Sử dụng phương pháp pha loãng liên tục: Chuẩn bị số lượng ống nghiệm tương ứng với nồng độ pha loãng. Cho vào mỗi ống nghiệm 9ml NaCl 0,9%, hấp tiệt trùng ở 1atm/20 phút. Để nguội, hút chính xác 1,0ml dung dịch cần pha loãng
cho vào ống nghiệm thứ nhất ta được 10,0ml dung dịch có nồng độ pha loãng 10-1.
Tiếp tục hút 1,0ml dung dịch trong ống nghiệm thứ nhất cho vào ống nghiệm thứ
hai ta được dung dịch có nồng độ pha loãng 10-2, tiếp tục pha loãng đến ống thứ n ta
được nồng độ pha loãng 10-n
.
Với tế bào được cố định trong gel alginate, tiến hành phá hạt: 1 gam hạt trong 100ml dung dịch natri citrate 2% (theo phương pháp nêu ở mục 2.3.4) được
dung dịch pha loãng có nồng độ 10-2. Hút chính xác 1,0ml dung dịch trên pha loãng
liên tục tới nồng độ 10-n.
Với dịch chứa tế bào: Hút chính xác 1,0ml dịch lên men pha loãng liên tục
tới nồng độ 10-n cần xác định.
Xác định số lượng tế bào: Phương pháp cấy trộn trong thạch: Hấp tiệt trùng
40ml thạch thường (theo công thức ở mục 2.1.3) ở điều kiện 1150C/20 phút. Để
nguội đến khoảng 500C. Sau đó trộn 1,0ml dịch có nồng độ cần đo đã pha loãng ở
trên vào, lắc đều. Sau đó đổ đều vào 2 đĩa petri, mỗi đĩa 20ml. Để ở tủ ấm 370C.
20
bình số khuẩn lạc trong các đĩa ở cùng nồng độ pha loãng (chỉ đếm các đĩa petri có số khuẩn lạc nằm trong khoảng 30-300) [3].
Số lượng VSV trong 1g hạt alginate hoặc 1ml dịch nuôi cấy được tính theo công thức sau:
X = Trong đó:
X: số VSV có trong 1g hạt hoặc 1ml dịch nuôi cấy
An: số khuẩn lạc trung bình trong các đĩa petri cấy nồng độ pha loãng 10-n
m: khối lượng mẫu đem tiến hành xác định số lượng (g).