Năng lực sáng tạo của HS trong hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản để sử dụng trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 (Trang 28 - 31)

a) Khái niệm năng lực sáng tạo

“Sáng tạo là một hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính đổi mới, có ý nghĩa xã hội, có giá trị” (Sáng tạo, bách khoa toàn thư Liên xô tập 42, trang 54).

Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công nhũng hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. Như vậy, sản phẩm của sự sáng tạo không thể suy ra từ cái đã biết bằng cách suy luận logic hay bắt chước làm theo mà nó là sản phẩm của tư duy trục giác.

Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết của chủ thể. Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, nếu chủ thể hoạt động càng thành thạo và có vốn hiểu biết sâu rộng thì càng nhạy bén trong dự đoán, đề ra được nhiều dự đoán, nhiều phương án lựa chọn, càng tạo điều kiện cho trục giác phát triển. Bởi vậy muốn rèn luyện năng lực sáng tạo thì nhất thiết không thể tách rời, độc lập học tập kiến thức về một lĩnh vực nào đó.

b) Đặc điếm của sự sáng tạo

Sự sáng tạo xuất hiện trong quá trình tư duy trực giác. Trong sáng tạo tri thức được thu nhận một cách nhảy vọt, một cách trực tiếp, các giai đoạn của nó không thể hiện một cách minh bạch và người suy nghĩ không thể chỉ ngay ra làm thế nào mà họ đi đến được quyết định đó, con đường đó vẫn chưa nhận thức được, phải sau này mới xác lập được lôgic của phỏng đoán trực giác đó. Tư duy trục giác thế hiện một quá trình ngắn gọn, chớp nhoáng mà không thể nhận biết được diễn biến.

Đặc trung tâm lí quan trọng của hoạt động sáng tạo là tính chất hai mặt chủ quan và khách quan: chủ quan theo quan điểm của người nhận thức mà trong đầu đang diễn ra quá trình sáng tạo và khách quan theo quan điểm của người nghiên cún quá trình sáng tạo đó xem như một quá trình diễn ra có quy luật, tác động qua lại giữa ba thành tố là tự nhiên, ý thức con người là sự phản ứng tự nhiên vào ý thức con người. Đối với người sáng tạo thì tính mới mẻ, tính bất ngờ, tính ngẫu nhiên của phỏng đoán đều là chủ quan. Đối với các nhà khoa học thì chỉ những phát minh mà loài người chưa từng biết đến mới được coi là sự sáng tạo. Còn đối với học sinh thì sáng tạo là

tạo ra cái mới với bản thân mình, chứ giáo viên và nhiều người khác có thể đã biết 1'ồi. Bởi vậy hoạt động sáng tạo của học sinh mang ý nghĩa là một hoạt động tập dượt sáng tạo hay sáng tạo lại. Điều quan trọng cần đạt được không phải là sản phẩm sáng tạo mà là khả năng sáng tạo của họ, khả năng sẽ luôn được học sinh sử dụng trong hoạt động thực tiễn sau này kể cả khi kiến thức mà họ thu nhận được đã bị quên.

c) Các biếu hiện của sự sáng tạo trong dạy học vật lí.

Những hành động của học sinh trong học tập có mang tính sáng tạo cụ thể như sau:

- Khả năng tự lực chuyển các kiến thức cũ, vốn hiểu biết của mình sang một tình huống vật lí mới cần giải quyết.

- Phát hiện được những chức năng mới ở đối tượng quen biết (chức năng mới ở đây có thể chỉ mới đối với sự hiểu biết của HS).

- Đe xuất ý kiến riêng, cách lí giải riêng khác với ý kiến đã biết về một hiện tượng, một nguyên tắc hay một quá trình nào đó mà không lệ thuộc vào ý kiến của GV, của bạn bè và cũng không sợ sai.

- Từ những kinh nghiệm thực tế, từ các kiến thức đã có, HS nêu được giả thuyết. Trong chế tạo dụng cụ TN thì HS đưa ra được phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và cùng một TN có thể đưa ra được nhiều cách chế tạo khác nhau. Đề xuất được những sáng kiến kĩ thuật để TN chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn,...

- HS đưa ra dự đoán kết quả các TN, dự đoán được phương án nào chính xác nhất, phương án nào mắc sai số, vì sao.

- Đe xuất được những phương án dùng những dụng cụ TN đã chế tạo để làm TN để kiểm tra dự đoán và kiểm nghiệm lại lí thuyết đã học.

- Vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào thực tế một cách linh hoạt như giải thích một số hiện tượng vật lí, giải thích kết quả TN hoặc các ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật có liên quan.

- Trong quá trình nhận thức, HS tự kiểm tra đánh giá điều chỉnh một cách nhanh chóng những sai lầm đã gặp phải.

Những biếu hiện của sự sáng tạo của HS trong học tập như nêu trên cũng sẽ là những căn cứ để đánh giá hiệu quả học tập khi nghiên cún về "Dòng điện không đổi” -

Một phần của tài liệu Chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản để sử dụng trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w