II. Một số biện pháp quản lý nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh: 1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
3. Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học trên lớp và hoạt động
ngoài giờ lên lớp:
Ban chỉ đạo GDĐĐ của nhà trường, đứng đầu là hiuệ trưởng, phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS.
Công việc đầu tiên phải làm là xác định cấu trúc bộ máy, bố trí sắp xếp các bộ phận và các cá nhân cho đúng người, đúng việc, quy trình chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng người, từng bộ phận, đồng thời phân phối các nguồn lực: tài lực, vật lực, nhân lực… xac lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Ban giám hiệu trực tiếp kết hợp với công đoàn, đoàn than niên, tập thể cán bộ giáo viên, các tổ trưởng chuyên môn… họp bàn thống nhất phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch, kèm theo các văn bản hướng dẫn cụ thể chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học, học kỳ, tháng, tuần. Sự phối hợp này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các lực lượng thành viên của nhà trường trong quản lý GDĐĐ học sinh. Đặc biệt phát huy vai trò của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho đoàn TN hoạt động, rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức cho HS. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý, phù hợp với thực tế.
Đối với các tổ chức ngoài nhà trường: Ban giám hiệu họp bàn thống nhất kế hoạch hoạt động của nhà trường, thông báo chương trình hành động đến từng người, từng bộ phận có liên quan: UBND xã, thị trấn, công an huyện, phụ huynh học sinh và các đoàn thể địa phương như Hội khuyến học, mặt trận tổ quốc, huyện đoàn, xã đoàn, hội phụ nữ… tổ chức cho HS cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn XH, xây dựng mô hình nhà trường không có ma túy, thực hiện nghiêm nội quy, quy chế thi cử…
Hàng thàng, quý, học kỳ họp giao ban để kiểm điểm rút kinh nghiệm kết