truyền, động viên quần chúng nhân dân quan tâm tời sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói chung, của con em mình nói riêng. Hội phụ huynh của lớp còn có vai trò tích cực cùng với GVCN giáo dục, cảm hóa những học sinh cá biệt, trở thành trò ngoan có ích cho xã hội.
Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh bằng cách: nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền xóa bỏ và kiểm soát các tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở khu vực trường đóng và nơi cộng đồng các em sinh sống.
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong xã hội. Trước tiên phải quan tâm xây dựng gia đình văn hóa mới ở địa phương, xây dựng ấp, khóm, xã, thị trấn văn hóa, trường học văn minh. Chính quyền các cấp động viên tất cả các lực lượng, mọi tầng lớp xã hội xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện đúng theo pháp luật, thực hiện tốt các phong trào: “Ông bà,cha mẹ mẫu mực, con cháu thiếu thảo”, ấp không có người nghiện hút. Người lớn gương mẫu trong mọi lĩnh vực cuộc sống cộng đồng, làm gương cho thế hệ trẻ noi theo.
Nhà trường chủ động tổ chức phối hợp với các cơ quan, các tổ chức xã hội, đoàn thể chính trị. Các cơ quan có chức năng hành pháp điều hành quản lý xã hội… Phát huy sức mạnh tiềm năng của từng tổ chức trong việc tuyên truyền, giúp đỡ, tổ chức cho học sinh đi tham quan, giao lưu học hỏi, tiếp xúc với người tốt, việc tốt, gương điển hình để học tập. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giúp địa phương, tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương.