Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản để sử dụng trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 (Trang 55 - 57)

b) Khi hai điện cực là đồng và

3.2.Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng

Học sinh lớp 11 THPT trong quá trình học tập chương “Dòng điện không đổi” (Vật lí 11 THPT).

3.2.2. Nội dung

Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các thí nghiệm tự tạo để dạy học các bài “Dòng điện không đổi. Nguồn điện”; “Định luật Ôm đối với toàn mạch” và bài “Ghép các nguồn điện thành bộ”.

KẾT LUẬN

Thực hiện mục đích của khóa luận, đổi chiếu với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chủng tôi đã giải quyêt được những vấn đề sau:

- Dựa trên cơ sở lý luận hiện đại về tổ chức hoạt động nhận thức, về vai trò của thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, chúng tôi đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của thí nghiệm Vật lí trong việc hình thành và củng cố kiến thức mới theo định hướng hoạt động nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Trên cơ sở nghiên CÚ11 chương trình, sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn giảng dạy bộ môn và thông qua điều tra cơ bản về thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí nói chung, dạy học chương “ Dòng điện không đổi” nói riêng, chúng tôi đã chế tạo được các dụng cụ thí nghiệm đơn giản (nghiên cún về nguồn điện hóa; Xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn điện; Tìm hiểu cấu tạo của pin Lơ- clan- sê; Chế tạo mạch, vỏ đèn pin; Tính dẫn điện theo một chiều của đèn LED; Mạch điện nối tiếp). Chúng tôi đã trình bày khả năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản đã chế tạo trong dạy học chương “Dòng điện không đổi”, việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm này theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Do hạn chế về thời gian, sau này khi có điều kiện chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm ở nhiều trường THPT để rút ra được kết luận khách quan, chân thực về tính khả thi của các dụng cụ thí nghiệm đã chế tạo.

Quá trình thực hiện đề tài cho phép chúng tôi nêu ra một vài kiến nghị:

1.Đe thực hiện được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, các giáo viên cần phải chú trọng hơn trong việc sử dụng thí nghiệm đế hình thành và củng cố kiến thức

mới cho học sinh, do đó các trường THPT cần được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và phương tiện dạy học đồng bộ: tài liệu tham khảo, dụng cụ thí nghiệm, các phương tiện hỗ trợ ... và đặc biệt, nên có những cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm có năng lực.

2. Phân phối chương trình cần có nhiều tiết thực hành hơn nữa hoặc tố chức các buổi hoạt động ngoại khóa để học sinh được thực hành và tiếp cận nhiều hơn với các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Từ đó, học sinh phát huy được kĩ năng, kĩ xảo sử dụng thí nghiệm thành thạo và thông qua thí nghiệm, học sinh sẽ có niềm tin khoa học, kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội được khắc sâu hơn.

3. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên có vai trò quyết định. Vì vậy, ngoài việc triển khai đổi mới đồng bộ chương trình và sách giáo khoa, trang thiết bị đồ dùng dạy học... cần có sự phối hợp của đội ngũ giáo viên. Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu, cải tiến, chế tạo các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm dạy học bằng những thiết bị có sẵn hoặc có giá thành thấp trên thị trường, khắc phục tình trạng dạy “chay”, học “chay” vẫn tồn tại. Đồng thời việc bồi dưỡng cho họ phương pháp dạy học mới theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của hoc sinh, tạo mọi điều kiện để người giáo viên phát triển năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của mình.

Một phần của tài liệu Chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản để sử dụng trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 (Trang 55 - 57)