lý trong danh mục thuốc trúng thầu năm 2011.
Bảng 3.12. Tỷ lệ số lượng mặt hàng thuốc của các nhóm thuốc theo tác dụng dược lý trong danh mục thuốc trúng thầu năm 2011.
TT Tên nhóm thuốc Số lượng
Tỷ lệ %/Tổng
số mặt hàng trúng thầu
1
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm NSAID, điều trị gút và các bệnh xương khớp
168 9,7
2 Các thuốc điều trị ký sinh trùng và
chống nhiễm khuẩn 377 21,8
3 Thuốc tim mạch 209 12,1
4 Thuốc đường tiêu hoá 166 9,6
5 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ
thống nội tiết 121 7,0
6 Nhóm Vitamin và khoáng chất 82 4,8
7 Các nhóm thuốc khác 603 34,9
377 21,8% 209 12,1% 168 9,7% 166 9,6% 121 7,0% 82 4,8% 0 50 100 150 200 250 300 350 400
Kháng sinh Tim mạch Giảm đau Tiêu hoá Nội tiết Vitamin
Hình 3.12. Biểu đồtỷ trọng một số nhóm thuốc trong DMT trúng thầu. Nhận xét:
Danh mục thuốc trúng thầu với 27 nhóm thuốc được sắp xếp theo tác dụng dược lý thì có 6 nhóm trên có số lượng mặt hàng trúng thầu nhiều nhất, nhóm thuốc kháng khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 377/1726 (21,8%), nhóm thuốc tim mạch cao thứ hai 209/1726 (12,1%) tiếp theo là thuốc giảm đau chống viêm, thuốc đường tiêu hoá, nhóm hocmon và thuốc tác động vào hệ nội tiết. Điều này cho thấy hiện nay mô hình bệnh tật đã thayđổi rất nhiều, các bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng bên cạnh đó là các bệnh của xã hội phát triển ngày một tăng cao như tim mạch, tiểu đường, cơ xương khớp, tiêu hoá.
Tỷ lệ các nhóm thuốc trúng thầu theo tác dụng d ược lý cho thấy phù hợp vớimô hình bệnh tật hiện nay tại Thanh Hóa cũng như ViệtNam.
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Hoạt động đấu thầu thuốctập trung tại Sở Y tế năm 2011
4.1.1. Nhân lực tham gia đấu thầu
Sở Y tế thành lập Tổ chuyên gia đấu thầu và Tổ thẩm định hồ sơ mời thầu, gồm các thành viên của Sở Y tế, đại diện BHXH tỉnh, Sở T ài chính, đại diện một số bệnh viện lớn trong tỉnh, các thành viên đều có năng lực, kinh nghiệm, nghiệp vụ đấu thầu đáp ứng đ ược nhu cầu ngày càng cao của đấu thầu.
Với cơ cấu nhân lực gồm thành phần như trên có thể thấy đấu thầu tập trung đã chọn lựa được nguồn nhân lực của các ng ành, các đơn vị, các thành viên đều có trí tuệ, năng lực, kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ đấu thầu nên kế hoạch đấu thầu được xây dựng hợp lý, đáp ứng đ ược đầy đủ chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc cho nhu cầu điều trị của tất cả các bệnh viện trong tỉnh.
4.1.2. Chuẩn bị đấu thầu
* Xây dựng danh mục thuốc đấu thầu.
- Thiết lập danh mục.
Do tập trung chủng loại của 37 bệnh viện nên danh mục gồm nhiều loại thuốc. Sở Y tế đãđưa ra được tiêu chí lựa chọn danh mục thuốc biệt d ược đó là ưu tiên lựa chọn các thuốc phát minh, các loại thuốc chuyên khoa, các thuốc của các hãng dược phẩm nổi tiếng trên thế giới như Pfizer, Bayer, Novartis, MSD... và một số thuốc sản xuất từ các công ty d ược phẩm có uy tín trong n ước, được các bệnh viện đánh giá là đạt hiệu quả cao trong quá trìnhđiều trị.
- Số lượng thuốc trong danh mục:
Do chỉ là số lượng dự kiến của các bệnh viện mang tính t ương đối nên việc đưa số lượng cụ thể từng loại thuốc trong danh mục thuốc mời thầu, trên
thực tế số lượng này không có ý nghĩa do sự biến động về cơ cấu bệnh tật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như: thời tiết, thiên tai, biến động xã hội…
Đối với một số thuốc biệt d ược, thuốc chuyên khoa đặc trị cần thiết nhưng chỉ cần mua với số lượng ít trong danh mục thuốc tổng hợp của một số bệnh viện khi tiến hành đấu thầu riêng lẻ thì sẽ khó cho các doanh nghiệp để cung ứng, nhưng khi tiến hành đấu thầu tập trung thì tổng hợp số lượng của tất cả các bệnh viện trên toàn tỉnh của những mặt hàng này sẽ tăng lên đáng kể nên thuận tiện cho việc cung ứng.
- Giá kế hoạch đấu thầu:
Được xây dựng dựa trên giá trúng thầu của năm trước, giá trúng thầu tại các tỉnh bạn, tham khảo giá thị tr ường, giá công bố của Bộ Y tế ...
Giá công bố của Bộ Y tế không cập nhật liên tục do đó chỉ có tính chất tham khảo.
- Trình duyệt danh mục:
Thời gian xét duyệt đầy đủ quy trình, nhanh chóng thuận tiện cho công tác đấu thầu.
Tuy nhiên do chủng loại, số lượng mặt hàng trong danh mục rất lớn nên không tránh khỏi thiếu sót.
* Trình duyệt và thẩm định kế hoạch đấu thầu.
Kế hoạch đấu thầu được Sở Y tế xây dựng và trình UBND tỉnh, sau đó UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính thẩm định và thuê công ty Thẩm định giá độc lập để thẩm định giá kế hoạch, nên việc thực hiện phê duyệt kế hoạch đấu thầu rất chặt chẽ, khách quan.
Sở Y tế thành lập một Tổ chuyên gia đấu thầu gồm những thành viên là đại diện Sở Y tế, BHXH tỉnh, Sở Tài chính, các bệnh viện lớn trong tỉnh, đảm
* Xây dựng hồ sơ mời thầu:
Do chưa có một quy định cụ thể nào về lập hồ sơ mời thầu thuốc nên đơn vị tự xây dựng bộ hồ sơ mời thầu theo quy định của HSMT mua sắm hàng hoá của Bộ Kế hoạch Đầu tư gồm 4 phần: Chỉ dẫn đối với nhà thầu, yêu cầu về cung cấp, yêu cầu về hợp đồng, danh mục thuốc mời thầu.
- Tư cách pháp nhân nhà thầu
Khi xây dựng hồ sơ mời thầu, các yêu cầu về tư cách pháp nhân nhà th ầu cũng cần được chỉ rõ nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho các nhà thầu.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc:Đưa ra tiêu chí về tiêu chuẩn của thuốc.
4.1.3. Tổ chức đấu thầu.
* Thông báo mời thầu và phát hành Hồ sơ mời thầu:
Sở Y tế thực hiện đúng quy định của Luật đấu thầu.
* Đánh giá hồ sơ dự thầu:
- Đánh giá sơ bộ:
Sở Y tế đưa ra được các yêu cầu cụ thể về tư cách pháp nhân, năng lực, kinh nghiệm nhà thầu trong hồ sơ mời thầu và các nhà thầu đã đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ như yêu cầu.
-Đánh giá chi tiết.
Sở Y tế đưa ra tiêu chuẩn để chấm điểm các loại thuốc tham dự của các nhà thầu với nhau, nhằm mục tiêu chọn lựa được những thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng được nhu cầu điều trị của các bệnh viện.
Dựa trên các tiêu chuẩn chấm điểm để đưa các thuốc tham dự thầu về một mặt bằng chung để xác định giá đánh giá và dựa trên giá đánh giá để lựa chọn các thuốc trúng thầu.
Sở Y tế đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc chấm thầu nên thời gian chấm thầu nhanh chóng, thuận tiện, giảm đ ược nhiều sai sót và hạn chế được tiêu cực.
4.1.4. Mối liên quan giữa Tổ chuyên gia đấu thầu và Tổ thẩm định HSMT vàkết quả lựa chọn nhà thầu. kết quả lựa chọn nhà thầu.
Tổ chuyên gia đấu thầu và Tổ thẩm định HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu là 2 tổ hoạt động riêng biệt do Giám đốc Sở Y tế quyết định thành lập. Người đứng đầu 2 tổ là 2 Phó giám đốc Sở tương đương về chức vụ và quyền hạn, các thành viên trong 2 tổ cũng có sự đồng đều. Hai tổ hoạt động độc lập, song song với nhau nên công khai minh bạch hơn. Khi tổ chuyên gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu mà kết quả có sai sót thì tổthẩm định sẽ báo cáo lên Giám đốc Sở Y tế để có những điều chỉnh cần thiết . Ngược lại, nếu tổ chuyên gia thẩm định làm không đúng chức trách của mình, tổ chuyên gia đấu thầu cũng có ý kiến phản hồi lên trên và quá trình thẩm định cũng phải dừng lại.
Rõ ràng, với cách thức xét thầu nghiêm ngặt như trên thì kết quả đấu thầu thu được sẽ chính xác hơn, tin cậy hơn, loại trừ được nhiều yếu tố tiêu cực trong đấu thầu.
4.2. Kết quả đấu thầu
4.2.1. Thời gian đấu thầu
Khối lượng công việc trong tổ chức đấu thầu tập trung là rất lớn khiến thời gian đấu thầu kéo dài.
Bảng 4.1. Thời gian hoàn thành đấu thầu.
Thờigian (Ngày)
TT Nội dung
Sở Y tế đạt được Theo quy định
1 Thẩm định và phê duyệt KHĐT 26 30
2 Thông báo mời thầu 10 10
3 Chuẩn bị HSDT 15 15
4 Đánh giá HSDT 18 45
5 Thẩm định kết quả lựa chọn nhà
thầu và phê duyệt KQĐT 8 20
Tổng 77 120
Thời gian hoàn thành công tác đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Thanh Hoá là 77 ngày đã đảm bảo cho các bệnh viện trong tỉnh chủ động, kịp thời gian trong việc cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân.
4.2.2. Danh mục thuốc trúng thầu tại Thanh Hoá năm 2011
Danh mục thuốc trúng thầu năm 2011 tại Thanh Hoá gồm 1726 mặt hàng (trong đó 1652 mặt hàng thuốc tân dược, 74 mặt hàng chế phẩm YHCT), số lượng mặt hàng lớn là vì Thanh Hoá có 37 bệnh viện công lập (11 bệnh viện tuyến tỉnh), và 04 bệnh viện ngoài công lập có nhiều bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, nên chủng loại thuốc dùng của các bệnh viện cũng kh ác nhau và để tránh hiện tượng thiếu thuốc với mỗi hoạt chất tiêu chí lựa chọn lấy tối đa 02 thuốc.
Danh mục thuốc trúng thầu được sắp xếp theo nhóm tác dụng d ược lý như trong Danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, nên thuận tiện cho các bệnh viện lựa chọn thuốc để xây dựng DMT sử dụng cho đ ơn vị mình.
4.2.3. Tỷ lệ các mặt hàng trúng thầu của các nhà thầu.
Năm 2011 tại Thanh Hoá có 20 nhà thầu trúng thầu với số mặt hàng trúng thầu trên mặt hàng dự thầu chiếm gần 50%, tạo nên sự cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau, các nhà thầu phải đưa ra những thuốc tham dự thầu với chất lượng cao, giá phù hợp và có những cam kết cụ thể nếu không sẽ không đ ược lựa chọn trong danh mục thuốc trúng thầu.
Nhiều công ty sản xuất, nhập khẩu thuốc không trực tiếp đấu thầu mà gửi hàng uỷ quyền cho Công ty CP D ược – VTYT Thanh Hoá đấu thầu vì Công ty CP Dược – VTYT Thanh Hoá có hệ thống phân phối tốt, có chi nhánh, kho bảo quản thuốc ở 27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, nguồn tài chính của Công ty luôn đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn với các đối tác nên tạo được uy tín cao. Năm 2011 Công ty CP Dư ợc – VTYT Thanh Hoá trúng thầu với số mặt hàng chiếm hơn 60% danh mục thuốc trúng thầu.
4.2.4. Tỷ trọng thuốc nội và thuốc nhập khẩu trúng thầu.
Tỷ trọng thuốc sản xuất trong n ước trúng thầu cao, điều này càng chứng tỏ các doanh nghiệp sản xuất d ược phẩm trong nước đã có nhiều cải tiến trong kỹ thuật công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của sản ph ẩm, đầu tư thích đáng cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Thanh Hoá đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước là người Việt dùng hàng Việt. Tuy nhiên, một số thuốc, có dạng bào chế đặc biệt trong nước chưa sản xuất được vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nướcngoài.
4.2.5. Tỷ lệ mặt hàng thuốc của các nhóm thuốc theo tác dụng d ược lý trong DMT trúng thầu.
Với 27 nhóm thuốc trong DMT trúng thầu thì có 6 nhóm có số lượng mặt hàng trúng thầu chiếm tỷ lệ cao. Nhóm thuốc kháng khuẩn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (21,8%) trong danh mục thuốc trúng thầu. Mô hình bệnh tật ngày càng thay
đổi các bệnh của xã hội phát triển ngày một tăng cao nên các nhóm thuốc tim mạch, giảm đau chống viêm, thuốc đường tiêu hoá, nhóm hocmon và thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm tỷ lệ cao.
4.2.6. Giá thuốc trúng thầu tại Thanh Hoá năm 2011
Giá thuốc trúng thầu tại Thanh Hoá năm 2011 có một số mặt hàng cao hơn giá tham khảo của Bộ Y tế và trên thị trường. Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau:
- Giá trúng thầu của các mặt hàng thuốc năm 2011 là giá thống nhất trên tất các bệnh viện trong toàn tỉnh, không phải là giá tại một bệnh viện, nên có sự bù trừ giữa các huyện miền núi, đồng bằng và thành phố, và có những bệnh viện huyện nằm cách trung tâm thành phố hơn 230km (BVĐK huyện Mường Lát, Quan Sơn...).
- Giá thuốc công bố của Bộ Y tế là kết quả đấu thầu trực tiếp tại các bệnh viện lớn nằm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh... và kết quả trúng thầu công bố là kết quả của năm trước đó.
Qua khảo sát có một số mặt hàng thuốc có giá trúng thầu không giống nhau giữa các tỉnh trên cùng khu vực xảy ra trong cả nước do:
- Chưa có chế tài quản lý giá hiệu quả
- Chưa có cơ sở tin cậy để xây dựng giá trần.
- Giá thuốc kê khai, kê khai lại của các doanh nghiệp ch ưa phản ánh đúng giá trị thực.
- Việc chào giá của các nhà cungứng bị thả nổi.
- Chưa có các quy định về thặng số bán buôn thuốctoàn chặng.
Mỗi tỉnh có vị trí địa lý, dân c ư, mô hình bệnh tật khác nhau nên số lượng thuốc dự kiến cũng khác nhau, dẫn đến nhà cung ứng phải tham gia chào hàng với giá khác nhau.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN.
1. Hoạt động đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Thanh Hoá năm 2011.
Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế Thanh Hoá đã tổ chức thực hiện quy trình đấu thầu thuốc theo đú ng quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC về Hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế công lập vàcác quy định khác của pháp luật.
Sở Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các ngành BHXH tỉnh, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan nên việc thực hiện đấu thầu thuốc diễn ra công khai, minh bạch. Đảm bảo đúng thời gian, đủ thuốc có chất lượng phục vụ cho nhu cầu khám và điều trị của các bệnh viện trong tỉnh.
Tuy nhiên đấu thầu thuốc tập trung cũng gặp một số khó khăn như:
Do khối lượng công việc lớn, thời gian tổ chức kéo dài, đặc biệt là quá trình tổng hợp, xây dựng danh mục thuốc mời thầu và thẩm định giá kế hoạch đấu thầu.
Các thành viên trong hội đồng đấu thầu đều là các cán bộ kiêm nhiệm nên rất vất vả trong việc sắp xếp công việc tại đ ơn vị mình để có thời gian tham gia tổ chức đấu thầu.
2. Kết quả trúng thầu thuốc năm 2011.
Sở Y tế Thanh Hoá tổ chức đấu thầu thuốc tập trung đã đạt được những kết quả như yêu cầu.
Năm 2011 tại Thanh Hoá Danh mục thuốc trúng thầu gồm 1726 mặt hàng, đảm bảo đầy đủ chủng loại các thuốc có chất l ượng phục vụ khám và điều trị cho nhân dân trong tỉnh.
Tỷ trọng thuốc sản xuất trong n ước trúng thầu cao chứng tỏ các công ty Dược Việt Nam đã có những phát triển về chất l ượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu điều trị của các bệnh viện. Thanh Hoá đã thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đó làngười Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Sở Y tế Thanh Hoá đã áp dụng hình thức đấu thầu tập trung tại Sở là một chủ trương đúng, thể hiện được nhiều ưu điểm như:
- Thống nhất giá thuốc của 37 bệnh viện công lập và 04 bệnh viện ngoài công lập trong toàn tỉnh, thuận tiện cho việc thanh toán của c ơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Số lượng thuốc chào thầu lớn nên giá thành hạ.
- Danh mục thuốc phong phú, đáp ứng đ ược nhu cầu chăm sóc sức khoẻ