Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng nhân lực Dược tại

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh phú yên năm 2012 (Trang 52)

Đối với các cơ sở y tế công:

* Điểm mạnh: Công việc ổn định, có thời gian chăm sóc gia đình, được đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, được nhà nước đầu tư về kin phí đào tạo và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học.

* Điểm yếu: Môi trường làm việc không năng động, chế độ đãi ngộ lương, thưởng còn thấp, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, thủ tục tuyển dụng phức tạp, chưa năng động.

* Cơ hội: Cơ hội thăng tiến và học tập cao hơn.

* Thách thức: Hiện tượng chảy máu chất xám, nghĩa là tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng cao lên, sau đó họ sẵn sàng chuyển công tác sang chỗ khác và đền bù kinh phí đào tạo.

Với những điểm mạnh, điểm yếu của y tế công nói trên, kết hợp với thực tế khảo sát cho thấy:

+ DSĐH và DSTH có mức độ hài lòng khác nhau nhưng phần lớn ý kiến khảo sát là hài lòng, DSĐH có tỷ lệ cảm thấy hụt hẫng vì công việc làm không như mong muốn cao hơn so với DSTH.

+ Con số DSĐH và DSTH không hài lòng, tạm chấp nhận công việc hiện tại tập trung nhiều trong lĩnh vực Kiểm nghiệm và Dược bệnh viện, điều đó có nghĩa là khi có cơ hội tốt hơn họ sẵn sàng chuyển công tác, trong khi đó tại các đơn vị thiếu thì vẫn cứ thiếu.

Điều này cũng đúng với thực tế khảo sát mức độ tương xứng giữa lao động và thu nhập của cán bộ Dược: 57,9% DSĐH và 67,8% DSTH đánh giá là thu nhập chưa tương xứng với lao động của họ; 2,6% DSĐH cho là rất tương xứng và 39,5% DSĐH, 32,1% DSTH cho là tương xứng với lao động bỏ ra.

Đánh giá thu nhập chưa tương xứng như vậy nhưng tại sao họ vẫn cứ về công tác tại đơn vị và có ý định làm lâu dài? Thực tế khi khảo sát lý do chính lựa chọn công việc hiện nay của DSĐH đó là vì cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn và thăng tiến (27%); còn DSTH lựa chọn là vì có điều kiện làm việc và đãi ngộ tốt hơn (44,1%). Ngoài ra các yếu tố khác tác động là điều kiện làm việc, có gần nhà hay không và có thời gian chăm sóc gia đình không (số cán bộ DSĐH nữ).

Như vậy lý do chính DSĐH không về công tác tại các đơn vị còn thiếu DSĐH đó là thu nhập chưa thỏa đáng và chế độ đãi ngộ còn thấp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Thiếu bác sĩ, dược sĩ hiện đang là mối lo của ngành Y tế Phú Yên, song về lâu dài khi những bác sĩ, dược sĩ đến tuổi nghỉ hưu, không có người kế cận mới là điều lo lắng nhất, trong khi vấn đề thu hút bác sĩ của tỉnh chưa được chú trọng.

Theo Tổ chức Sở Y tế Phú Yên, giai đoạn 2007-2011 có 31 bác sĩ bỏ việc, 3 bác sĩ chuyển công tác; tiếp nhận 23 bác sĩ, bốn dược sĩ đại học. Tỉ lệ con em có hộ khẩu ở huyện Sông Hinh đi học theo hệ cử tuyển rất ít; không có học sinh học ngành Y đào tạo theo địa chỉ vì không đạt điểm theo quy định; ít có em học chuyên tu theo diện y sĩ lên bác sĩ.

Trước tình trạng này, Sở Y tế Phú Yên đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo sau đại học và chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế, tuy nhiên chỉ hỗ trợ cho cán bộ y tế đi học tiến sĩ, chuyên khoa II và thạc sĩ dưới 30 tuổi đối với cán bộ công chức, viên chức và bác sĩ ở độ tuổi 35 là trưởng, phó phòng, khoa tương đương. Vì vậy, có ít người được hưởng chính sách này. Sở Y tế nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được bổ sung và sửa đổi.

chuyên khoa II, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I về công tác mới được hỗ trợ, còn đối với bác sĩ chỉ được xét tuyển vào biên chế không qua thi tuyển, mà không có một chế độ thu hút nào.

Trước mắt, ngành Y tế phát huy nguồn nhân lực hiện có để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Cụ thể, đối với học sinh, tiếp tục đào tạo bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học chính quy theo địa chỉ. Bên cạnh đó, ngành Y tế tiếp tục đề nghị tỉnh có chế độ thu hút bác sĩ, nhất là bác sĩ về công tác tại vùng sâu, vùng xa.

Từ những kết quả nghiên cứu về cơ cấu và phân bố nhân lực Dược trên địa bàn tỉnh Phú Yên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

 Thực trạng nhân lực dược đến ngày 31/12/2012 trên địa bàn tỉnh Phú yên

 Về số lượng nhân lực Dược: Các đơn vị y tế công còn thiếu DSĐH, trong khi số DSĐH hoạt động ở lĩnh vực tư nhân nhiều.

 Phân bố nhân lực Dược tại tỉnh Phú Yên không đồng đều giữa các tuyến và giữa các khu vực. Dược sĩ Đại học chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Tuy Hòa; ở các bệnh viện tuyến tỉnh và vùng đồng bằng. Tại khu vực các huyện miền núi hầu hết chưa có DSĐH, công tác Dược do DSTC và Dược tá đảm nhiệm.

 Về chất lượng nhân lực Dược: DSĐH có khả năng thích nghi nhanh với công việc.  Cán bộ Dược mong muốn được bổ sung cả kiến thức về chuyên môn và kiến thức

khác phục vụ cuộc sống. Nhu cầu kiến thức về chuyên môn nhiều nhất là Dược bệnh viện, Dược lâm sang và Quản lý được. Các kiến thức khác như Tin học, Ngoại ngữ chuyên ngành.

 Nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trang phân bố nhân lực Dược tại Phú Yên

thể: Chế độ lương chưa phù hợp, điều kiện làm việc chưa tốt.

 Ở lĩnh vực Y tế tư nhân cán bộ Dược có điều kiện làm việc tốt hơn và được hưởng chế độ đãi ngộ tốt hơn lĩnh vực y tế công. Nhưng trong y tế công cán bộ Dược có cơ hội phát huy, nâng cao trình độ chuyên môn và có điều kiện học tập, nghiên cứu.

 Tình hình đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ chỉ tập trung ở trình độ thấp.

 Nền kinh kế vùng miền núi và huyện vùng sâu còn thấp chưa phát triển nên không thu hút được nguồn nhân lực.

 Chính sách đãi ngộ cho cán bộ dược làm việc tại các vùng huyện chưa có, hoặc nếu có vẫn chưa hấp dẫn được đối tượng.

 Chưa có chính sách nào cụ thể để tạo điều kiện cho con em đi học xa quay về làm việc tại tỉnh nhà.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề nghị một số nội dung sau:  Với Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên và Sở Y tế Phú Yên

 Cần có những chính sách ưu đãi để thu hút DSĐH và DS trên Đại Học về công tác tại các đơn vị y tế công.

 Có chiến lược để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực Dược tại chỗ, chú trọng tuyến huyện.

 Với việc đào tạo tại chỗ

 Tăng cường đào tạo sau Đại học, đào tạo chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu nhân lực Dược cho các địa phương.

 Thường xuyên tổ chức các khoá học bổ túc kiền thức về kỹ năng giao tiếp, marketing, dược lâm sàng cho cán bộ Dược và sinh viên Dược.

 Với các đơn vị sử dụng nhân lực Dược

 Đơn vị y tế công:

 Thực hiện tốt, hiệu quả công tác hoạch định nguồn nhân lực cho đơn vị các giải pháp để cân đồi cung và cầu nhân lực.

 Có chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao ngay từ khâu tuyển mộ: Thông báo tuyển dụng công khai, tổ chức xét tuyển công bằng, chọn người có năng lực phù hợp.

 Đảm bảo thu nhập cho người lao động: Chế độ lương thưởng, phúc lợi xã hội cần được cân đối không quá chênh lệch trong tương quan so sánh với lĩnh vực hành nghề dược tư nhân.

 Tạo cho người lao động có cơ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học, được đề bạt, bổ nhiệm.

 Đơn vị hành nghề Dược tư nhân

Ngoài mức thu nhập cao cần chú ý đến tính ổn định trong công việc, đảm bảo đầy đủ quyền lợi mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật, đặc biệt là phúc lợi về y tế và xã hội.

 Đề xuất tiếp tục nghiên cứu

Mở rộng quy mô nghiên cứu hơn (bao gồm cả các cơ sở y tế trực thuộc trung ương và của các bộ, ngành trên địa bàn) để xác định nhu cầu Dược sĩ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

lân cận. Từ đó so sánh và rút ra lời giải cho bài toán nguồn nhân lực tỉnh Phú Yên.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA:

I. PHẦN THÔNG TIN CÁC NHÂN NGƯỜI TRẢ LỜI: Tên đơn vị:

Địa chỉ liên lạc:

Họ và tên người trả lời: Chức vụ hiện tại:

Số điện thoại:

2. PHẦN THÔNG TIN CHUNG: (dành cho tất cả đối tượng) Câu 1: Hiện nay số nhân sự dược của đơn vị là:

Loại hình Số lượng

Dược sĩ sau đại học ---CK1, CK 2, ---ThS, ---TS Dược sĩ trung cấp

Dược sĩ sơ cấp

Câu 2: Từ đây tới 2015, đón vị v\cần bổ sung bao nhiêu nhân lực dược?

Loại hình Số lượng

Dược sĩ trung cấp Dược sĩ sơ cấp

3. PHẦN THÔNG TIN RIÊNG:

3.1 THÔNG TIN DÀNH CHO SỞ Y TẾ:

Câu 4: Số lượng nhân lực dược ở các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh:

Tên đơn vị DSSĐH DSĐH DSTC DSSC Tổng

Sở Y tế

Trung tâm KNDPMP Phòng Y tế huyện Bệnh viện đa khoa tỉnh

Trung tâm chăm sóc SKSS

Trung tâm da liễu Trạm tâm thần

Trạm chuyên khoa lao

Trường trung học y tế

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh

Bệnh viện y học cổ truyền

Bệnh viện điều dưỡng Bệnh viện mắt

Bệnh viện sản nhi Tổng số

Bảng 3.3 Phân bố nguồn nhân lực dược theo tuyến huyện:

Tên đơn vị Nhân lực dược

Bệnh viện huyện Sông Hinh Bệnh viện huyện Phú Hòa Bệnh viện huyện Sơn Hòa Bệnh viện huyện Đồng Xuân Bệnh viện huyện Sông Cầu Bệnh Viện huyện Tuy an Bệnh viện thành phố

Bệnh viện huyện Đông Hòa Bệnh viện huyệnTây Hòa

Tổng số

Câu 6: Độ tuổi của dược sĩ đang công tác tại các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh: Đơn vị công tác Giới tính DSĐH Độ tuổi

Câu 7: Nhu cầu nhân lực Dược trình độ đại học vào năm 2015 là: Bệnh viện Số lượng thực tế hiện

nay

Số lượng cần vào 2015

Câu 8: Lý do chọn công việc của ông/bà là gì?

Lý do chọn công việc DSĐH DSTH

Câu 9: (Phần dành cho các TKD, các cấp lãnh đạo tuyến tỉnh)

hiện nay đủ hay thiếu? Công việc Khoa Dược hiện nay tại bệnh viện của ông/bà là do ai đảm trách?

Câu 10: 5 năm gần đây đơn vị ông/ bà có tổ chức bổ túc cho cán bộ dược trình độ đại học ? Có Không

Nếu “có” xin ông/bà cho biết là những lĩnh vực gì? Thời gian đào tạo bao lâu?

……… ………

Câu 11: Trong 5 năm trở lại đây Đơn vị ông/ bà cho cán bộ dược được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn gì dưới đây

Tiến sỹ CKII Thạc sỹ CKI Không

Câu 12: Để đáp ứng tốt hơn nữa công việc, dược sĩ cần phải bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực nào? (nhiều lựa chọn)

1. Sử dụng thuốc trong điều trị 2. Dược động học lâm sàng

3. Cảnh giác Dược và thông tin thuốc 4. Quản lý Dược bệnh viện

5. Hệ thống pháp luật và quy chế Dược

6. Lĩnh vực khác (ghi rõ)……….. Câu 13: Lý do các ông /bà chọn nơi hiện đang công tác là gì?

- Tên:

- Nơi công tác:

_ Lý do chọn công việc:

Gần nhà Đãi ngộ tốt Lương cao Cơ hội học tập

Lãnh đạo tốt Lý do khác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Bộ Y tế (2011), Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015.

 Bộ Y tế (2011), Dự thảo quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2011-2020.  Bộ Y tế (2007), Báo cáo Y tế Việt Nam 2006, Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới, NXB Y học, Hà Nội.

 Bộ Y tế, Niêm giám thống kê y tế 2011.  Bộ Y tế, Niêm giám thống kê y tế 2012.

 Bộ Y tế (2007), Quy chế bệnh viện, NXB Y học, Hà Nội.

 Bộ Y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2011, Nâng cao năng lực quản lý, đổi mới tài chính y tế để thực hiện kế hoạch 5 năm ngành y tế, 2011–2015,

tr32-39.

 Bộ Y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2012, Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, tr29-49

 14 Bộ Y tế (2011), Thông tư Quy định tổ chức và hoạt động khoa Dược bệnh viện, Số 22/2011/TT-BYT, ngày 10 tháng 6 năm 2011.

 Bộ Y tế (2011), Thông tư Hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh, Số 23/2011/TT-BYT, ngày 10 tháng 6 năm 2011.

 Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2007), Thông tư liên tịch Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở Y tế Nhà nước, Số 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ngày 05 tháng 6 năm 2007.

 Bộ Y tế (2007), Dịch tễ Dược học, NXB Y học, Hà Nội.

 Bộ Y Tế (2007), Quản lý và Kinh tế Dược, NXB Y học, Hà Nội.

 Bộ môn Quản trị nhân lực (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

 Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và định hướng công tác 2011.

 Sở Y tế Phú Yên, Báo cáo tổng kết công tác y tế 2010.  Sở Y tế Phú Yên, Báo cáo tổng kết công tác y tế 2012.

 Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013.

 Vụ khoa học và đào tạo – Bộ Y tế (2001), Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế, NXB Y học, Hà Nội, tr413-435.

 Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên (2012), Thực trạng phân bố nhân lực dược bệnh viện huyện hiện nay, Tạp chí dược học, Số 438, tr 6-9,30.

 Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2012), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Tái bản lần 2.

 Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực = Human resource management, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, Tái bản lần 8.

 Ngô Văn Điềm (2010), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức.

 Lê Viết Hùng và cộng sự (2011), Nghiên cứu thực trạng sử dụng Dược sĩ đại học sau Tốt nghiệp giai đoạn 2003-2007.

 Nguyễn Hồng Sơn (2008), Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực Y, Dược và dự báo nhu cầu nhân lực Y, Dược tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

 Lê Thị Thanh Thảo (2009), Nghiên cứu thực trạng sử dụng Dược sĩ hiện nay và nhu cầu đến năm 2015 tại thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

 Nguyễn Mạnh Tuyển và cộng sự (2010), Khảo sát thực trạng Dược sĩ đại học Tốt nghiệp hệ chính quy trường đại học Dược Hà Nội các năm 2006, 2007, 2008, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

TIẾNG ANH

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh phú yên năm 2012 (Trang 52)