a)Khái niệm về tính tích cực của HS trong học tập
Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập. Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức. Vì vậy, nói tới tích cực học tập thực chất là nói đến tích cực nhận thức.Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trung ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình hiểu sâu kiến thức.
b) Các biêu hiện của tính tích cực trong học tập
Tính tích cực của học sinh trong học tập biểu hiện qua các hành động cụ thể như:
- Học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập.
- Học sinh sẵn sàng, hăng hái đón nhận các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
- Học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà mình đã nhận mà không cần phải GV đôn đốc, nhắc nhở.
- Học sinh yêu cầu được giải đáp thắc về nhũng lĩnh vục còn chưa rõ.
- Học sinh mong muốn được đóng góp ý kiến với GV với bạn bè nhũng thông tin mới mẻ hoặc những kinh nghiệm có được ngoài sách vở từ những nguồn khác nhau.
- Học sinh tận dụng thời gian rỗi của mình để cố gắng hoàn thành công việc hoặc hoàn thành công việc sớm hơn thời hạn hoặc xin nhận thêm nhiệm vụ ...
- Học sinh thường xuyên trao đổi, tranh luận với bạn bè để tìm phương án giải quyết vấn đề, mong muốn được giáo viên giúp đỡ, chỉ dẫn mà không nản chí khi gặp khó khăn.
Ngoài ra, tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập cũng như trong hoạt động ngoại khóa còn có thể nhận thấy trong biểu hiện về mặt ý chí, như: sự tập chung vào vấn đề đang nghiên cún kiên trì theo đuổi mục tiêu, không nản chí trước những khó khăn hoặc thái độ phản ứng trong những buổi học, buổi hoạt động nhóm là hào hứng, sôi nổi hay chán nản, thò’ ơ.
c) Các cấp độ cuả tính tích cực học tập Có thể phân biệt tính tích cực ở
ba cấp độ khác nhau như sau:
- Cấp độ 1 - bắt chước: Học sinh tích cực bắt chước hoạt động của giáo viên và của bạn bè. Trong hành động bắt chước cũng phải có sự cố gắng của thần kinh và cơ bắp. - Cấp độ 2 - tìm tòi: học sinh tìm cách độc lập giải quyết vấn đề, thử nhiều cách khác
nhau để giải quyết hợp lí vấn đề.
- Cấp độ 3 - sáng tạo: học sinh nghĩ ra cách giải quyết mới độc đáo hoặc cấu tạo những nhiệm vụ mới, bài tập mới hay những thí nghiệm mới để chứng minh bài học.
Những biếu hiện và các cấp bậc của tính tích cực trong học tập của học sinh nêu trên chính là nhũng căn cứ để đánh giá hiệu quả của quá trình học tập về “Dòng điện không đổi” đối với sự phát huy tính cực của học sinh trong thực nghiệm sư phạm.