Giá thuốc trúng thầu tại Thanh Hoá năm 2011

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế thanh hóa năm 2011 (Trang 70 - 80)

Giá thuốc trúng thầu tại Thanh Hoá năm 2011 có một số mặt hàng cao hơn giá tham khảo của Bộ Y tế và trên thị trường. Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau:

- Giá trúng thầu của các mặt hàng thuốc năm 2011 là giá thống nhất trên tất các bệnh viện trong toàn tỉnh, không phải là giá tại một bệnh viện, nên có sự bù trừ giữa các huyện miền núi, đồng bằng và thành phố, và có những bệnh viện huyện nằm cách trung tâm thành phố hơn 230km (BVĐK huyện Mường Lát, Quan Sơn...).

- Giá thuốc công bố của Bộ Y tế là kết quả đấu thầu trực tiếp tại các bệnh viện lớn nằm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh... và kết quả trúng thầu công bố là kết quả của năm trước đó.

Qua khảo sát có một số mặt hàng thuốc có giá trúng thầu không giống nhau giữa các tỉnh trên cùng khu vực xảy ra trong cả nước do:

- Chưa có chế tài quản lý giá hiệu quả

- Chưa có cơ sở tin cậy để xây dựng giá trần.

- Giá thuốc kê khai, kê khai lại của các doanh nghiệp ch ưa phản ánh đúng giá trị thực.

- Việc chào giá của các nhà cungứng bị thả nổi.

- Chưa có các quy định về thặng số bán buôn thuốctoàn chặng.

Mỗi tỉnh có vị trí địa lý, dân c ư, mô hình bệnh tật khác nhau nên số lượng thuốc dự kiến cũng khác nhau, dẫn đến nhà cung ứng phải tham gia chào hàng với giá khác nhau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN.

1. Hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Thanh Hoá năm 2011.

Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế Thanh Hoá đã tổ chức thực hiện quy trình đấu thầu thuốc theo đú ng quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC về Hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế công lập vàcác quy định khác của pháp luật.

Sở Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các ngành BHXH tỉnh, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan nên việc thực hiện đấu thầu thuốc diễn ra công khai, minh bạch. Đảm bảo đúng thời gian, đủ thuốc có chất lượng phục vụ cho nhu cầu khám và điều trị của các bệnh viện trong tỉnh.

Tuy nhiên đấu thầu thuốc tập trung cũng gặp một số khó khăn như:

Do khối lượng công việc lớn, thời gian tổ chức kéo dài, đặc biệt là quá trình tổng hợp, xây dựng danh mục thuốc mời thầu và thẩm định giá kế hoạch đấu thầu.

Các thành viên trong hội đồng đấu thầu đều là các cán bộ kiêm nhiệm nên rất vất vả trong việc sắp xếp công việc tại đ ơn vị mình để có thời gian tham gia tổ chức đấu thầu.

2. Kết quả trúng thầu thuốc năm 2011.

Sở Y tế Thanh Hoá tổ chức đấu thầu thuốc tập trung đã đạt được những kết quả như yêu cầu.

Năm 2011 tại Thanh Hoá Danh mục thuốc trúng thầu gồm 1726 mặt hàng, đảm bảo đầy đủ chủng loại các thuốc có chất l ượng phục vụ khám và điều trị cho nhân dân trong tỉnh.

Tỷ trọng thuốc sản xuất trong n ước trúng thầu cao chứng tỏ các công ty Dược Việt Nam đã có những phát triển về chất l ượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu điều trị của các bệnh viện. Thanh Hoá đã thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đó làngười Việt ưu tiên dùng hàng Việt.

Sở Y tế Thanh Hoá đã áp dụng hình thức đấu thầu tập trung tại Sở là một chủ trương đúng, thể hiện được nhiều ưu điểm như:

- Thống nhất giá thuốc của 37 bệnh viện công lập và 04 bệnh viện ngoài công lập trong toàn tỉnh, thuận tiện cho việc thanh toán của c ơ quan Bảo hiểm xã hội.

- Số lượng thuốc chào thầu lớn nên giá thành hạ.

- Danh mục thuốc phong phú, đáp ứng đ ược nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

- Tiết kiệm được chi phí, giảmthời gian, công sức của các bệnh viện.

- Tránh được nhiều sai sót trong quá trình thực hiện, do các cán bộ tham gia đấu thầu có năng lực, kinh nghiệm đấu thầu, và có sự tham gia của các ngành liên quan, đảm bảo được tính khách quan, minh bạch.

Tuy nhiên đấu thầuthuốctập trung vẫn còn một số tồn tại như:

- Số lượng thuốc không phản ánh đúng nhu cầu thực của các bệnh viện. - Danh mục có nhiều loại thuốc nên các bệnh viện lựa chọn có lúc ch ưa phù hợp dẫn đến việc cung ứng không ổn định (đang dùng thuốc của nhà thầu này thay đổi thuốc của nhà thầu khác đối với thuốc có cùng hoạt chất...).

- Giá thuốc chưa phản ánh đúng tính chất của quy luật thị tr ường (Tại các vùng miền khác nhau đương nhiên phải có giá khác nhau).

- Việc kiểm soát quá trình thực hiện hợp đồng gặp khó khăn (khi đấu thầu Sở Y tế là Chủ đầu tư nhưng khi có kết quả đấu thầu các nhà thầu ký hợp đồng với các bệnh viện nên khó kiểm soát). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. KIẾN NGHỊ. 1. Với Sở Y tế:

- Nên tiếp tục thực hiện mô hình đấu thầu thuốc theo phương thức tập trung, Sở Y tế đứng ra tổ chức, các đ ơn vị căn cứ vào kết quả đấu thầu này để ký hợp đồng mua thuốc.

- Việc xây dựng danh mục thuốc mời thầu và lựa chọn danh mục thuốc trúng thầu cần sát với nhu cầu thực tế h ơn nhằm tránh quá nhiều mặt hàng trúng thầu và đưa ra các điều kiện cụ thể để ràng buộc chặt chẽ giữa các nhà thầu trúng thầu với các bệnh viện.

2. Với Bộ Y tế:

- Bộ Y tế và các Bộ, Ngành có liên quan cần đưa ra quy định thống nhất trong toàn quốc, hướng dẫn cụ thể về quy trình, các tiêu chí thực hiện việc đấu thầu mua thuốc trong các c ơ sở y tế công lập. Có chính sách quản lý nh à nước về giá phù hợp để giảm sự chênh lệch về giá trúng thầu tại các địa ph ương.

- Cần phải sửa đổi, điều chỉnh Thông t ư hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện tại các địa phương.

- Bộ Y tế cần thống nhất đưa ra một mẫu hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế và hướng dẫn chi tiết các nội dung trong việc lập hồ s ơ mời thầu để các đơn vị thực hiện. Tránh tình trạng mỗi địa phương thực hiện việc đấu thầu một cách khác nhau.

- Bộ Y tế nên tổ chức đấu thầu quốc gia đ ối với một số mặt hàng có nhu cầu sử dụng thường xuyên với số lượng lớn.

- Bộ Y tế sớm ban hành danh mục biệt dược, danh mục các thuốc có tương đương sinh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2003), Giáo trình Kinh tế dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.

2. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2003), Giáo trình Pháp chế hành nghề dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.

3. Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2003), Giáo trình Dịch tễ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

4. Bộ Y tế - Bộ Tài Chính, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT- BTC, ngày 10/8/2007 Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các c ơ sở y tế công lập.

5. Bộ Y tế - Bộ Tài Chính – Bộ Công thương, Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT, ngày 31/8/2007 Hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người

6. Chính phủ, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.

7. Chính phủ, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu

8. Chính phủ, Nghị định số 170/2003/NĐ-CP, ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định một số điều của Pháp lệnh giá.

9. Chính phủ, Nghị định số 169/2004/NĐ-CP, ngày 22/9/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá cả.

10.Chính phủ, Nghị định số 45/2005/NĐ-CP, ngày 6/4/2005 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

11.Hoàng Thị Minh Hiền (2010), Chuyên đề Tiến sỹ “Quản lý đấu thầu cungứng thuốc tại một số bệnh viện công lập”.

12.Phạm Thị Hồng Thuý (2010), Luận văn thạc sỹ “Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc BHYT tại một số bệnh viện tr ên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Thái Bình giaiđoạn 2008-2009”.

13.Quốc Hội, Luật Dược số 34/2005/QH 11, ngày 14/6/2005 của QH Việt Nam.

14. Quốc Hội, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH 11, ngày 29/11/2005 của QH Việt Nam.

15.Quốc Hội, Pháp lệnh giá số 40/2002/UBTVQH 10, ngày 10/5/2002 của QH Việt Nam. Các trang web. http://www. baohiemxahoi.gov.vn http://www.dav.gov.vn http://www.moh.gov.vn http://www.muasamcong.mpi.gov.vn http://www. thongtindauthau.com.vn

PHỤ LỤC 1

Bảng tiêu chuẩn chấm điểm.

TT Nội dung yêu cầu Điểm

tối đa

Điểm đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I Điều kiện sản xuất, bảo quản và phân phối

1. Thuốc được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn:

- Đạt GMP WHO

- Đạt GMP ASEAN

2. Cơ sở kho tàng, hệ thống phân phối của nhà thầu:

- Đạt đồng thời GDP và GSP - Đạt GDP

- Đạt GSP

- Chưa đạt các tiêu chuẩn GDP và GSP

24 14 14 12 10 10 9 8 5 II Tiêu chuẩn đối với mặt hàng thuốc tham gia dự thầu

1. Tính pháp lý:

- Có SĐK hoặc giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực

- Có bản kê khai/kê khai lại giá thuốc còn hiệu lực

2. Hạn dùng của thuốc (theo SĐK được cấp):

- Thuốc có hạn dùng trên 3 năm

- Thuốc có hạn dùng từ 2 đến 3 năm

- Thuốc có hạn dùng từ 1 đến dưới 2 năm

3. Thời gian thuốc được sử dụng tại các bệnh viện.

- Đã sử dụng trên 3 năm - Đã sử dụng từ 2 đến 3 năm - Đã sử dụng dưới 2 năm - Lần đầu tiên sử dụng 30 20 15 5 5 5 4 3 5 5 4 3 2 III Tiêu chuẩn đối vớinhà thầu

1.Kinh nghiệm của nhà thầu

- Đã cungứng thuốc trên 3 năm trên toàn quốc

- Đã cungứng thuốc từ 2 đến 3 năm trên toàn quốc

- Đã cungứng thuốc từ 1 đến dưới 2 năm trên toàn quốc 2. Đảm bảo tiến độ cung ứng thuốc

a. Đối với thuốc trúng thầu năm 2011

20 4 4 3 1 4

TT Nội dung yêu cầu Điểm

tối đa

Điểm đạt

- Cungứng đảm bảo đúng tiến độ

- Cungứng không đảm bảo đúng tiến độ b. Đối với thuốc tham dự thầu lần đầu

- Có cam kết cung ứng đảm bảo đúng tiến độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không có cam kết cung ứng đảm bảo đúng tiến độ

3. Cam kết thực hiện hợp đồng thanh toán:

- Cho phép bệnh viện trả chậm không quá 60 ngày - Cho phép bệnh viện trả chậm không quá 45 ngày - Cho phép bệnh viện trả chậm không quá 30 ngày - Thanh toán ngay khi giao hàng

4. Thời gian giao hàng

- Cam kết thời gian giao hàng theo yêu cầu của BV

- Không có cam kết

5. Số lượng cán bộ là dược sĩ đại học

- Nhà thầu có trên 5 dược sĩ đại học

- Nhà thầu có từ 3 đến 5 dược sĩ đại học

- Nhà thầu có dưới 3 dược sĩ đại học

(Trong phần này, nhà thầu phải có các bản cam kết theo

các nội dung trên và nộp cùng hồ sơ dự thầu)

4 0 4 0 4 4 2 1 0 4 4 0 4 4 2 1

IV Dạng bào chế, quy cách đóng gói :

1.Thuốc viên: - Nang mềm trong vỉ - Nang mềm trong lọ - Nang cứng trong vỉ - Nang cứng trong lọ - Nén trong vỉ - Nén rời đóng trong lọ - Dạng khác 2. Thuốc tiêm - Bơm tiêm pha sẵn

20 20 20 19 18 17 16 15 14 20 20

TT Nội dung yêu cầu Điểm

tối đa

Điểm đạt

- Lọ thuốc bột có kèm dung môi - Lọ thuốc bột không kèm dung môi - Dung dịch tiêm đóng ống cổ bồng

- Dung dịch tiêm đóng ống nhọn

3. Dung dịch tiêm truyền

- Đóng chai, túi có quang treo và dây truy ền

- Đóng chai, túi có quang treo không có dây truyền

- Dạng khác

4. Thuốc đóng gói dạng tube hoặc lọ:

- Dạng gel đóng tube, lọ

- Dạng cream, mỡ đóng tube

- Dạng cream, mỡ đóng lọ

5. Các dạng thuốc khác: Viên đặt, bột pha uống, viên sủi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bọt, thuốc phóng thích chậm, siro khô, hỗn dịch, nhũ dịch,

khí dung, thuốc nhỏ mắt, tai....

6. Thuốc biệt dược:

- Theo đúng hồ sơ mời thầu

- Khác HSMT có chứng minh tương đương điều trị

19 18 17 16 20 20 19 18 20 20 19 18 20 20 20 18 V Tiêu chuẩn khác

1. Hệ thống phân phối trên địa bàn Thanh Hoá:

- Nhà thầu có trụ sở đóng trên địa bàn Thanh Hoá, có hệ

thống kho thuốc tại tất cả các huyện, thị, thành phố

- Nhà thầu có trụ sở đóng trên địa bàn Thanh Hoá, không có hệ thống kho thuốc tại tất cả các huyện, thị

2. Nhà thầu có tham gia các hoạt động công ích tại tỉnh

Thanh Hoá 6 4 4 1 2 Tổng cộng 100

PHỤ LỤC 2

Bảng hệ số tính giá đánh giá.

TT Điểm kỹ thuật đạt được Hệ số tính giá đánh giá (hệ số k)

1 100 1,00 2 99 1,02 3 98 1,04 4 97 1,06 5 96 1,08 6 95 1,10 7 94 1,12 8 93 1,14 9 92 1,16 10 91 1,18 11 90 1,20 12 89 1,22 13 88 1,24 14 87 1,26 15 86 1,28 16 85 1,30 17 84 1,32 18 83 1,34 19 82 1,36 20 81 1,38 21 80 1,40

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế thanh hóa năm 2011 (Trang 70 - 80)